Kết quả sản xuất của các nông hộ trong hai mô hình

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 45)

3.3.3.1. Phân tích và so sánh chi phí sản xuất của nông hộ

Bảng 3.15 Chi phí sản xuất lúa trung bình của nông hộ

Đơn vị tính: nghìn đồng/1000m2

Khoản mục Trong mô hình Ngoài mô hình

Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Chi phí phân 408,15 25,90 455,42 20,88 Chi phí thuốc 520,32 28,07 689,10 31,60 Chi phí LĐ 493,15 26,60 528,49 24,23 Chi phí giống 182,59 9,85 222,79 10,22 Chi phí máy móc 250,00 13,48 285,00 13,07 Tổng 1.854,21 100 2.180,80 100

Thông thường chi phí sản xuất lúa trung bình một vụ trên 1000m2 đất canh tác bao gồm chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động, chi phí giống, chi phí máy móc, thiết bị. Từng loại chi phí chiếm một tỉ trọng khác nhau đối với các hộ sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng mẫu lớn, tùy mỗi mô hình mà các nông hộ có phương thức sản xuất cũng như sử dụng các đầu vào khác nhau sao cho đạt hiệu quả tối đa. Qua bảng kết quả 3.14 ta thấy, chiếm tỉ trọng cao nhất của khoản mục chi phí sản xuất trong tổng chi phí của các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu là chi phí thuốc BVTV với 520,32 nghìn đồng (28,06%), ngoài cánh đồng mẫu lớn là 689,10 nghìn đồng (31,6%). Kế đến là chi phí lao động của các hộ trong mô hình là 493,15 nghìn đồng (26,6%) so với 528,49 nghìn đồng (24,23%) của các hộ ngoài mô hình. Chi phí phân bón trong mô hình chiếm 408,15 nghìn đồng (25,90%) so với 455,42 nghìn đồng (20,88%) của các hộ ngoài mô hình. Tổng chi phí sản xuất thì các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn có chi phí thấp hơn các hộ ngoài mô hình là 17,58%. Cụ thể tổng chi phí sản xuất của hai mô hình được thể hiện qua hình sau:

Đơn vị tính: nghìn đồng/1000m2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Hình 3.4 Tổng chi phí sản xuất hai mô hình

1650 1700 1750 1800 1850 1900 1950 2000 2050 2100 2150 2200

* Chi phí giống:

Bảng 3.16 Chi phí giống trung bình của nông hộ

Đơn vị tính: nghìn đồng/1000m2

STT Chi phí giống Trong mô hình Ngoài mô hình

1 Cao nhất 330,00 412,50

2 Trung bình 182,59 222,79

3 Thấp nhất 105,00 120,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Chi phí giống nông hộ phụ thuộc vào lượng giống gieo sạ và giá lúa giống. Còn về phần giá lúa giống do được khuyến khích sử dụng giống lúa cải tiến nên đa phần giá lúa giống của các hộ trong mô hình cao hơn so với các hộ ngoài mô hình. Do đó tuy giảm về lượng giống gieo sạ nhưng giá lúa giống lại cao hơn nên đôi khi chi phí giống của các hộ trong mô hình lại cao hơn, nhưng tính trung bình thì chi phí giống của các hộ trong mô hình vẫn luôn thấp hơn. Cụ thể đối với nông dân trong mô hình thì chi phí giống trung bình là 182,59 ngàn đồng/1000m2, thấp hơn so với nông hộ không tham gia mô hình là 222,79 nghìn đồng/ 1000m2.

* Chi phí phân bón

Chi phí phân bón trung bình mà hộ sử dụng trong mô hình là 408,15 ngàn đồng/1000m2 đất canh tác thấp hơn ngoài mô hình (455,42 ngàn đồng) là 1,09%. Ở đây có sự chênh lệch chi phí hai mô hình là do tùy thuộc vào liều lượng bón, mật độ trồng ở mỗi hộ khác nhau. Ngoài cánh đồng mẫu lớn do mật độ gieo sạ thường dày hơn nhiều so với trong mô hình nên chi phí phân bón khá cao, cao nhất là 517,91 ngàn đồng/1000m2 và thấp nhất là 375,34 ngàn đồng/1000m2. Chi phí bón phân ngoài mô hình chiếm 20,42% trên tổng chi phí sản xuất của nông hộ, cho thấy nông dân thường bỏ khá nhiều chi phí vào khoản mục phân bón.

* Chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Trên địa bàn diện tích gieo sạ còn nhỏ lẻ chưa tập trung, mật độ gieo sạ không phù hợp và do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường nên khó trong việc quản lý trong khâu dịch bệnh và sâu hại, điều này đã làm tăng lượng chi phí dành cho thuốc BVTV. Chi phí thuốc bỏ ra chiếm khoảng 30% trong cả hai mô hình chứng tỏ sâu bệnh ngày một nhiều và phát triển mạnh.

* Chi phí lao động

Lao động thuê được tính theo ngày công lao động, một ngày công lao động được hiểu là ngày làm việc 8 tiếng. Hầu hết trong quy trình sản xuất lúa

từ làm đất, gieo sạ, phun thuốc, phơi sấy, vận chuyển…đều có thuê mướn lao động.

Tùy theo mỗi khâu khác nhau mà có cách trả tiền khác nhau. Thuê lao động làm đất sẽ trả tiền theo công. Bón phân sẽ trả tiền theo số bao phân, phun thuốc trả tiền theo số bình phun, nhưng đa phần khâu này thường sử dụng lao động nhà

Riêng đối với khâu cắt suốt và vận chuyển đến nơi tiêu thụ thì đa số là thuê sử dụng máy gặt đập liên hợp. Chi phí cắt lúa được tính theo công bao gồm luôn phần vận chuyển về nhà cho nông hộ.

Qua số liệu điều tra được, chi phí lao động trung bình của nông hộ là 493,15 ngàn đồng/1000m2 trong mô hình và 528,49 ngàn đồng/1000m2. Chi phí hai mô hình chiếm khoảng 25% tổng chi phí.

* Chi phí máy móc, nhiên liệu

Chi phí máy móc, nhiên liệu chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí của các nông hộ. Khoản chi phí này phát sinh trong quá trình sản xuất do một số hộ sử dụng máy móc trong các khâu như làm đất, cày, xới, bơm nước, thu hoạch. Qua điều tra thì trung bình khoản chi phí này khoảng 250.000 đồng/1000m2 trong mô hình và 285.000 đồng/1000m2 ngoài mô hình. Qua khảo sát thực tế, lúa Hè Thu 2013 xuống giống sớm hơn lịch thời vụ khoảng 1 tháng so với cùng kì, nhiều diện tích xuống giống sớm bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng nên bà con tốn nhiều chi phí bơm tưới, chi phí này được sử dụng nhiều hơn so với năm trước.

3.3.3.2. Nhận xét một số chỉ tiêu về hiệu quả tài chính nông hộ

Bảng 3.17 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Chỉ tiêu ĐVT Trong mô hình Ngoài mô hình

Năng suất Kg/1000m2 659,38 642,38 Giá bán Nghìn đồng/kg 4,76 4,13 Doanh thu Nghìn đồng/1000m2 3.134,65 2.623,02 Tổng chi phí Nghìn đồng/1000m2 1.506,21 1.717,54 Lợi nhuận Nghìn đồng/1000m2 1.628,44 905,48 Lợi nhuận/chi phí Lần 1,08 0,53 Doanh thu/chi phí Lần 2,08 1,53 Lợinhuận/doanh thu Lần 0,52 0,35

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

* Năng suất

Nhìn vào bảng ta thấy, năng suất vụ Hè Thu thu hoạch được của các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu đạt 659,38 kg/1000 m2 cao hơn năng suất ngoài

cánh đồng mẫu khoảng 2,6% (642,38 kg/1000m2). Năng suất có sự chênh lệch là do việc sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả và kĩ thuật canh tác của các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tiến bộ hơn, các nông hộ được tập huấn thường xuyên về kĩ thuật canh tác như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) góp phần giúp phòng trừ sâu bệnh rõ rệt mà vẫn đảm bảo năng suất. Việc năng suất có sự chênh lệch thấp là do Hè Thu vừa qua sâu bệnh nhiều như bệnh chày bìa lá, bệnh thối đầu hạt lúa do vi khuẩn khiến cho việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Mức năng suất cao nhất trong cánh đồng mẫu lớn đạt 690kg/1000m2, còn mức thấp nhất chỉ đạt 620kg/1000m2. Các nông hộ ngoài cánh đồng mẫu lớn có mức năng suất biến động từ 575 – 650 kg/1000m2. Vụ Hè Thu 2013 do ảnh hưởng cơn mưa áp thấp nhiệt đới đã làm khoảng 40% diện tích lúa Hè Thu (khoảng 4.399,22ha) ở giai đoạn từ chắc xanh đến sắp thu hoạch bị đổ ngã, gây ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất.

* Giá bán

Qua số liệu điều tra được ta thấy giá lúa bình quân trong mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng cao hơn so với ngoài mô hình. Giá lúa bình quân trong mô hình là 4,76 nghìn đồng/kg, ngoài mô hình là 4,13 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân có sự chênh lệch là do các hộ trong mô hình đa số được khuyến cáo và hỗ trợ kĩ thuật trồng lúa và sử dụng giống lúa xác nhận, còn các hộ ngoài mô hình đa số sử dụng giống lúa thường. Ngoài ra do một phần các hộ ngoài mô hình thường bán lúa tươi tại ruộng sau khi thu hoạch xong nhưng họ không có điều kiện bảo quản, gây thất thoát về số lượng cũng như chất lượng, điều này sẽ dễ bị thương lái ép giá.

* Doanh thu

Doanh thu được tính bằng việc lấy sản lượng nhân với giá của 1kg lúa. Doanh thu phụ thuộc vào sự biến động của hai yếu tố này.

Căn cứ vào bảng, năng suất trung bình trong mô hình của nông hộ là 636,32kg/1000m2 và giá lúa trung bình là 4,76 ngàn đồng nên doanh thu cũng tương đối cao 3.314,65 ngàn đồng. Sự chênh lệch này là do sự khác biệt về năng suất cũng như chất lượng hạt lúa.

* Lợi nhuận

Qua bảng ta thấy, lợi nhuận trung bình cua nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn khá cao đạt 1.628,44 nghìn đồng/1000m2, trong khi đó lợi nhuận của nông hộ ngoài cánh đồng mẫu lớn chỉ đạt 905,48 nghìn đồng/1000m2. Sở dĩ có sự chênh lệch khá lớn này là do ảnh hưởng của năng

suất, giá bán cũng như thời điểm thu hoạch của mỗi hộ khác nhau. Trong mô hình cánh đồng mẫu thì các hộ từ khâu gieo sạ cho đến thu hoạch đồng loạt nên giá bán sẽ cao hơn so với các hộ ngoài mô hình thường thu hoạch không tập trung, còn nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, chất lượng lúa của các hộ bên trong mô hình tốt hơn do được quan tâm, chăm sóc kĩ, cũng như tuân thủ theo khuyến cáo sử dụng phân, thuốc…, góp phần gia tăng lợi nhuận.

* Lợi nhuận/chi phí

Với 1 đồng chi phí bỏ ra thì các hộ trong mô hình thu được 1,08 đồng lợi nhuận. Trong khi đó các hộ ngoài mô hình với 1 đồng chi phí bỏ ra thì họ thu được 0,53 đồng lợi nhuận.

* Doanh thu/chi phí

Với 1 đồng chi phí bỏ ra thì các hộ trong mô hình thu được 2,08 đồng doanh thu, còn các hộ ngoài mô hình thu được 1,53 đồng doanh thu, tỉ lệ chênh lệch này là 1,36 lần.

* Lợi nhuận/doanh thu

Trong một đồng doanh thu thu được thì nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tạ ra được 0,52 đồng lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình là 0,35 đồng.

Nhìn chung các chỉ số tài chính trong mô hình cánh đồng mẫu lớn đều cao hơn bên ngoài cánh đồng mẫu lớn. Điều này thể hiện hiêu quả của việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật của các hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn vào sản xuất lúa.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT NÔNG HÔ TRỒNG LÚA HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1. KIỂM ĐỊNH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

4.2.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thây đổi ở bảng, cho thấy phương trình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi vì mức ý nghĩa chính xác P trong giá trị kiểm định White p = 41,54% > 5% (

= 5%)

4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến

Dựa vào bảng kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình cho thấy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, vì nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ (VIF = 2,92 < 10).

4.2.3. Kiểm đinh sự tự tương quan

Dựa vào bảng kết quả của kiểm định sự tự tương quan trong mô hình hồi quy, cho thấy mô hình không có sự tự tương quan do giá trị prob > chi = 0,2499  24,99% >  ( = 5%). Kết quả chấp nhận H0: không có sự tự tương quan nối tiếp nhau.

4.2. KIỂM ĐỊNH CÁC BIẾN NGOÀI MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN LỚN

4.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phương sai sai số thây đổi ở bảng, cho thấy phương trình hồi quy không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bởi vì mức ý nghĩa chính xác P trong giá trị kiểm định White p = 43,30%> 5% (

= 5%).

4.3.2. Kiểm đinh đa cộng tuyến

Dựa vào bảng kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình cho thấy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, vì nhân tử phóng đại phương sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều rất nhỏ (VIF = 2,87 < 10).

4.3.3. Kiểm đinh sự tự tương quan

Dựa vào bảng kết quả của kiểm định sự tự tương quan trong mô hình hồi quy, cho thấy mô hình không có sự tự tương quan do giá trị prob > chi = 0,2457  24,57% >  ( = 5%). Kết quả chấp nhận H0: không có sự tự tương quan nối tiếp nhau.

4.3. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VÀ HỘ TRỒNG LÚA TRONG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VÀ NÔNG HỘ TRỒNG LÚA NGOÀI CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bảng 4.3 So sánh kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các nông hộ trong hai mô hình

PP: phương pháp BVTV: bảo vệ thực vật

Chú thích: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%, ns là không có ý nghĩa

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 nông hộ huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ

Qua bảng kết quả bảng 4.3 trên ta thấy các biến phân đạm, phân lân, phân kali là các biến có ý nghĩa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong khi bên ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn các biến giống, phân đạm và chi phí thuốc BVTV và số ngày công lao động gia đình là có ý nghĩa. Đúng như kì vọng ban đầu các biến độc lập là phân lân, kali mang giá trị dương nghĩa là tăng sử dụng hai lượng phân này sẽ góp phần tăng năng suất và kết hợp giảm lượng phân đạm (mang giá trị âm) cũng sẽ góp phần tăng năng suất của các hộ trong mô hình; tương tự sự kì vọng các biến của các hộ ngoài mô hình cũng được thể hiện chính xác, các biến độc lập ban đầu là lượng giống và phân đạm mang giá trị âm nghĩa là giảm việc sử dụng lượng giống sạ và phân đạm sẽ giúp cải thiện năng suất, bên cạnh đó kết hợp tăng việc sử dụng chi phí thuốc BVTV và công LĐGĐ (mang giá trị dương) sẽ giúp nông hộ ngoài mô hình tăng năng suất.

Các yếu tố PP ước lượng MLE

trong mô hình

PP ước lượng MLE ngoài mô hình Hằng số 7,1809*** 6,5689*** Lượng giống (kg) -0,1435ns -0,1016** Phân đạm (kg) -0,1876* -0,0283*** Phân lân (kg) 0,1067*** -0,0007ns Phân kali (kg) 0,1281** 0,0117ns Chi phí thuốc BVTV (đồng) -0,0128ns 0,0539**

* Hàm sản xuất trong mô hình cánh đồng mẫu lớn có dạng:

Y = 7,1089 – 0,1876lnX2 + 0,1067lnX3 + 0,1281lnX4

Trong đó,

Y : Năng suất lúa (kg/1000m2) X2 : Phân đạm (kg/1000m2)

X3 : Phân lân (kg/1000m2) X4 : Phân kali (kg/1000m2)

Nhận xét và giải thích tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lúa của các nông hộ trong mô hình

* Lượng giống

Yếu tố này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình là do mặc dù được tập huấn sử dụng đúng theo khuyến cáo tuy nhiên việc sử dụng lượng giống gieo sạ vẫn còn cao, trung bình là 17kg/1000m2 nên chưa có sự thay đổi rõ rệt trong việc tăng năng suất, nguyên nhân là do các hộ trong mô hình chưa quen với việc canh tác lúa trong mô hình mới cũng như áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật vào sản xuất, các hộ này còn sử dụng giống để gieo sạ theo kinh nghiệm là chính nên làm cho năng suất biên của các hộ này gần như bằng 0. Các hộ trong mô hình nên xem xét lại có nên giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)