HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VÀ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA NGOÀI CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bảng 4.2 So sánh kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trong hai mô hình
Các yếu tố PP ước lượng MLE
trong mô hình
PP ước lượng MLE ngoài mô hình
Hằng số 0,3077* 0,3299**
Học vấn (năm) -0,0657** -0,0019ns
Kinh ngiệm (năm) 0,0238* -0,0088***
Diện tích (1000m2) -0,0315** -0,0076**
Số lao động thuê (người/1000m2) -0,1284ns 0,0362*
Tập huấn -0,2637* -0,0253ns Phương pháp sạ hàng -0,0243ns 0,0733ns IPM -0,0351ns 0,1119*** 3G3T -0,0126ns 0,0273ns 1P5G 0,7459*** -0,0066ns Loại giống -0,3743* -0,0419ns Sigma-squared 0,0093*** 0,0078*** Gamma 0,3847* 0,9999*** Likelihood Function 42,6937 52,9539
LR Test of One-Sided Error 70,2375 23,9264
Mean Technical Efficiency 0,9477 hay 94,77% 0,8651 hay 86,51% PP: phương pháp
1P5G: chương trình 1 phải 5 giảm
IPM: chương trình quản lí dịch hại tổng hợp 3G3T: chương trình ba giảm ba tăng
Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ
Nhận xét:
Do hệ số gama (γ) của các hộ trong và ngoài mô hình đều lớn hơn 0, với 0,3847 của các hộ trong mô hình và 0,999 của các hộ ngoài mô hình (~1), cho thấy cả hai mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, hoạt động sản xuất của hộ không chỉ ảnh hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật, và phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) phù hợp hơn phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
Kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa trong mô hình là 94,77%, các hộ ngoài mô hình hiệu quả kĩ thuật đạt 86,51%, thấp hơn các hộ trong mô hình. Hầu hết các hộ trong mẫu điều tra đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70% trở lên. Điều này cho thấy, với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì năng suất của hộ còn có khả năng tăng thêm tối đa 5,23% với các hộ trong mô hình và 15,97% với các hộ ngoài mô hình để đạt năng suất tối ưu.
Trong mô hình cánh đồng mẫu lớn các biến trình độ học vấn, kinh nghiệm, diện tích, tập huấn, 1G5T, loại giống là các biến có ý nghĩa.
Ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn các biến kinh nghiệm, diện tích, số lao động thuê, IPM, là các biến có ý nghĩa.
Cụ thể:
* Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của chủ hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tỉ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật, nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì hiệu quả kỹ thuật càng cao. Điều này chứng tỏ khi lao động có trình độ học vấn cao thì sẽ dễ dàng tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng một cách có hiệu quả vào quá trình sản xuất. Khi đó hiệu quả kỹ thuật sẽ tăng lên và kéo theo đó là năng suất cũng sẽ tăng làm cho lợi nhuận của hộ được cải thiện. Nên các hộ trong mô hình cần xem xét việc tham gia nhiều hơn các lớp tập huấn kĩ thuật để nâng cao kĩ thuật canh tác bởi trình độ học vấn các hộ trong mô hình đạt ở mức trung bình (6,11 năm). Các hộ ngoài mô hình biến này không có ý nghĩa thống kê. Lí do là các hộ ngoài mô hình có trình độ học vấn thấp hơn, số năm đi học trung bình chỉ đạt 4,28 năm, điều này đã phần nào hạn chế việc tiếp thu tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất của những hộ này.
* Kinh nghiệm
Số năm kinh nghiệm của chủ hộ tỷ lệ nghịch với hiệu quả kỹ thuật trong mô hình cánh đồng mẫu lớn. Nghĩa là số năm kinh nghiệm càng nhiều thì hiệu quả kỹ thuật càng thấp. Đối với những nông dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất thì họ thường có tính bảo thủ, ít chịu thay đổi hay áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy của bản thân nên hiệu quả kỹ thuật của họ đạt không cao so với người ít năm kinh nghiệm, những người này sẽ dễ dàng có xu hướng áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
Trong khi đó biến này lại tỉ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật với các hộ ngoài mô hình. Thực tế các hộ ngoài mô hình có số năm kinh nghiệm canh tác lúa trung bình ít hơn (21,43 năm) so với các hộ trong mô hình (28,62 năm) nên đa số các hộ ngoài mô hình có xu hướng tiếp cận các yếu tố kĩ thuật để sản
xuất. Các hộ ngoài mô hình cần xem xét kết hợp việc tăng số buổi tham gia tập huấn cũng như học hỏi kinh nghiệm của các hộ trong mô hình để tối đa hóa năng suất.
*Diện tích
Biến diện tích tỉ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật các hộ trong mô hình. Các hộ này có lợi thế là diện tích canh tác lớn, cao nhất là 70 công lớn, nên họ rất hăng hái trong việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tối đa hóa năng suất. Việc kết hợp áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào cánh đồng mẫu lớn của các nông hộ này đã góp phần lớn trong việc cải thiện hiệu quả kĩ thuật
Tuy nhiên biến diện tích lại không có ý nghĩa thống kê với hiêu quả kĩ thuật với các nông hộ ngoài mô hình. Thực tế thì các nông hộ ngoài mô hình chưa khai thác hết tất cả diện tích đất để trồng lúa, vụ Hè Thu 2013 các hộ ngoài mô hình chỉ trồng lúa trên 2/3 diện tích đất họ có, lí do một phần vì họ ngại bị lỗ do chưa được đảm bảo đầu ra, bên cạnh đó sâu hại, dịch bệnh nhiều nên làm giảm việc mở rộng quy mô trồng lúa của các hộ ngoài mô hình dẫn đến biến diện tích không có tác động đến hiệu quả kĩ thuật các hộ này.
* Lao động thuê
Yếu tố lao động thuê không có ý nghĩa thống kê với các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn. Số lao động mà các hộ này thuê để tham gia sản xuất không có tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ. Điều này là do các hộ trong mô hình sử dụng lao động nhà quá nhiều, cao nhất 7 người/hộ, nên làm cho biến này không có ý nghĩa.
Tuy nhiên biến này lại có ý nghĩa và tác động nghịch chiều với hiệu quả kĩ thuật nghĩa với các hộ ngoài mô hình nghĩa là khi số lao động thuê tăng thì hiệu quả kĩ thuật sẽ giảm. Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi hầu hết các lao động có trình độ học vấn thấp nên rất khó cho họ có thể tiếp cận và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất mà chỉ làm theo kinh nghiệm mà họ có được.
* Tham gia tập huấn
Yếu tố tham gia tập huấn tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật với các hộ trong mô hình. Nghĩa là hộ nào có tham gia tập huấn thì hiệu quả kỹ thuật đạt cao hơn so với các hộ khác. Trên thực tế ở địa bàn việc tham gia tập huấn làm tăng hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện hiệu quả kĩ thuật, điều này cho thấy những tác động tích cực trong bước đầu vận động nông dân tham gia các buổi tập huấn kĩ thuật để nâng cao tay nghề cũng như cách sử dụng hợp lí các đầu vào để sản xuất như liều lượng giống, phân bón, thuốc BVTV. Tuy nhiên biến này không có ý nghĩa với các nông hộ ngoài mô hình nghĩa là việc tham gia tập huấn của các nông hộ này không có tác động đến hiệu quả kĩ thuật nên các nông hộ ngoài mô hình cần xem xét việc tham gia thường xuyên các lớp tập
huấn cũng như học hỏi kinh nghiệm để tăng trình độ cũng như tay nghề canh tác lúa bởi như đã nói ở trên theo kết quả khảo sát, các hộ ngoài mô hình có trình độ cũng như số năm kinh nghiệm trung bình thấp hơn nên họ có xu hướng dễ dàng áp dụng các kĩ thuật vào sản xuất.
* Phương pháp sạ hàng
Yếu tố phương pháp sạ hàng không có ý nghĩa thống kê với các hộ trong cả hai mô hình nghĩa là việc sạ hàng không có ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật. Thực tế các hộ này trên 50% sử dụng máy sạ hàng nhưng hiệu quả mang lại còn thấp do vụ Hè Thu vừa rồi ảnh hưởng của sâu bênh nhiều nên đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát huy hiệu quả kĩ thuật để tăng năng suất. Bên cạnh đó việc ứng dụng máy sạ hàng chưa được đồng bộ nên chưa thể hiện được hiệu quả do số lượng máy còn ít. Các nông hộ trong hai mô hình nên xem xét việc sử dụng sạ hàng thay cho sạ tay trong những năm tới để giảm chi phí các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, góp phần tăng hiệu quả kĩ thuật.
* Chương trình IPM và 3G3T
Yếu tố này không có ý nghĩa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, hai chương trình này được các cán bộ kĩ thuật khuyến cáo tham gia để giảm sâu bện, địch hại cũng như giảm 1 số các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc BVTV để giúp nông dân cải thiện năng suất, nhưng qua khảo sát thực tế mặc dù được tập huấn nhưng các nông hộ trong mô hình do thói quen cũng như tập quán canh tác lâu đời đã cản trở khá nhiều trong việc sử dụng các yếu tố phân, thuốc, đa số sử dụng không đúng liều lượng đẫn đến tác động tiêu cực đến hiệu quả kĩ thuật.
Trong khi đó biến này lại tỉ lệ thuận với hiệu quả kĩ thuật của các hộ ngoài mô hình, có sự khác biệt này là do các hộ ngoài mô hình có thâm niên kinh nghiệm ít hơn các hộ trong mô hình nên họ dễ dàng áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, góp phần phát huy những tiến bộ kĩ thuật vào canh tác lúa.
* Chương trình 1P5G
Yếu tố này có ý nghĩa với các hộ ngoài mô hình, việc áp dụng chương trình 1P5G vào sản xuất đã góp phần lớn cho các nông hộ này trong việc tăng hiệu quả kĩ thuât. Điểm quan trọng của chương trình này là sử dụng giống cải tiến trong sản xuất lúa và thực tế 100% các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn sử dụng giống cải tiến để canh tác, qua đó góp phần tăng hiệu quả kĩ thuật. Trong khi đó yếu tố này không có ý nghĩa với các hộ ngoài mô hình nghĩa là việc áp dụng chương trình 1P5G không có tác động tích cực đến việc cải thiện hiệu quả kĩ thuật vào sản xuất. Thực tế các hộ ngoài mô hình sử dụng giống đại trà, nên quá trình từ gieo sạ, chăm sóc cho đến thu hoạch không được đồng bộ nên làm giảm hiệu quả kĩ thuật.
* Loại giống
Yếu tố loại giống có ý nghĩa thống kê với các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn. Việc sử dụng giống cải tiến đã góp phàn lớn giúp các hộ trong mô hình tăng hiệu quả kĩ thuật. Qua kết quả khảo sát, các hộ trong mô hình 100% sử dụng giống cải tiến để canh tác, giúp cho việc đồng bộ trong các khâu từ sản xuất dến thu hoạch mang lại nhiều thuận lợi, góp phần tối đa hóa hiệu quả kĩ thuật. Với các hộ ngoài mô hình biến này không có ý nghĩa thống kê. Thực tế các hộ ngoài mô hình sử dụng giống cải tiến ít vì ngại giá giống cao mà đầu ra thì không ổn định, điều này cản trở khá lớn trong việc giúp họ sử dụng giống cải tiến theo khuyến khích của cán bộ khuyến nông.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ