NHẬN XÉT CHUNG

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. NHẬN XÉT CHUNG

3.1.1. Về ưu điểm

Trong những năm 1996 - 2010, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc,

cùng với sự nỗ lực, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trƣơng, đƣờng lối giáo dục

của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp khả thi đƣa ngành giáo dục chuyển biến tích cực và đạt đƣợc những thành tựu lớn. Quá trình lãnh đạo đó, nổi bật lên những ƣu điểm sau:

Một là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lƣợng giáo dục là một yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong bất kỳ giai đoạn nào.

Do nhu cầu học tập ngày càng tăng của con em các dân tộc trong tỉnh nên quy mô trƣờng lớp ở địa phƣơng ngày càng đƣợc mở rộng. Dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền, ngành giáo dục đã thực hiện sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp theo hƣớng ngày càng hợp lí hơn. Trên toàn tỉnh, các trƣờng tiểu học, THCS đã tách ra khỏi trƣờng phổ thông cơ sở. Chính vì thế, sau 1996, hệ thống GDPT Thanh Hóa đã bao gồm 3 cấp học khác nhau. Quy mô và số lƣợng trƣờng lớp tăng nhanh đã đáp ứng nhu cầu đến trƣờng của trẻ. Tỉ lệ học sinh đƣợc huy động vào các cấp học ngày càng tăng cao. Đến nay, Thanh Hóa có đầy đủ các loại hình nhà trƣờng bao gồm: công lập, bán công, dân lập và tƣ thục ở cả bậc tiểu học, THCS, PTTH. Tất cả các huyện miền núi trong tỉnh đều có trƣờng Dân tộc nội trú nhằm quan tâm đặc biệt đến con em các dân tộc ít ngƣời. Hệ thống các trƣờng chuyên, trƣờng trọng điểm đƣợc

quy hoạch lại đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cũng nhƣ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.

Số lƣợng học sinh phổ thông cũng tăng lên, trong đó chủ yếu là học sinh THCS và THPT. Số lƣợng học sinh tiểu học giảm dần. Đó chính là nhờ hiệu quả của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình gắn với quá trình phát triển giáo dục.

Với hình thức xã hội hóa giáo dục, việc xây dựng và phát triển các trƣờng chuẩn quốc gia đƣợc Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã đầu tƣ để mua sắm trang thiết bị trƣờng học đầy đủ, phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục mũi nhọn.

Để nâng cao chất lƣợng GDPT trong 15 năm (1996 - 2010), ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã nghiêm túc thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục. Việc thay mới sách giáo khoa đã đƣợc triển khai ở bậc tiểu học và THCS theo đúng tiến độ. Tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ để công tác này diễn ra đồng bộ kể cả các huyện miền núi biên giới nhƣ Quan Sơn, Mƣờng Lát. Việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy diễn ra mạnh mẽ. Phong trào: “Dạy tốt, học tốt” trong các trƣờng học diễn ra sôi nổi tạo động lực cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Nó góp phần khơi dậy tinh thần sáng tạo, phấn đấu vƣơn lên, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng hiện đại của giáo viên.

Phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng hiện đại đã giúp cho các em học sinh trở nên năng động, sáng tạo trong học tập và tự tin lĩnh hội kiến thức. Khi giữ vai trò trung tâm trong quá trình học tập, học sinh không những khắc sâu kiến thức mà còn hoàn thiện dần các kĩ năng.

Cuộc vận động hai không đã tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, thực

hơn trƣớc, song nó lại phản ánh đúng thực chất chất lƣợng đào tạo. Bệnh thành tích trong giáo dục cũng giảm dần từ khi có cuộc vận động này. Những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử nhƣ: xin điểm, mua điểm giảm dần.

Chất lƣợng giáo dục đƣợc cải thiện, công tác phân luồng học sinh sau trung học có hiệu quả nên số lƣợng học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, các kì học sinh giỏi trong nƣớc và Quốc tế ngày càng nhiều hơn trƣớc. Giáo dục học sinh theo hƣớng toàn diện đƣợc đẩy mạnh. Các cấp ủy Đảng và ngành giáo dục đã quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật. Việc dạy học về lịch sử địa phƣơng đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình. Dạy học tích hợp cũng bắt đầu đƣợc chú trọng. Ngành giáo dục đã liên kết với các đơn vị bộ đội để đƣa công tác giáo dục quốc phòng vào trƣờng học và đang tiến hành đƣa quốc phòng thành môn học chính thức. Giáo dục thể chất cũng đƣợc tăng cƣờng và là môn bắt buộc nhằm rèn luyện sức khỏe cho các em học sinh. Ngoài ra, các nhà trƣờng còn phối hợp với tổ chức Đoàn, tổ chức xã hội thƣờng xuyên mở các lớp học ngoại khóa nhằm trang bị cho các em các kiến thức về sức khỏe, cách phòng tránh các tệ nạn xã hội. Chất lƣợng giáo dục mũi nhọn cũng đƣợc đề cao và coi đây là giải pháp quan trọng trong việc phát hiện, bồi dƣỡng nhân tài. Đảng bộ và ngành giáo dục giành nhiều quan tâm cho các học sinh trƣờng chuyên, lớp chọn đặc biệt là trƣờng THPT chuyên Lam Sơn.

Việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng GDPT ở vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời và vùng núi cũng đƣợc Đảng bộ tỉnh rất quan tâm. Mạng lƣới các trƣờng lớp nói chung và hệ thống các trƣờng nội trú nói riêng ra đời ngày càng nhiều đã đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của con em các đồng bào dân tộc. Con em các dân tộc ít ngƣời đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi trong học tập và cơ hội học tập lên cao qua hình thức cử tuyển. Phần đông các bản làng đã có trƣờng lớp khang trang. Đội ngũ giáo viên đƣợc tăng cƣờng và

không còn thiếu nhƣ trƣớc. Chất lƣợng văn hóa của học sinh dân tộc ít ngƣời đƣợc tăng lên.

Hai là, coi trọng chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện dạy học, để tiếp cận với yêu cầu của nền giáo dục hiện đại

Ý thức đƣợc vai trò mang tính quyết định của đội ngũ giáo viên đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã có những chủ trƣơng cụ thể để xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo. Giai đoạn từ 1996 - 2000, do thiếu hụt lực lƣợng giáo viên ở các cấp nhiều nên tỉnh đã chú trọng tăng cƣờng số lƣợng đội ngũ. Cùng với đó là sự chú trọng nâng cao chất lƣợng giáo viên. Đến giai đoạn 2001 - 2010, lực lƣợng giáo viên đã ổn định, Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục đã đặc biệt chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lƣợng mọi mặt của lực lƣợng này. Từ năm 2001, ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức triển khai các lớp bồi dƣỡng cho giáo viên nhằm tập huấn cho giáo viên về việc thay mới sách giáo khoa. Hàng năm, Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức các lớp bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho các thầy, cô giáo. Ngành giáo dục cũng đã phối hợp chặt chẽ với Đại học Hồng Đức, Đại học Vinh, Đại học Sƣ phạm Hà Nội trong việc đào tạo liên thông, tại chức cho đội ngũ giáo viên trƣớc đây tốt nghiệp trƣờng trung học, cao đẳng sƣ phạm. Việc đi học cao học và Nghiên cứu sinh của nhiều giáo viên cũng đƣợc tạo điều kiện thuận lợi. Nhờ vậy mà tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao hơn. Ngành cũng đã trình Ủy ban nhân dân và phối hợp với Sở nội vụ hàng năm tuyển giáo viên mới nên không còn tình trạng thiếu giáo viên. Các cấp ủy Đảng và ngành giáo dục cũng đã ban hành nhiều chính sách đãi ngộ đối với giáo viên toàn ngành và một số chính sách đặc biệt đối với giáo viên dạy ở vùng núi, giáo viên dạy trƣờng chuyên…

Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho giáo viên đƣợc quan tâm. Công tác xây dựng Đảng trong các nhà trƣờng phổ thông tiếp tục đƣợc đƣợc các cấp ủy Đảng và ngành giáo dục quán triệt thực hiện.

Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục cũng đã chú trọng đến việc đầu tƣ cơ sở vật chất kĩ thuật trƣờng học. Các nhà trƣờng đã đƣợc cao tầng hóa, kiên cố hóa khang trang thay thế các phòng học tranh tre, nứa lá. Hiện tƣợng học 3 ca không còn. Trang thiết bị dạy học đƣợc trang bị đầy đủ. Hệ thống thƣ viện đƣợc xây dựng ở tất cả các trƣờng THPT, THCS và đang đƣợc tiếp tục xây dựng ở những trƣờng tiểu học vùng cao. Đặc biệt các cấp, các ngành đã chỉ đạo sát xao việc cấp sách giáo khoa cho học sinh và kiên quyết không để xảy ra hiện tƣợng kgoong đủ sách nhƣ trƣớc đây. Các trang thiết bị hiện đại nhƣ: máy tính, máy chiếu, máy nghe nhìn, bảng thông minh… đã đƣợc trang bị đầy đủ trong các nhà trƣờng phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đẩy mạnh sự hiện đại hóa các nhà trƣờng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Ba là, huy động toàn dân đóng góp tích cực đối với sự phát triển giáo dục phổ thông địa phương

Nhận thức sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân và thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục của Đảng, công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc đẩy mạnh. Trong 15 năm, Thanh Hóa đã huy động đƣợc sự đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân nhất là các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Hệ thống các trƣờng dân lập, tƣ thục ra đời ngày càng nhiều. Các địa phƣơng đã tổ chức đại hội giáo dục các cấp để triển khai các hoạt động của mình, vận động nhân dân tham gia đóng góp kinh phí và tham gia xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật trƣờng học. Xã hội hóa giáo dục đã có tác dụng trong việc xây dựng môi trƣờng giáo dục, tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và hành động và tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Với công tác xã hội hóa giáo dục, tỉnh đã có thêm nhiều kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập. Đặc biệt

nguồn thu này đã đƣợc dùng để trợ cấp cho các học sinh nghèo vƣợt khó học giỏi và các học sinh đỗ đạt cao tại các kì thi. Hệ thống Hội khuyến học đã đƣợc xây dựng từ tỉnh xuống huyện, thành phố và xuống đến xã, phƣờng, trong các trƣờng học. Hệ thống này đã và đang phát huy vai trò đối với sự phát triển GDPT địa phƣơng.

Bốn là, quản lý giáo dục, công bằng xã hội trong giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực

Công tác quản lý chất lƣợng đã đƣợc chú trọng với việc tăng cƣờng hệ thống đánh giá và kiểm định chất lƣợng. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các cấp đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng giáo viên, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tƣợng học sinh và điều kiện cụ thể của từng vùng miền. Công tác hành chính, công tác khen thƣởng đều thực hiện dân chủ cơ sở tiếp tục đƣợc đƣợc chú trọng cải cách. Ngành đã chấn chỉnh, tăng cƣờng kỉ cƣơng, nề nếp nhất là trong thi cử. Công tác thanh tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong các kì thi, xét duyệt bằng cấp.

Công bằng xã hội trong giáo dục đã đƣợc cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho con em ngƣời dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách đƣợc học tập. Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục đã luôn chỉ đạo sát xao nhằm hạn chế tình trạng các học sinh vì khó khăn mà phải bỏ học.

3.1.2. Về hạn chế

Tổng quát lại 15 năm qua (1996 - 2010), có thể nói GDPT Thanh Hóa đã có những ƣu điểm vƣợt trội, vững chắc. Song so với mục tiêu và yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với việc phát triển kinh tế tri thức thì sự phát triển GDPT vẫn tồn tại những điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, chất lượng giáo dục phổ thông còn có sự chênh lệch không nhỏ giữa các loại hình đào tạo và giữa các vùng miền

Đó là sự chênh lệch giữa trƣờng công lập với trƣờng bán công, dân lập và tƣ thục, giữa trƣờng thƣờng với trƣờng chuyên, lớp chọn, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi tạo nên cục diện không đồng đều về mặt bằng chất lƣợng giáo dục. Trong những sự chênh lệch trên thì sự chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi biên giới là rõ nét và khó rút ngắn nhất.

Dù đã có nhiều chế độ ƣu đãi đối với giáo viên công tác ở vùng núi, việc luân chuyển giáo viên cũng đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣng nhìn chung chất lƣợng giáo dục khu vực này vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Cơ sở vật chất, kĩ thuật ở đây vẫn còn rất thiếu thốn. Hiệu quả đào tạo ở các vùng này còn thấp. Việc đi lại để học tập khó khăn nên tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn nhiều.

Thực tế ở Thanh Hóa cho thấy đa phần các trƣờng ở thành phố, thị xã, các huyện miền đồng bằng có chất lƣợng đào tạo rất cao. Các giải học sinh giỏi và đỗ đạt vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngoài trƣờng THPT chuyên Lam Sơn ra thì đều tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển nhƣ: Hoằng Hóa, Nông Cống, Quảng Xƣơng, Đông Sơn…Trái lại ở các huyện miền núi số lƣợng học sinh thi đỗ vào các trƣờng chuyên nghiệp thƣờng rất hiếm hoi, các em hay bỏ học giữa chừng hoặc chỉ học để biết chữ, cao lắm là hết cấp THPT. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên vẫn luôn đƣợc cho là bởi sự chênh lệch về kinh tế và thực tế đúng là nhƣ thế nhƣng theo cá nhân tác giả thì còn chính bởi giáo dục miền núi chƣa đƣợc thực sự quan tâm nhiều của các cấp, các ngành.

Chất lƣợng giáo dục toàn diện có chuyển biến đáng kể nhƣng ở một số trƣờng nhất là của hệ thống ngoài công lập thì sự chuyển biến này còn rất

chậm. Tại các trƣờng dân lập, tƣ thục, số lƣợng học sinh trung bình, yếu, kém chiếm tỉ lệ khá cao. Việc giảng dạy và học tập từ tiểu học đến THPT trong toàn tỉnh chƣa thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục đúng đắn: học đi đôi với hành, giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, học để trở thành những công dân tốt mà chủ yếu là đối phó với thi cử. Đại đa số phụ huynh quan niệm lực học của con em gắn liền và thể hiện qua điểm thi. Do vậy, một thực trạng không chỉ có ở Thanh Hóa mà còn phổ biến ở rất nhiều địa phƣơng là gần đến ngày kiểm tra, giáo viên khoanh bài cho học sinh “tủ’, còn phụ huynh thì thúc, ép con học. Kết quả là thi, kiểm tra xong các em không còn nhớ gì. Những năm của thập kỉ 90, mỗi khi có con đi thi là các phụ huynh đua nhau đến trƣờng để ném bài vào phòng thi còn giờ đây việc đó lại đƣợc nhƣờng lại cho các giám thị, giáo viên làm nhiệm vụ phục vụ. Cuộc vận động: “Hai không” từ năm 2006, phần nào đem những kết quả khả quan. Nó làm cho cho những ngƣời khát khao muốn có một nền giáo dục thực thụ, đào tạo ra những công dân có đủ tài, đủ đức, thực sự thức dậy hi vọng và niềm tin. Nhƣng vài năm học gần đây, mọi thứ lại nhƣ cũ khi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lại vùn

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)