Tình hình sản xuất lúa nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 37)

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.3.1. Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra

3.3.1.1. Diện tích đất canh tác

Bảng 3.5 Diện tích đất trồng lúa của nông hộ

Đơn vị tính: 1000m2 Diện tích đất Số lượng hộ Tỉ trọng (%) Dưới 5 1 1,3 Từ 5 đến 9 3 3,8 Từ 10 đến 14 17 21,3 Từ 15 đến 19 22 27,5 Từ 20 trở lên 37 46,3 Tổng 80 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 2013 là 25.159,63 ha/ 25.249 ha, đạt 99,65% so với kế hoạch (diện tích còn lại nông dân gieo trồng màu và nuôi tôm trên ruộng lúa). Qua kết quả điều tra ở bảng 3.5, ta thấy tổng diện tích trồng lúa cao nhất - trên 20 chiếm 46,3% tổng số mẫu, cao nhất là 54. Diện tích trồng lúa thấp nhất dưới 5 chỉ chiếm 1,3% tổng số mẫu. Các hộ có diện tích từ 10 tới dưới 20, chiếm 48,8% tổng số mẫu. Ta thấy rằng quy mô trồng lúa của các hộ không đồng đều, cũng như quy trình sản xuất lúa chưa đồng bộ trong các khâu từ sản xuất cho đến thu hoạch. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho nông dân trong việc hình thành vùng chuyên canh cũng như thiệt thòi trong việc sản xuất từ giá cả đầu vào cho đến giá sản phẩm đầu ra.

3.3.1.2. Các nguồn lực sản xuất của các nông hộ

Bảng 3.6 Tổng hợp thông tin về nông hộ sản xuất

Khoản mục ĐVT

Trong mô hình Ngoài mô hình

Giá trị kiểm định Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

Số nhân khẩu Người/hộ 3 9 5,79 4 9 6,08 0,06

Số LĐGĐ Người/hộ 1 7 4,65 4 8 6,00 0,08

Tuổi chủ hộ Tuổi 25 50 34,15 27 43 33,62 0,38

Kinh nghiệm Năm 10 35 28,62 12 28 21,43 0,38

Trình độ học vấn Lớp 3 10 6,11 4 10 4,28 0,66

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

* Số nhân khẩu

Qua bảng kết quả 3.6 ta thấy số nhân khẩu trung bình của các hộ trồng lúa trong mô hình là 5,79 người/hộ, thấp hơn các hộ ngoài mô hình, với 6,08 người/hộ. Cả hai mô hình đều có số nhân khẩu khá cao, điều này mang lại lợi thế rất lớn trong việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có trong gia đình để có thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động phục vụ sản xuất lúa làm giảm chi phí thuê mướn lao động. Giá trị kiểm định bằng 0,06 lớn hơn mức ý nghĩa α = 5% chứng tỏ không có sự khác biệt về số nhân khẩu của các nông hộ trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn.

* Số lao động gia đình tham gia sản xuất

Đối với hoạt động sản xuất bất kì thì số lao động tham gia sản xuất là rất cần thiết. Ở bảng 3.6 thì số lao động gia đình trung bình của các hộ trong mô hình là 4,65 người/hộ, trong khi các hộ ngoài mô hình có số lao động gia đình nhỉnh hơn, với trung bình 6 người/hộ. Qua khảo sát đa số các hộ ngoài mô hình tận dụng tối đa nguồn lao động trong gia đình, kể cả nữ để tham gia sản xuất, chứng tỏ các hộ ngoài mô hình có lợi thế lớn trong việc tiết kiệm chi phí thuê mướn lao động. Với giá trị kiểm định là 0,08 lớn hơn α = 5%, thể hiện không có sự khác biệt về số lao động tham gia sản xuất của các nông hộ trong hai mô hình. Cụ thể, số lao động tham gia sản xuất của 80 hộ trong hai mô hình được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 3.7 Số lao động tham gia sản xuất

Đơn vị tính: người Số lao động Số hộ Tỉ trọng (%) 1 26 32,5 2 26 32,5 3 7 8,8 4 5 6,3 5 8 10,0 6 3 3,8 7 5 6,3 Tổng 80 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Quy trình từ làm đất, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch là công việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi nông hộ phải nắm được kĩ thuật ở từng giai đoạn và đặc điểm sinh trưởng của cây. Thời điểm làm đất, dọn cỏ mất khá nhiều lao động. Trong 80 hộ khảo sát, với lực lượng lao động sẵn có trong gia đình, số lao động thấp nhất là 1, cao nhất là 7 người trong một gia đình, trung bình mỗi hộ có khoảng hai người trực tiếp tham gia trồng và chăm sóc lúa. Cụ thể ở bảng 3.7, đa phần các hộ có 1 đến 2 lao động chiếm tỉ trọng 26% kế đến là từ 3 – 5

lao động chiếm tỉ trọng từ 6 – 10% trong tổng số 80 hộ điều tra. So với diện tích lúa bình quân của các nông hộ, ta thấy số lao động trung bình vào khoảng 2 người/hộ có thể đảm đương công viêc từ làm đất cho đến thu hoạch, góp phần làm giảm khá nhiều chi phí sản xuất.

* Tuổi chủ hộ

Kết quả bảng 3.6 cho thấy độ tuổi trung bình của các nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn là 34,15 tuổi, độ tuổi còn khá trẻ, cao nhất là 50 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi, tương đương với độ tuổi trung bình của các hộ ngoài mô hình là 33,62 tuổi. Qua khảo sát thực tế các hộ ngoài mô hình có độ tuổi cao nhất chỉ đến 43 tuổi, chứng tỏ các hộ trong mô hình có quá trình canh tác lúa lâu năm hơn, nên có thể đạt hiệu tốt hơn các hộ ngoài mô hình.

Tuổi càng cao chứng tỏ nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, có truyền thống sản xuất lúa lâu đời, có thể góp phần tăng năng suất lúa. Bên cạnh đó, các hộ này có thể thích nghi tốt với các loại dịch bệnh, việc sử dụng liều lượng phân bón, thuốc trừ sâu để phòng bệnh sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với các nông hộ có độ tuổi trung bình thấp.

* Kinh nghiệm trồng lúa

Kinh nghiệm trồng lúa được xem như là số năm nông hộ bắt đầu canh tác lúa cho đến nay. Qua phỏng vấn ta thấy đa số các hộ đều làm theo kinh nghiệm mà ông bà đi trước để lại nên việc tiếp thu những cái mới, hay áp dụng những biện pháp kĩ thuật trong sản xuất lúa là tương đối khó khăn, họ ít chịu học hỏi, hay chủ quan và ít chịu tham gia tập huấn.

Số năm kinh nghiệm trung bình các nông hộ trong mô hình là 19 năm, với số năm kinh nghiệm cao nhất là 35 năm, các hộ ngoài mô hình có số năm kinh nghiệm trung bình là 28 năm, thấp hơn các hộ trong mô hình. Mặc dù quá trình canh tác lúa ít hơn nhưng các hộ ngoài mô hình có thể dễ dàng tiếp thu những kinh nghiệm sản xuất của các hộ trong mô hình cũng như các buổi tập huấn từ các cán bộ khuyến nông khi có những đề xuất cũng như phương hướng mới trong sản xuất để cải thiện năng suất. Với giá trị kiểm định bằng 0,38 > α = 0,05, chứng tỏ không có sự khác biệt giữa các hộ trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn ở số năm kinh nghiệm trồng lúa.

* Trình độ học vấn

Kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn của nông hộ còn thấp. Số năm đi học trung bình các hộ trong mô hình chỉ đến lớp 6 (6,11 năm). Với 6,08 năm, các hộ ngoài mô hình cũng có trình độ học vấn tương đương. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho nông hộ trong hai mô hình về việc tiếp thu và

áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất lúa. Số năm đi học cao nhất của các hộ trong và ngoài mô hình là đến lớp 10, thấp nhất lần lượt là đến lớp 3 và lớp 5 của các hộ trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn. Với giá trị kiểm định bằng 0,66 > 5% (α = 5%) chứng tỏ không có sự khác biệt ở trình độ học vấn của các nông hộ trong hai mô hình. Cụ thể, trình độ học vấn của 80 hộ trong hai mô hình được thể hiện ở biểu đồ sau:

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Hình 3.3 Trình độ văn hóa của chủ hộ

Trình độ học vấn ở cấp 2 của các nông hộ chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 62% với 50 hộ, thấp nhất là trình độ học vấn các hộ ở cấp 3, chỉ chiếm 4% với 3 hộ, các hộ học cấp 1 chiếm 34% với 27 hộ. Đặc biệt trong 80 hộ điều tra thì không có hộ nào dưới cấp 1, chứng tỏ ở địa bàn điều tra không có người nào bị mù chữ. Với trình độ học vấn như trên cho thấy đa số nông dân cần nâng cao nhận thức và tiếp thu thêm các tiến bộ khoa học kĩ thuật thông qua sách báo, phương tiện truyền thông cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tham gia các lớp tập huấn của các cán bộ khuyến nông ở địa phương để tăng hiệu quả canh tác lúa.

Qua kết quả bảng 3.6, cho thấy hầu hết các điều kiện cũng như nguồn lực sản xuất của các nông hộ trong hai mô hình là có sự tương đồng với nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các chỉ tiêu giữa các nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn và các nông hộ ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn có ý nghĩa. Cấp 1 34% Cấp 2 62% Cấp 3 4%

3.3.2. Tình hình sản xuất của nông hộ

3.3.2.1. Lượng giống và phân bón nông hộ sử dụng để sản xuất

* Lượng giống

Bảng 3.8 Lượng giống gieo sạ của nông hộ

Đơn vị tính: kg/1000m2

Lượng giống Trong mô hình Ngoài mô hình

Cao nhất 23 29

Trung bình 17 21

Thấp nhất 14 15

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Lượng giống gieo sạ thể hiện mật độ gieo trồng của lúa, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Lượng giống nhiều hay ít còn phụ thuộc vào phương pháp mà các hộ sạ, nếu sạ theo cách truyền thống thì lượng lúa giống sẽ được sử dụng nhiều hơn so với việc áp dụng phương pháp sạ hàng.

Kết quả bảng 3.8 cho thấy tùy vào điều kiện thời tiết từng vụ cũng như loại đất ở từng địa bàn mà nông hộ ở hai mô hình tăng giảm lượng giống cho thích hợp. Các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn sử dụng lượng giống sạ cao nhất là 23kg/1000m2 và thấp nhất là 14kg/1000m2. Còn hộ ngoài mô hình thì lượng giống sạ dày hơn nhiều, lượng sạ cao nhất là 29kg/1000m2, thấp nhất là 15kg/1000m2, lượng giống sạ trung bình của nông hộ trong hai mô hình đều cao hơn so với mức khuyến cáo là 10 – 15kg/1000m2 (trung tâm khuyến nông thành phố Cần Thơ) lần lượt là 17kg/1000m2 với các hộ trong mô hình và 21 kg/1000m2 với các hộ ngoài mô hình. Với lượng giống sạ dày của nông hộ trong hai mô hình dễ làm cho cây lúa bị hại, dịch bệnh tấn công, làm giảm năng suất.

Nguyên nhân làm cho các hộ ngoài mô hình chưa thể yên tâm thực hiện theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông là sạ thưa vì lí do khi xảy ra dịch ốc bươu vàng thì với mật độ sạ dày các hộ ngoài sẽ chịu thiệt hại lớn hơn so với các hộ trong mô hình.

* Lượng phân bón nguyên chất

Bảng 3.9 Lượng phân bón nguyên chất của nông hộ

Đơn vị tính: kg/1000m2

Khoản mục Lượng sử dụng Tỉ trọng chênh lệch

Trong mô hình Ngoài mô hình

Lượng phân N 9,14 11,57 26,59%

Lượng phân P 4,38 6,08 38,81%

Lượng phân K 3,80 5,68 49,47%

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong canh tác vì nó cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thông thường, các hộ sử dụng cho sản xuất có 3 loại phân chính đó là phân đạm (N), phân lân (P) và phân kali (K). Nhưng các loại phân này được sản xuất đã được pha trộn thêm với các chất phụ gia khác và các tạp chất khác, hoặc chúng được kết hợp với nhau để tạo ra các loại phân hỗn hợp. Nên khi xác định lượng phân bón mà hộ sử dụng thì phải dựa vào tỷ lệ phần trăm mà chúng có mặt trong thành phần mà tính. Các loại phân thông thường mà các hộ sử dụng để bón cho lúa là: phân URE chứa khoảng 45-46% N, còn lại là tạp chất; phân DAP chứa 18% N, 46% P còn lại là tạp chất; phân Kali chứa 40% K còn lại là tạp chất; phân hỗn hợp NPK nhưng chúng có nhiều tỷ lệ khác nhau, các hộ đã sử dụng chủ yếu là các loại như: 20-20-15, 25-25-5, 16-16-8, với tỷ lệ N, P, K tương ứng với tỷ lệ trên. Ví dụ như phân 20-20-15 thì trong đó N chiếm 20%, P chiếm 20%, K chiếm 15% và còn lại là tạp chất.

Qua phân tích thì lượng phân đạm trung bình các hộ trong mô hình sử dụng là 9,14kg/1000m2 thấp hơn các hộ ngoài ngoài mô hình 11,57kg/1000m2, tỉ trọng chênh lệch này là 26,59%. Lượng phân kali chiếm tỉ lệ thấp nhất trong 3 loại phân, lượng kali trung bình trong mô hình là 3,80kg/1000m2, so với ngoài mô hình là 5,68kg/1000m2, tỉ trọng chênh lệch này là 49,47%.

Sở dĩ có sự chênh lệch giữa lượng phân của các hộ trong và ngoài mô hình là do các hộ trong mô hình sạ giống thưa theo khuyến cáo nên lượng phân bón sẽ ít hơn các hộ ngoài mô hình với mật độ sạ giống tương đối dày.

Lượng phân bón trung bình được khuyến cáo sử dụng trong vụ Đông Xuân và Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Lượng phân nguyên chất theo khuyến cáo

Đơn vị tính: kg/1000m2

Thời vụ N nguyên chất P nguyên chất K nguyên chất

Đông Xuân 10,5 3,5 4,5

Hè Thu 9 5 4

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông thành phố Cần Thơ

Lượng phân N, P, K nguyên chất của nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở bảng 3.9 đều gần bằng liều lượng cho phép ở bảng 3.10 trong vụ Hè Thu, chứng tỏ các hộ này sử dụng liều lượng hợp lí và tốt hơn nhiều so với các hộ ngoài mô hình. Mặc dù liều lượng phân đã được khuyến cáo sử dụng giảm nhưng các nông hộ ngoài mô hình sử dụng vẫn còn cao, trong đó lượng phân đạm các hộ ngoài mô hình sử dụng rất cao 11,57 kg/1000m2 so với khuyến cáo

9kg/1000m2, gấp 1,26 lần so với các hộ trong mô hình 9,14kg/1000m2 đã gây không ít khó khăn trong việc cải thiện năng suất của các hộ này.

3.3.2.2. Kĩ thuật canh tác của các nông hộ

* Tập huấn

Qua số liệu điều tra thì cán bộ huyện, xã có tổ chức các buổi tập huấn về kĩ thuật canh tác cho nông dân tham gia trong mô hình đầy đủ.

Trong 80 hộ điều tra thì có 64 hộ tham gia các buổi tập huấn kĩ thuật đầy đủ chiếm tỉ trọng 80%, còn lại 20% là 12 hộ không tham gia các buổi tập huấn kĩ thuật.

Nội dung tập huấn chủ yếu là kĩ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, khuyến khích sử dụng mật độ gieo sạ theo khuyến cáo…Tuy nhiên hầu như nông dân vẫn còn trồng lúa theo kinh nghiệm bản thân chứ không áp dụng triệt để những nội dung họ được tập huấn.

Một số hộ không tham gia lớp tập huấn kĩ thuật là do một phần họ không có thời gian tham gia, điều kiện đi lại khó khăn do nhà xa, con nhỏ,…Theo phản hồi từ các nông hộ thì các cán bộ cấp huyện, xã và chính quyền địa phương rất tích cực trong việc phát động cũng như phổ biến các lớp tập huấn cho bà con nông dân, nội dung tập huấn chủ yếu là: IPM, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm…, chi tiết được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.11 Tham gia tập huấn của nông hộ

Khoản mục Số hộ (hộ) Tỉ trọng (%)

Có tham gia tập huấn 64 80

Không tham gia tập huấn 12 20

Tổng 80 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)