Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống vật chất, tinh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã sơn tây trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 76)

chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân

Với sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, trong những năm vừa qua kinh tế - xã hội thị xã Sơn Tây đạt được những thành tựu to lớn (như tác giả đã trình bày ở chương 2), tuy nhiên vẫn còn những vấn đề đặt ra cần được giải quyết: Sự phát triển của Thị xã Sơn Tây chưa tương xứng với vị trí là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội phía Tây của thành phố; hiệu quả kinh tế đạt thấp, chưa có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế giữa khu vực các xã với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và khối địa bàn các phường với kinh tế chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ chưa cân đối. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán. Thương mại, du lịch - dịch vụ phát triển chậm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả chưa cao; việc thu hút các dự án đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội…[45, tr.5].

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 10,6%, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, nhưng đến năm 2005 toàn thị xã vẫn còn 3.275 hộ nghèo (tỷ lệ 12%); năm 2006 đã giảm 4,3% hộ nghèo so với năm 2005, nhưng số hộ nghèo vẫn còn 8,17%; năm 2008 tỷ lệ này là 6,24%. Năm 2009, tuy đã hỗ trợ giải quyết cho 3.785 hộ thoát nghèo nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 7,4% (theo chuẩn nghèo mới). Đây chính là thách thức đối với chính quyền cơ sở.

Nhận thức được những lợi thế, tiềm năng và cả những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với mình, Đảng bộ, nhân dân Thị xã Sơn Tây đã đề ra chủ trương giải pháp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương trong những năm trước mắt và cả những kế hoạch lâu dài. Về kinh tế, đẩy mạnh tốc

độ tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông, lâm nghiệp, thủy sản. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của thị xã. Coi trọng chất lượng phát triển; chủ động, tích cực kêu gọi đầu tư; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế phát triển thuận lợi, bền vững. Về xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội; giảm tỷ lệ hộ nghèo; phát triển hài hòa giữa nông thôn và nội thị; chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ. Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa "xứ Đoài”, gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, yêu cầu đặt ra đối với chính quyền thị xã và các xã, phường là:

- Tập trung khuyến khích mọi nỗ lực của các chính quyền và nhân dân toàn thị xã trong việc thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế của đảng bộ cơ sở và đảng bộ thị xã đã đề ra.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh, bền vững. Đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả của các khu, cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống và các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ ở các làng nghề phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông đối nội quan trọng của thị xã: Mở rộng đường tránh QL32 (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp đường phố Thanh Vị, đường phố Tùng Thiện…

Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, tập trung phát triển các khu đô thị, khu nhà ở mới. Triển khai và hoàn thiện xây dựng khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ, tiểu khu nhà ở Đồi Dền, khu đô thị Thiên Mã, khu nhà ở Phú Thịnh, Sơn Lộc, Thuần Nghệ…Lập dự án xây dựng hạ tầng khu giãn dân Làng cổ ở Đường Lâm; dự án xây dựng Trường Trung cấp Nghề chất lượng cao; tôn tạo và phát huy giá trị thành cổ Sơn Tây.

Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: Dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chất lượng cao, khách sạn, nhà hàng cao cấp, đào tạo đại học, dạy nghề… theo hình thức xã hội hóa đầu tư. Phấn đấu giá trị tăng thêm trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ bình quân từ 18 - 20%/năm [45, tr.9].

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa mở rộng diện tích, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, gắn với thị trường sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng trong sản xuất nông nghiệp... Tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đê, kè, hồ, đập và hệ thống công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Động viên toàn thể nhân dân tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu về văn hóa - xã hội nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa. Thực hiện tốt Chương trình số 08 - CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và tạo sự chuyển biến lớn trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội; đẩy lùi các hủ tục lạc hậu xây dựng gia đình văn hóa với mục tiêu ấm no - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, khuyến khích phát triển các trường tư thục chất lượng cao. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và dạy nghề.

Quan tâm công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển dịch vụ y tế chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh; quan tâm phát triển mạng lưới y học cổ truyền. Nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở; đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế, đi đôi với tăng cường quản lý hệ thống hành nghề y - dược tư nhân.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, lao động ở nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu lao động; sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn ưu đãi quốc gia giải quyết việc làm. Phấn đấu hàng năm dạy nghề cho 2.500 - 3.000 người, giải quyết việc làm và tái tạo việc làm cho 3.000 - 3.500 lao động, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.

- Phát huy những lợi thế so sánh của thị xã so với các khu vực khác trong thu hút đầu tư, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của thành phố và trung ương để phát triển kinh tế, văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Thị xã Sơn Tây có những lợi thế to lớn về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như có sông Hồng chảy qua là điều kiện để phát triển dịch vụ cảng đường thủy nội địa, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, liền kề các danh thắng nổi tiếng, nhiều làng nghề truyền thống là điều kiện để phát triển dịch vụ du lịch… nhận thức được điều này chính quyền thị xã xác định:

Tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm truyền thống của địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống (đặc sản) để phục vụ khách du lịch. Tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ du lịch trong các khu di tích, điểm du lịch… Tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, kết hợp với quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn; đồng thời tích cực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng về du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm về du lịch; liên kết hình thành các tuyến du lịch khép kín vùng Sơn Tây - Ba Vì. Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

Hoàn thành quy hoạch cụm cảng Sơn Tây, từng bước đầu tư xây dựng từng bến cảng trong quy hoạch. Tăng cường quản lý các điểm kinh doanh kho bãi, bến bốc xếp dọc ven sông Hồng, kết hợp bảo vệ an toàn hệ thống đê kè, gắn với phát triển dịch vụ kinh doanh kho cảng, vận tải thủy, phát huy lợi thế của tuyến đường sông Hồng đoạn qua địa bàn thị xã.

Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực hiện nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào thị xã; ưu tiên lĩnh vực xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Bên cạnh lợi thế về tự nhiên, thị xã vốn là trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) nên còn được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo Thành phố và Trung ương, từ việc đầu tư nâng cấp thị xã lên thành Thành phố đến công nhận thị xã là đô thị loại III, trong tương lai chính quyền và nhân dân thị xã phấn đấu để thị xã trở thành đô thị loại II. Đây vừa là lợi thế, thời cơ nhưng đồng thời là thách thức của thị xã.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã sơn tây trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 76)