Hà Nội có môi trường xây dựng và tình hình lưu thông như thế nào?

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển không gian đô thị việt nam (Trang 28 - 36)

3. Hình thái đô thị và sự lưu thông

3.2 Hà Nội có môi trường xây dựng và tình hình lưu thông như thế nào?

Phần này khảo sát mối liên hệ và tác động qua lại giữa cấu trúc đô thị, giao thông và tình hình lưu thông của Hà Nội, thành phố thủ đô của Việt Nam. Kết quả chung là mật độ dân số cao và mạng lưới đường xá thưa thớt của Hà Nội hoàn toàn không phù hợp để sử dụng xe hơi cá nhân làm phương tiện giao thông chính. Một trong những khó khăn chính của thành phố hiện nay là nạn ùn tắc giao thông và khả năng di chuyển hạn chế.Hà Nội là một thành phố có mật độ cao và cấu trúc đô thị đang trong giai đoạn biến đổi.

Nhu cầu về đất đai và giao thông sẽ càng tăng thêm do quy mô dân số đô thị tăng, đồng thời với quy mô hộ gia đình giảm và mức sử dụng diện tích đất ở trên đầu người tăng do thu nhập hộ gia đình và đầu tư thương mại tăng nhanh.Một trong những lý do khiến cho cấu trúc đa trung tâm đang hình thành ở Hà Nội và hoạt động hiệu quả là do sự phổ biến của phương tiện xe máy: mỗi cá nhân đều có thể đi từ điểm này đến điểm khác mà không cần phải phụ thuộc vào các tuyến và trung tâm giao thông công cộng.

Hình 3.17 cho phép tính toán ở mức nào thì có thể cho phép sử dụng xe ô tô cá nhân, nói cách khác tức là diện tích đường tối thiểu cần có để duy trì một số tỉ lệ sở hữu xe hơi theo các mức mật độ dân số khác nhau. Rõ ràng ngay cả tỉ lệ sở hữu xe hơi khiêm tốn nhất là 250 xe trên 1000 dân cũng không thể bảo đảm tính bền vững cho khu Manor Mỹ Đình và khu vực quận Đống Đa (có nghĩa là diện tích đường thực tế ở dưới mức vạch đỏ), còn ở khu Trung Hòa thì mới vừa đủ mức duy trì (vừa vặn trên vạch đỏ). Tỉ lệ sở hữu xe hơi cá nhân 500 xe/100 dân là hoàn toàn không khả thi ở tất cả 3 khu vực trên, mật độ dân cư ở đây quá cao đến mức cần một diện tích đường chiếm tới 45%-80% trên tổng diện tích đất đai!

Vì vậy, để điều chỉnh hợp lý các kế hoạch xây dựng đường và hệ thống giao thông công cộng thì cần thay đổi phương án đường nan quạt hướng tâm và thay vào đó phát triển mạng lưới ô cờ cho phép lưu thông thuận tiện từ ngoại ô đến ngoại ô. Hình 3.19 trình bày một số ví dụ về các mạng lưới giao thông khác nhau ở Singapo (với hệ thống nan quạt hướng tâm) và Xơ-un (với hệ thống ô cờ).Tuy có lẽ chưa thể là một lựa chọn chính sách chủ đạo nhưng Hà Nội nên cân nhắc khuyến khích giải pháp duy trì xe máy là phương tiện giao thông chính thay vì xe ô tô (kể cả xe động cơ điện, không đốt trong).

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển không gian đô thị việt nam (Trang 28 - 36)