Vai trò đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã sơn tây trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)

hội, văn hoá ở cơ sở

Sự vươn lên và phát triển mạnh mẽ, toàn diện của Thị xã Sơn Tây trên các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trong những năm vừa qua luôn gắn liền với vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở nơi đây. Thông qua những chủ trương, chính sách và Nghị quyết của chính quyền như: Nghị quyết số-09 NQ/TU của Thành uỷ (khóa XVIII) về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm, Nghị quyết số 10 - NQ/TU Thành uỷ (khóa XVIII) về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết số 12 - NQ/TU của Thành uỷ (khóa XVIII) về phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010… đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo và ham muốn làm giàu chính đáng của nhân dân.

Qua so sánh cho thấy, kết quả phát triển trên các lĩnh vực đều đạt, và vượt chỉ tiêu, năm sau đạt cao hơn năm trước tạo nên sự chuyển biển rõ nét trong đời sống nhân dân trên địa bàn thị xã.

- Về kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, năng suất lao động, giá trị kinh tế của các lĩnh vực, ngành nghề tăng trưởng ổn định, hoạt động sản xuất chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa,… tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển bền vững của thị xã.

+ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhìn chung phát triển ổn định. Giá trị trên toàn địa bàn năm 2010 so với năm 2005 tăng 2,63 lần, từ 399,24 tỷ đồng đã tăng lên 1059 tỷ đồng. Toàn thị xã có 900 hộ và 120 doanh

nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 43 doanh nghiệp so với năm 2005.

Năm 2005 ước thực hiện 399,24 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, vượt 15,4% so với cùng kỳ; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xã thực hiện 205 tỷ 840 triệu đồng, đạt 100,4% kế hoạch, vượt 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Hoàn thành xây dựng một số hạng mục cơ sở hạ tầng điểm công nghiệp Phú Thịnh, đã duyệt 08 dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Năm 2010 ước thực hiện 1.052 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 18,2%/năm, đạt 101,2% so với mục tiêu đề ra. Chỉ đạo 22/23 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn hoàn thành cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp sau cổ phần đã mở rộng quy mô sản xuất, khẳng định được vị trí trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp, như: dệt may 20%, cơ kim khí 23,8%, chế biến nông sản thực phẩm 21,5%... Trong nhiệm kỳ, đã hoàn thành xây dựng hạ tầng 2 điểm công nghiệp: Điểm công nghiệp phường Phú Thịnh (8,5ha), thu hút 13 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 113 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động; điểm công nghiệp xã Sơn Đông (12,5ha) với tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 200 lao động; tiến hành lập quy hoạch cụm công nghiệp xã Xuân Sơn - Thanh Mỹ (100ha).

+ Tổng doanh thu các ngành thương mại, dịch vụ - du lịch trên địa bàn giai đoạn 2005 - 2010 tăng 1,24 lần. Nếu năm 2005 tổng giá trị thực hiện là 479 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm thu hút lượng du khách đạt 1,3 triệu lượt người, trong đó có hơn 40.000 lượt khách Quốc tế,... thì đến năm 2010, giá trị thực hiện ước 596 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 19,6%/năm, đạt 101,6% so mục tiêu đề ra. Đồng thời, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển đạt giá trị tăng thêm khá, chiếm tỷ trọng cao và chuyển dịch tích cực (tăng 6% so với nhiệm kỳ trước).

+ Tính đến năm 2010, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp ước thực hiện 145 tỷ đồng, tăng bình quân 4,5%/năm; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52,7% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng 3,1% so với năm 2005, có 113,4ha cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao (từ 75- 80 triệu đồng/ha/năm), tăng 77,9ha so với năm 2005 [44, tr.2-8].

Năm 2005, toàn thị xã có tổng diện tích gieo trồng 3 vụ cả năm 6.642,8 ha, tổng sản lượng lương thực 20.108 tấn, đạt 100,54% kế hoạch, trong đó diện tích lúa 3.587ha (giảm 245 ha so với năm 2004), năng suất bình quân đạt 53,2 tạ/ha (tăng 0,6 tạ/ha so với 2004) sản lượng 19.189 tấn, diện tích ngô 252 ha, năng suất bình quân đạt 36,5 tạ/ha, sản lượng 919 tấn [40, tr.1-4]. Năm 2010, tổng sản lượng bình quân cây lương thực 19.100 tấn/năm; giá trị canh tác bình quân ước đạt 47,8 triệu đồng/ha. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng; mở rộng thêm 8 ha chuyên trồng hoa, cây cảnh và 54 ha diện tích rau; duy trì ổn định 10ha trồng rau an toàn ở phường Viên Sơn; chuyển đổi được 37,7 ha diện tích bưởi Diễn...

Trong sự thay đổi tích cực nói trên, trước hết là nhờ vai trò tích cực của hệ thống chính trị ở cơ sở. Đây là cấp quản lý hành chính gần dân nhất, trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị,nghị quyết của cấp trên tới từng người dân, tổ chức nhân dân thực hiện. Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực, tận tâm, có phẩm chất đạo đức trong sáng lành mạmh, được nhân dân tin tưởng. Mặt khác, hệ thống chính trị cơ sở còn đóng vai trò là trung tâm đoàn kết các cộng đồng dân cư, duy trì sự ổn định góp phần tạo ra nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở xã phường, thi trấn. Chính nhờ vai trò to lớn đó mà Tị xã Sơn Tây luôn khẳng định được vị thế đầu tàu kinh tế của tỉnh Hà Tây cũ, là trung tâm kinh tế vùng phía Tây Tành phố Hà Nội hiện nay.

- Các nhiệm vụ xã hội, văn hoá được triển khai đồng bộ, rộng khắp có hiệu quả tích cực trong xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội; giải quyết tốt các chính sách xã hội cho người dân, tạo việc làm, xây dựng cộng đồng dân cư văn hoá, đoàn kết; từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Tính đến năm 2010, sau 5 năm thực hiện nghị quyết của Đảng bộ thị xã, nhân dân các xã, phường thu được kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 15,7% năm 2005 xuống còn 12,2% năm 2010; có 84 câu lạc bộ các môn thể thao hoạt động thường xuyên, tăng 6 câu lạc bộ; số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 36,7% dân số, tăng 4,7%; số gia đình hoạt động thể thao chiếm 19,5%, tăng 4,5%.

Trong 5 năm (2005 - 2010), thị xã đã tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học. Vì vậy, đã tạo được sự phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Giữ vững, nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp, giảm số học sinh bỏ học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học cho các trường. Năm 2005, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 94,5%, tỷ lệ tốt nghiệp và lên lớp ở các cấp học đạt trên 98%, tỷ lệ thi đỗ vào đại học, cao đẳng tăng từ 26%, kiên cố hoá 80 phòng học của 10 trường (đạt 52,6%) với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Năm 2010, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi đạt 25%, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tăng lên 99,1%; có 13.506 học sinh giỏi cấp cơ sở, 4.560 học sinh giỏi cấp thị xã, 2.309 học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia; tỷ lệ học sinh giỏi toàn diện đạt 30%, học sinh có hạnh kiểm khá và tốt đạt 95%; hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99%; tỷ lệ thi đỗ vào đại học, cao đẳng tăng 37%. Đến nay cơ bản đã xóa xong phòng học tạm, số phòng học được kiên cố hóa tăng lên 80%. Xây

dựng được 4 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 10 trường, đạt 20% số trường học toàn thị xã.

Công tác khoa học và công nghệ được quan tâm. Trong 5 năm có 17 đề tài nghiên cứu khoa học, 29 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, y tế và 325 đề tài trong lĩnh vực giáo dục.

Công tác văn hoá, thông tin - tuyên truyền và thể thao: có 81% số hộ đạt gia đình văn hóa trên tổng số hộ, tăng 6,5% so với mục tiêu; 65% làng, khu phố văn hoá, tăng 18,1% so với mục tiêu, trong đó có 6 làng đạt văn hoá tiêu biểu của Thủ đô, 1 làng đạt văn hoá tiêu biểu toàn quốc; 65% cơ quan, đơn vị văn hoá, tăng 8,3% so với mục tiêu; 91,2% làng, khu phố xây dựng được quy ước văn hoá và có nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng.

Công tác thông tin, tuyên truyền được tăng cường, chất lượng hoạt động được nâng lên. Xây dựng 7 chuyên mục với 15 nghìn tin, bài phát thanh; dựng nhiều phóng sự cộng tác truyền hình phục vụ các nhiệm vụ chính trị của thị xã. Làm mới gần 3.000m2

pa nô tuyên truyền.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá được quan tâm và đạt được kết quả tích cực. Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng được 19 di tích, trong đó có Làng cổ ở Đường Lâm được xếp hạng di tích cấp quốc gia, nâng tổng số lên 63/172 di tích đã được xếp hạng. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích được xếp hạng đã xuống cấp như: Thành cổ Sơn Tây, đình Mông Phụ, đền Và, các ngôi nhà cổ tại Làng cổ ở Đường Lâm, phát huy giá trị di tích Văn Miếu… với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng.

Các hoạt động thể dục - thể thao được triển khai rộng khắp, công tác xã hội hoá thể dục - thể thao tiếp tục phát triển mạnh mẽ, số người đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 24,3% (mỗi năm bình quân tăng 1,2%). Tổ chức 285 giải thi đấu cấp thị xã, thu hút hàng chục ngàn lượt vận động viên tham gia; tham dự 98 giải thi đấu cấp tỉnh, thành phố đạt 644 huy chương các loại; tham dự giải thi đấu toàn quốc đạt 119 huy chương; dự giải thi đấu quốc tế đạt 24

huy chương, tổ chức Đại hội thể dục thể thao thị xã và các xã, phường lần thứ VI thành công tốt đẹp. Thị xã nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu phong trào thể dục, thể thao tỉnh và thành phố.

Công tác y tế, dân số và chữ thập đỏ được quan tâm, mạng lưới y tế cơ sở được kiện toàn, toàn thị xã đã thực hiện thăm khám chữa bệnh cho khoảng 110 nghìn lượt người, đạt 137,5% so với kế hoạch. Có 12/15 trạm y tế xã, phường có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất được đầu tư, có 12/15 Trạm y tế được xây dựng kiên cố, khang trang sạch đẹp, có 4/15 Trạm y tế đang đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia; đến nay 100% các thôn và các trường học có nhân viên y tế. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được triển khai thường xuyên và đạt kết quả tốt. Tổng giá trị ủng hộ từ thiện nhân đạo 1,76 tỷ đồng.

Công tác lao động - thương binh và xã hội trong những năm qua được chính quyền cơ sở quan tâm chú ý; thực hiện và triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Nếu năm 2005 chỉ dừng lại ở việc vận động xây dựng ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 214 triệu đồng, giải quyết việc làm mới cho 1.569 lao động. Toàn thị xã vẫn còn 3.275 hộ nghèo (chiếm 12%). [40, tr.4-5]. Đến năm 2010 toàn thị xã đã tổ chức dạy nghề cho 7.844 người (đạt 107,5% chỉ tiêu), số người sau học nghề có việc làm ổn định đạt trên 70%; giải quyết việc làm 10.351 lao động (đạt 109% chỉ tiêu). Triển khai 156 dự án cho các hộ nghèo vay nguồn vốn ưu đãi quốc gia, với tổng số 16,7 tỷ đồng, tạo việc làm thêm cho 1.786 lao động, xuất khẩu 190 lao động đi nước ngoài. Hỗ trợ giải quyết cho 3.785 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,4% (hàng năm giảm từ 1,5 - 2%).

Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công, phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" được triển khai sâu rộng trong nhân dân. Trong 5 năm cấp thẻ BHYT cho 15.213 người có công với trị giá 2,5 tỷ đồng; trợ cấp một lần cho 2.307 người; giải quyết cho 1.959 học sinh hưởng

trợ cấp ưu đãi; tổ chức cho 2.577 người có công đi điều dưỡng. Vận động ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” thu được 1,94 tỷ đồng (đạt 119%), hỗ trợ xây sửa 112 nhà xuống cấp cho gia đình chính sách trị giá 626 triệu đồng, tặng 12 sổ tiết kiệm trị giá 18 triệu đồng, xây tặng 4 nhà tình nghĩa trị giá 245 triệu đồng, nâng cấp 3 nghĩa trang liệt sỹ xã, phường trị giá 270 triệu đồng; trợ cấp hàng tháng cho 1.375 người nghèo. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm thực hiện tốt; cấp 10.932 thẻ khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; vận động ủng hộ quỹ “Bảo trợ trẻ em” thu được 188 triệu đồng [44, tr.6-8].

2.1.2.Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với việc phát huy dân chủ

Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng và cơ bản nhất của hệ thống chính trị cơ sở nói chung, hệ thống chính trị cơ sở ở Thị xã Sơn Tây nói riêng là mở rộng và phát huy các hình thức dân chủ rộng rãi trong nhân dân ở cơ sở.

Quán triệt quan điểm của Đại hội IX và X trong việc phát huy dân chủ, hệ thống chính trị cấp cơ sở đã triển khai hoạt động của mình để phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân, cụ thể:

- Không ngừng nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân để cơ quan này đúng là cơ quan dân cử, xứng đáng vứi sự ủy thác của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước vì lợi ích của nhân dân.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” những vấn đề quan trọng có liên quan trực tiếp đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức, áp đặt ý muốn chủ quan của người quản lý, bắt nhân dân phải thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

- Xác định rõ trách nhiệm của cấp mình trong việc giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ để làm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị - xã hội, làm tổn hại quyền làm chủ của nhân dân.

Cùng với việc khuyến khích, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực phát triển kinh tế, Thị xã Sơn Tây còn chú trọng và tập trung cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, để phát huy dân chủ lãnh đạo thị xã, các xã phường còn tăng cường lãnh đạo xây dựng cộng đồng dân cư tự quản. Thực tế cho thấy việc xây dựng cộng đồng dân cư tự quản có những tác dụng tích cực. Nhân dân đã cùng nhau bàn bạc, quyết định những công việc hàng ngày của cộng đồng, hương ước, quy ước được xây dựng, từ đó đã tăng cường tình làng nghĩa xóm; phát huy dân chủ trong việc lựa chọn, giới thiệu bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, bầu ban thanh tra nhân dân, xây dựng tổ hoà giải...

Trong những năm vừa qua, chính quyền thị xã cho đến các xã phường

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở thị xã sơn tây trong giai đoạn hiện nay (Trang 28)