Phân tích và so sánh hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong cánh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 52 - 56)

HỘ TRỒNG LÚA TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VÀ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA NGOÀI CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bảng 4.3 So sánh kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các nông hộ trong hai mô hình

PP: phương pháp BVTV: bảo vệ thực vật

Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Qua bảng kết quả bảng 4.3 trên ta thấy các biến phân đạm, phân lân, phân kali là các biến có ý nghĩa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong khi bên ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn các biến giống, phân đạm và chi phí thuốc BVTV và số ngày công lao động gia đình là có ý nghĩa. Đúng như kì vọng ban đầu các biến độc lập là phân lân, kali mang giá trị dương nghĩa là tăng sử dụng hai lượng phân này sẽ góp phần tăng năng suất và kết hợp giảm lượng phân đạm (mang giá trị âm) cũng sẽ góp phần tăng năng suất của các hộ trong mô hình; tương tự sự kì vọng các biến của các hộ ngoài mô hình cũng được thể hiện chính xác, các biến độc lập ban đầu là lượng giống và phân đạm mang giá trị âm nghĩa là giảm việc sử dụng lượng giống sạ và phân đạm sẽ giúp cải thiện năng suất, bên cạnh đó kết hợp tăng việc sử dụng chi phí thuốc BVTV và công LĐGĐ (mang giá trị dương) sẽ giúp nông hộ ngoài mô hình tăng năng suất.

Các yếu tố PP ước lượng MLE

trong mô hình

PP ước lượng MLE ngoài mô hình Hằng số 7,1809*** 6,5689*** Lượng giống (kg) -0,1435ns -0,1016** Phân đạm (kg) -0,1876* -0,0283*** Phân lân (kg) 0,1067*** -0,0007ns Phân kali (kg) 0,1281** 0,0117ns Chi phí thuốc BVTV (đồng) -0,0128ns 0,0539**

* Hàm sản xuất trong mô hình cánh đồng mẫu lớn có dạng:

Y = 7,1089 – 0,1876lnX2 + 0,1067lnX3 + 0,1281lnX4

Trong đó,

Y : Năng suất lúa (kg/1000m2) X2 : Phân đạm (kg/1000m2)

X3 : Phân lân (kg/1000m2) X4 : Phân kali (kg/1000m2)

Nhận xét và giải thích tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lúa của các nông hộ trong mô hình

* Lượng giống

Yếu tố này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là do mặc dù được tập huấn sử dụng đúng theo khuyến cáo tuy nhiên việc sử dụng lượng giống gieo sạ vẫn còn cao, trung bình là 17kg/1000m2 nên chưa có sự thay đổi rõ rệt trong việc tăng năng suất, nguyên nhân là do các hộ trong mô hình chưa quen với việc canh tác lúa trong mô hình mới cũng như áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, các hộ này còn sử dụng giống để gieo sạ theo kinh nghiệm là chính nên làm cho năng suất biên của các hộ này gần như bằng 0. Các hộ trong mô hình nên xem xét lại có nên giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất hay không để sản lượng đạt tối đa. Nhưng khi giảm lượng giống thì phải chú ý tránh giảm lượng giống quá mức gây ảnh hưởng xấu đến năng suất.

* Lượng phân đạm nguyên chất

Với yếu tố đầu vào thứ hai là số lượng phân đạm sử dụng bón trên 1000m2 . Biến này có ý nghĩa thống kê và mang giá trị âm. Với mức ý nghĩa 10%, khi sử dụng tăng thêm 1% lượng phân đạm bón trên 1000m2 với giả định các yếu tố đầu vào khác không đổi thì năng suất sẽ giảm 0,1876%. Điều này là do các hộ trong mô hình sử dụng lượng phân đạm nhiều hơn (9,14kg/1000m2) so với khuyến cáo (9kg/1000m2) nên năng suất bị giảm. Qua khảo sát thực tế, đa phần các nông hộ tham gia mô hình đều được tập huấn kĩ thuật gieo sạ, bón phân, phun xịt hợp lí nhưng việc tuân thủ theo khuyến cáo của họ là chưa cao do thói quen canh tác lâu đời đã gây nhiều khó khăn trong việc thay đổi tập quán sản xuất của người dân nên chưa đạt hiệu quả trong việc tăng năng suất.

* Lượng phân lân nguyên chất

Yếu tố thứ ba là lượng phân lân bón trên 1000m2. Cũng với mức ý nghĩa 1%, với giả định các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì khi tăng 1% lượng phân lân năng suất sẽ tăng tối đa 0,1067%. Nghĩa là khi bón tăng thêm lượng phân lân thì năng suất sẽ tăng lên. Nhưng cũng phải chú ý tính quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố này, nên khi muốn tăng lượng phân lân

cũng phải tăng một lượng phù hợp để đạt năng suất tối đa, tránh sâu hại và dịch bệnh tấn công. Đa số các hộ này sử dụng lượng phân lân phù hợp (4,38kg/1000m2) so với khuyến cáo (5kg/1000m2) nên góp phần lớn trong việc tăng năng suất.

* Lượng phân kali nguyên chất

Yếu tố thứ tư là lượng phân kali bón trên 1000m2. Với mức ý nghĩa 10%, khi tăng 1% lượng phân kali thì năng suất sẽ tăng tối đa 0,1281%. Nghĩa là khi bón tăng thêm lượng phân lân thì năng suất sẽ tăng lên. Giống như lượng phân lân, các hộ trong mô hình sử dụng lượng phân kali phù hợp (3,8kg/1000m2) đúng theo mức khuyến cáo (4kg/1000m2) nên đã tác động tích cực đến việc tăng năng suất.

* Chi phí thuốc BVTV

Yếu tố đầu vào tiếp theo là chi phí thuốc BVTV. Yếu tố này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghĩa là việc tăng hay giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật đều không ảnh hưởng tới năng suất. Các cán bộ khuyến nông hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo khuyến cáo chủ yếu chỉ dựa trên kinh nghiệm khảo sát qua từng vụ tuy nhiên vụ Hè Thu thường thời tiết phức tạp cũng như dịch bệnh và sâu hại ngày càng đa dạng nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn khiến lượng thuốc BVTV đưa ra để áp dụng chưa đạt hiệu quả trong việc tăng năng suất nên đã làm cho biến này hầu như không có ý nghĩa thống kê.

* Số ngày công lao động

Yếu tố số ngày công lao động cũng không có ý nghĩa thống kê. Việc tăng hay giảm số lao động gia đình tham gia sản xuất đều không ảnh hưởng tới năng suất của nông hộ. Qua khảo sát thực tế, các hộ trong mô hình đa số sử dụng lao động thuê nên việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong canh tác lúa hầu như rất ít, đa số làm theo kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các hộ này sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất ở hầu hết các khâu như: làm đất, cày xới, cắt lúa nên làm cho biến này không có ý nghĩa thống kê.

* Tương tự hàm sản xuất ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn có dạng:

Y = 6,5689 - 0,1016lnX1 - 0,0283lnX2 + 0,0539lnX5 + 0,0105lnX6

Nhận xét tác động của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất lúa của các nông hộ ngoài mô hình:

* Lượng giống

Yếu tố thứ nhất là lượng giống gieo sạ trên 1000m2 đất canh tác, hệ số này mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Với mức ý nghĩa 5%, với giả định các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng giống lên 1% thì năng suất sẽ giảm 0,1016%. Nguyên nhân là do các hộ ngoài mô hình cũng sử dụng

lượng giống gieo sạ khá cao và đa phần theo kinh nghiệm là chính, nên đã gây cản trở khá nhiều cho họ trong việc tăng năng suất.

* Lượng phân đạm, lân, kali nguyên chất

Yếu tố tiếp theo là lượng phân đạm, lân và kali bón trên 1000m2. Yếu tố phân đạm có ý nghĩa nhưng lại tác động nghịch chiều với năng suất. Việc sử dụng phân đạm của các hộ này là rất cao (11,57kg/1000m2) so với khuyến cáo (9kg/1000m2) nên đã làm giảm hiệu quả trong việc cải thiện năng suất. Nguyên nhân chính là do thói quen canh tác đã cản trở khá nhiều trong việc vận dụng theo các khuyến cáo đã được tập huấn. Yếu tố phân lân và kali đều không có ý nghĩa với các hộ ngoài mô hình là do việc sử dụng liều lượng cao hơn lượng cho phép cũng như cách bón chưa đúng kĩ thuật theo khuyến cáo nên làm cho việc tăng năng suất của các hộ này là không đáng kể.

* Chi phí thuốc BVTV

Yếu tố đầu vào tiếp theo là chi phí thuốc BVTV. Yếu tố này có ý nghĩa thống kê với các hộ ngoài mô hình và mang dấu dương. Với mức ý nghĩa 5%, với giả định các yếu tố khác không đổi, khi tăng sử dụng thuốc BVTV lên 5% thì năng suất lúa sẽ tăng một lượng là 0,0539%. Qua khảo sát các hộ ngoài mô hình mặc dù cũng sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm là chính nhưng do các hộ trong mô hình thực hiện xuống giống, chăm sóc lúa đồng bộ, diễn ra trước các hộ ngoài mô hình nên quá trình kiểm soát dịch bệnh đã phần nào được hạn chế nên việc sử dụng thuốc BVTV của các hộ ngoài mô hình đã phần nào mang lại hiệu quả nhất định trong việc tăng năng suất.

* Số ngày công lao động gia đình

Yếu tố tiếp theo là số ngày công lao động gia đình. Biến này có ý nghĩa và dương với các hộ ngoài mô hình. Với mức ý nghĩa 1%, giả định các yếu tố khác không đổi, khi tăng sử dụng lao động gia đình thì sẽ góp phần tăng năng suất 1 lượng là 0,1053%. Số lao động gia đình tham gia sản xuất của các hộ ngoài mô hình là khá cao (6 người/hộ) so với các hộ trong mô hình (4,65 người/hộ) nên các hộ này đã phát huy tốt nguồn lao động sẵn có để tăng năng suất, nên làm cho biến này có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 52 - 56)