MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 119 - 141)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Thực tiễn lãnh đạo GDPT 15 năm qua của Đảng bộ Thanh Hóa có thể rút ra những kinh nghiệm cơ bản sau:

Thứ nhất, nhận thức rõ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, chú trọng phát triển giáo dục phổ thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Trong ngày khai giảng năm học đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai cùng với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” [61, tr.32-33]. Điều đó cũng có nghĩa Bác xem việc giáo dục cho học sinh phổ thông là một điều kiện để đất nƣớc của chúng ta có thể phát triển ngang bằng với các nƣớc trên thế giới hay không. Kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc cũng cho thấy muốn phát triển kinh tế thì trƣớc tiên cần phải đầu tƣ cho giáo dục. Nói cách khác, đầu tƣ cho giáo dục chính là đầu tƣ cho phát triển. Công cuộc đổi mới đạt đƣợc nhiều thành tựu nên ngân sách mà nƣớc ta đầu tƣ cho giáo dục cũng ngày càng tăng. Nhờ đó mà ngân sách nhà nƣớc Thanh Hóa đầu tƣ cho giáo dục cũng tăng theo. Dù là một tỉnh còn nghèo, đời sống nhân dân còn rất khó khăn lại hay phải chịu thiên tai hạn hán

nhƣng Thanh Hóa đã luôn ƣu tiên đầu tƣ cho việc phát triển GDPT. Ngân sách chi cho giáo dục từ năm 1996 đến 2010 đã liên tục tăng.

Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển nhƣng nó không phải là chuyện của một sớm một chiều, càng không phải là một kế sách mang tính sách lƣợc mà ngƣợc lại nó phải mang tính chiến lƣợc, lâu dài. Mặt khác để tạo ra một một bƣớc đột phá thực sự thì giáo dục phải đƣợc đặt ở vị trí tối ƣu cùng với những chiến lƣợc quan trọng khác của đất nƣớc. Tại Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa VII Đảng ta quyết định đƣa giáo dục và đào tạo lên thành Quốc hàng đầu. Đó là điều kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công. Tại các Đại hội và Hội nghị sau đó, tƣ tƣởng này tiếp tục đƣợc triển khai bằng những chiến lƣợc cụ thể nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.

Thấm nhuần quan điểm: “giáo dục là Quốc sách hàng đầu”, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn coi đây là tƣ tƣởng chủ đạo trong việc đề ra các chính sách giáo dục nói chung và GDPT nói riêng tại địa phƣơng. Thực tế trong những năm qua, ngân sách đầu tƣ cho giáo dục đã liên tục tăng và đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển giáo dục địa phƣơng. Song việc chi ngân sách cho giáo dục mà chủ yếu là GDPT cần chú trọng tăng cao hơn nữa thực sự đúng với vị trí “quốc sách”. Việc đầu tƣ cho giáo dục đòi hỏi cũng cần đƣợc hạch toán rõ ràng, có sự phối hợp chặt chẽ các ban ngành nhằm đảm bảo không bị thất thoát và kém hiệu quả.

Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của giáo dục và trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp quan trọng này.

Bƣớc vào thời kỳ mới, Đảng ta xác định rõ quan điểm: Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa

học - công nghệ. GDPT nói riêng và giáo dục nói chung đều phải đều hƣớng đến mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra những con ngƣời có khả năng đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất xã hội. Quán triệt quan điểm đó, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng, cơ sở và trong các ngành đều đƣa vào nội dung giáo dục và đào tạo. Ngƣợc lại giáo dục và đào tạo giúp cho các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng và cơ sở đƣợc phát triển vững chắc hơn.

Sự nghiệp CNH, HĐH chỉ có thể thành công khi chúng ta có nguồn nhân lực mạnh, đội ngũ lao động lành nghề, có chất lƣợng cao, có kinh nghiệm, có sức khỏe và chúng ta quản lý, sử dụng tốt lực lƣợng đó. Để tạo nguồn nhân lực thì vai trò quan trọng hàng đầu là công tác giáo dục và đào tạo, giáo dục sẽ tạo ra sự phát triển về chất trong lao động, góp phần thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ đề ra. Trong những năm tới, ngành giáo dục đào tạo Thanh Hóa cần tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch phát triển GDPT gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bƣớc cải thiện tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu nhân lực đƣợc đào tạo, tăng cƣờng công tác hƣớng nghiệp và đào tạo nghề ở bậc phổ thông, giảm lý thuyết và tăng thực hành, thực hiện học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tiễn; tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ công tác dạy và học nhƣ: thƣ viện, phòng thí nghiệm, xƣởng thực tập… nhằm giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận với thực tiễn, chuẩn bị những tri thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống sau này.

Nhƣ vậy, đầu tƣ cho giáo dục chính là đầu tƣ cho phát triển. Khi nội dung trên thấm nhuần đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp lớn lao đƣa sự nghiệp GDPT của tỉnh ngày càng phát triển.

Thứ hai kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí nhà nước của chính quyền các cấp đối với hệ thống giáo dục phổ thông

Những thành tựu to lớn mà GDPT Thanh Hóa giành đƣợc trong 15 năm qua không tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng cũng nhƣ sự kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí nhà nƣớc của các cấp chính quyền địa phƣơng. Đảng bộ tỉnh là ngƣời quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng vào thực tiễn địa phƣơng để vận dụng và đề ra những chính sách đúng đắn về giáo dục và GDPT phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của tỉnh mình. Nhƣng ngƣời thực hiện chủ trƣơng này lại chính là các cơ quan chính quyền và bản thân ngành giáo dục. Mọi hoạt động của ngành giáo dục đều phải căn cứ vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng bộ tỉnh. Để có các chủ trƣơng đúng đắn và các điều chỉnh kịp thời trong quá trình đề ra chính sách giáo dục thì Đảng bộ tỉnh phải tiếp thu ý kiến tham mƣu của chính quyền các cấp và ngành giáo dục. Vì vậy mà một yêu cầu không thể thiếu là các cơ quan trên phải kết hợp chặt chẽ với nhau.

Thực tế phát triển GDPT Thanh Hóa trong những năm trƣớc đó và giai đoạn 1996 - 2010 cho thấy: ở địa phƣơng nào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng kết hợp chặt chẽ với vai trò quản lí nhà nƣớc của các cấp chính quyền đƣợc phát huy thì địa phƣơng đó luôn làm tốt công tác phát triển GDPT.

Song song với việc ban hành các chủ trƣơng, chính sách Đảng bộ tỉnh đã luôn tăng cƣờng tăng cƣờng chỉ đạo các cấp ủy Đảng ở cấp huyện, thị, xã, phƣờng để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục đào tạo và GDPT. Hàng năm, tỉnh đều chú trọng đến công tác báo cáo hàng quý và cả năm trong việc thực hiện các đề án giáo dục. Nhờ vậy đã kịp thời tìm ra các hạn chế để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đây là hoạt động diễn ra thƣờng xuyên, liên tục trong hoạt động của Đảng và các cấp chính quyền tại địa phƣơng.

Thực hiện phƣơng châm: Đảng lãnh đạo, nhà nƣớc quản lí và nhân dân làm chủ. Từ năm 1996 đến năm 2010. Quán triệt quan điểm, nhiệm vụ chung của sự nghiệp GDPT, các cấp, các ngành đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả đƣờng lối, chủ trƣơng đã đề ra.

Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy Đảng, chi bộ trong từng đơn vị đã thực sự là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức, đề ra đƣờng lối, chính sách phát triển GDPT trên cơ sở quán triệt các nghị quyết Trung ƣơng của Đảng. Chi bộ trƣờng học lãnh đạo trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động của nhà trƣờng theo đúng đƣờng lối, chính sách của Đảng. Các cấp ủy Đảng đã phát huy tới mức cao nhất vai trò lãnh đạo của mình, làm cho toàn Đảng, toàn dân thấm nhuần quan điểm đúng đắn về giáo dục. Từ đó hƣớng mọi hoạt động của hệ thống chính trị vào hiệu quả thiết thực của giáo dục.

Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lí nhà nƣớc, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ tỉnh. Đồng thời, tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục và GDPT. Nhân dân có trách nhiệm cùng Đảng, chính quyền các cấp xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục, chăm lo phát triển thế hệ tƣơng lai.

Sự kết hợp toàn diện, đồng bộ giữa các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân Thanh Hóa trong 15 năm qua đã tạo nên sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc thực thi các chính sách giáo dục, đƣa hệ thống GDPT của tỉnh ngày càng phát triển. Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, cần không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí nhà nƣớc của các cấp chính quyền trong hệ thống

giáo dục. Đây là bài học mang tính quyết định đƣa giáo dục Thanh Hóa tiếp

Thứ ba, coi trọng phát triển quy mô giáo dục phổ thông trên tất cả các địa bàn, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, hướng mạnh vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Là một tỉnh đất rộng, ngƣời đông, địa hình chia cắt với những vùng miền có những đặc điểm khác nhau nhƣng Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục đã có những chiến lƣợc cụ thể cho từng vùng và do đó quy mô giáo dục đã đƣợc mở rộng đều khắp ở cả vùng núi, đồng bằng và vùng ven biển khó khăn; ở cả trƣờng công lập, trƣờng dân lập, bán công, tƣ thục. Ở bất kể huyện nào của Thanh Hóa cũng đã có hệ thống các trƣờng THPT cao tầng. Các trƣờng tiểu học, THCS đã về tận xã, thôn. Quy mô học sinh các cấp học nhất là bậc THPT đã không ngừng tăng cao. Tỉnh đã huy động triệt để trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 với mức trên 99%.

Cùng với việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục cũng là điều mà Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục rất chú ý quan tâm. Chất lƣợng giáo dục là tiêu chí phản ánh việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Chất lƣợng giáo dục kém tức mục tiêu giáo dục không đạt đƣợc. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đã đƣợc quan tâm ở tất cả các loại hình đào tạo. Hiện tƣợng lƣu ban, bỏ học cũng đã giảm triệt để. Đi liền với việc giảng dạy các bộ môn cơ bản, việc học ngoại ngữ, tin học và các môn năng khiếu cũng đƣợc đẩy mạnh. Do đó mà tỉ lệ học sinh giỏi các bộ môn của Thanh Hóa tại các kì thi trong tỉnh, quốc gia, quốc tế không ngừng nâng cao.

Việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc hƣớng

mạnh vào mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.

Đến nay Thanh Hóa đã hoàn thành phổ cập tiểu học - chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và đang tiến hành phổ cập THPT. Chính vì vậy mà mặt bằng dân trí ở một tỉnh có 3,5 triệu dân hiện nay

đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Từ kinh nghiệm này, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ cập THPT, duy trì vững chắc thành quả phổ cập tiểu học và THCS.

Việc nâng cao chất lƣợng giáo dục mũi nhọn nhằm bồi dƣỡng nhân tài cũng đƣợc Thanh Hóa đặc biệt chú trọng. Tỉnh đã có Đề án xây dựng trƣờng PTTH chuyên Lam Sơn thành trƣờng trọng điểm của ngành giáo dục. Ở ngôi trƣờng có bề dày truyền thống này, các em học sinh đƣợc học hành trong một một môi trƣờng hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy, mạnh trong chuyên môn. Những học sinh đƣợc đào tạo từ đây, hàng năm đều giữ vai trò nòng cốt trong đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia của tỉnh. Nhiều em đã giành những phần thƣởng cao tại các kì thi Quốc tế nhƣ: Huy chƣơng vàng, Huy chƣơng bạc, Huy chƣơng đồng mang vinh quang về cho đất nƣớc. Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục cũng thƣờng xuyên tổ chức các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh nhằm phát hiện và bồi dƣỡng những em học sinh có tố chất xuất chúng từ khắp các địa phƣơng trong tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và ngành giáo dục đã không ngừng xây dựng các trƣờng chuyên nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã có: 2 trƣờng đại học, 3 trƣờng cao đẳng, 16 trƣờng trung cấp nghề; 19 trung tâm dạy nghề, 7 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề.. với năng lực đào tạo nghề cho 40.517 ngƣời [1, tr.13]. Năm 1997, trƣờng Đại học Hồng Đức thành lập đã tạo điều kiện cho con em Thanh Hóa có điều kiện đƣợc học từ mầm non đến đại học ngay trên quê hƣơng của mình. Đặc biệt trong những năm vừa qua, trƣờng Đại học Hồng Đức với nhiệm vụ chính là đào tạo hệ sƣ phạm đã giúp cho ngành giáo dục Thanh Hóa khắc phục đƣợc tình trạng thiếu giáo viên. Sự ra đời của các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học của địa phƣơng và các trƣờng Trung ƣơng đóng trên ngày càng tăng đã giúp cho số lƣợng học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH có điều kiện học lên chuyên nghiệp nhiều hơn so với trƣớc đây.

Để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội thì việc mở rộng quy mô đi liền với nâng cao chất lƣợng giáo dục là rất cần thiết nhƣng không phải là chạy theo bệnh thành tích để lấy chất lƣợng ảo. Hiện nay, trƣớc những tiêu cực của giáo dục nói chung và giáo dục Thanh Hóa nói riêng, nhiều vấn đề đƣợc nhấn mạnh trong đó vấn đề nhức nhối nhất là tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chất lƣợng giáo dục Thanh Hóa cũng còn nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, nếu trong thời gian tới Đảng bộ và ngành giáo dục không nhìn thẳng vào thực tế mà tiếp tục chạy theo bệnh thành tích thì không thể có một sự nâng cao mặt bằng dân trí, khó bồi dƣỡng hết đƣợc nhân tài cũng nhƣ đào tạo ra đƣợc cho xã hội những công dân thực thụ của thời đại mới. Và nhƣ vậy thì cũng khó có thể có một nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, mở rộng quy mô đi liền với nâng cao chất lƣợng GDPT sẽ là điều kiện tiên quyết để GDPT Thanh Hóa thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Nhƣng việc nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng cần tính đến yếu tố thực chất chứ không phải chạy theo bệnh thành tích.

Thứ tư, có chính sách ưu đãi hợp lí và coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng nâng cao trình độ về mọi của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 119 - 141)