7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Quá trình thực hiện và kết quả
1.2.3.1. Nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục về mọi măt
Để đẩy mạnh quá trình thực hiện đổi mới GDPT, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa rất coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên vững mạnh. Ngành giáo dục và đào tạo đã tham mƣu cho tỉnh xây dựng kế hoạch và các đề án chủ động trong đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng của từng vùng, từng miền trong tỉnh nhằm khắc phục một cách tích cực, vững chắc tình trạng thiếu giáo viên; đảm bảo đủ chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo kế hoạch đƣợc giao, ƣu tiên cử học sinh vùng cao đi học và vào dự bị cao đẳng và dự bị đại học hệ sƣ phạm; huy động các giáo viên Tiểu học dƣới chuẩn về đào tạo lại; thực hiện các chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên. Ngành đã tổ chức, phân loại giáo viên, thƣờng xuyên cải tiến cách thức thi giáo viên giỏi các cấp. Tổ chức thi công chức theo đúng chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. Mở rộng đào tạo giáo viên ngoại ngữ và tin học để khắc phục hiện tƣợng nhiều trƣờng học sinh chƣa đƣợc học các môn này.
Hàng năm, ngân sách giáo dục đã giành ra 1,5 đến 2 tỉ đồng để đầu tƣ cho công tác đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên. Vì vậy tốc độ chuẩn hóa giáo viên đƣợc tăng nhanh. Tính đến năm 2000, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở bậc Tiểu học là 91%, THCS là 85%, PTTH là 95,31%. Khối PTTH vƣợt chỉ tiêu Bộ giáo dục 3% về đào tạo Thạc sĩ [71,tr.45].
Ngành giáo dục cũng đã có nhiều biện pháp khác phục hiện tƣợng thiếu giáo viên nhƣ: bố trí dạy liên trƣờng; động viên dạy tăng giờ định mức; hợp đồng với những giáo viên về hƣu nhƣng vẫn còn sức khỏe trên địa bàn; hợp đồng với những giáo sinh tốt nghiệp các trƣờng sƣ phạm Trung ƣơng nhƣng chƣa đƣợc bố trí công tác. Việc thiếu giáo viên giáo dục công dân, nhạc, họa, thể dục, ngoại ngữ đã đƣợc thực hiện bằng các giải pháp nhƣ: Liên kết đào tạo
với trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nhạc họa Trung ƣơng, Thể dục thể thao, các trƣờng đại học sƣ phạm (ngành ngoại ngữ); tổ chức các chuyên đề bồi dƣỡng do các trƣờng Trung học Văn hóa nghệ thuật, Trung học thể dục thể thao địa phƣơng hỗ trợ, bố trí giáo viên có năng khiếu dạy nhiều lớp.
Tại các địa phƣơng, phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động có tác dụng nâng cao chất lƣợng dạy và học. Nhiều trƣờng có những sáng kiến mới để tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học đạt kết quả tốt. Hầu hết các trƣờng đều thực hiện tốt cuộc vận động lấy ngƣời học làm trung tâm của quá trình dạy học. Vì thế đa số giáo viên đã thực hiện tốt các yêu cầu sƣ phạm, đạt chất lƣợng cao trong các giờ dạy. Phong trào Hội giảng đƣợc phát động rộng rãi tới các trƣờng nhằm mục đích để giáo viên trao đổi và góp ý và học hỏi lẫn nhau về chuyên môn.
Đời sống giáo viên cũng đã đƣợc các ngành, các cấp chú trọng quan tâm bằng cách hỗ trợ vật chất cũng nhƣ tinh thần để các giáo viên yên tâm công tác: Giáo viên dạy lớp ghép hƣởng 1,5 lần mức lƣơng cơ bản; giáo viên công tác ở biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa mà phục vụ lâu dài hƣởng thêm 100% lƣơng cơ bản… cấp thuốc phòng bệnh, nếu sốt rét đi viện không phải trả viện phí…Đối với giáo viên đi học đƣợc trợ cấp tiền tàu xe, chi trả học phí, hỗ trợ chi phí bảo vệ luận văn, luận án. Nhờ vậy, phần đông giáo viên yên tâm công tác, không có giáo viên bỏ nghề. Số đông giáo viên có ý thức vƣơn lên học hỏi để nâng cao trình độ.
Vấn đề công tác Đảng, xây dựng và rèn luyện tƣ tƣởng, phẩm chất ngƣời giáo viên đƣợc Đảng bộ tỉnh và ngành giáo dục chú trọng. Mặt khác các cấp ủy Đảng cơ sở là tổ chức tiếp thu chủ trƣơng của cấp trên đồng thời cũng là tổ chức đóng vai trò chỉ đạo, triển khai các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo. Vì vậy, coi trọng công tác Đảng trong các nhà trƣờng là có ý nghĩa đóng góp lớn tới chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
Các trƣờng phổ thông đã thành lập đƣợc các chi bộ riêng. Các chi bộ Đảng đã thực sự trở thành hạt nhân tại các cơ sở trƣờng học. Các chi bộ Đảng đã thƣờng xuyên tổ chức các lớp giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ giáo viên, học sinh. Từ 1996 đến năm 2000, đã có hơn 3500 giáo viên và học sinh đƣợc kết nạp vào Đảng; 86% nhà trƣờng có chi bộ độc lập; 36% cán bộ công chức là Đảng viên [85, tr.17].
Nhìn chung, đại bộ phận đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí, có lập trƣờng chính trị kiên định, vững vàng, chấp hành tốt pháp luật của nhà nƣớc; sống trung thực, lành mạnh, thân ái, thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ. Việc làm tốt công tác chính trị tƣ tƣởng đã góp phần làm giảm tác động mặt trái của kinh tế thị trƣờng, từng bƣớc góp phần giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong trƣờng học.
Tuy nhiên, công tác này ở nhiều nơi vẫn còn chung chung. Có nhiều cán bộ, giáo viên tiếp tục có biểu hiện suy thoái phẩm chất đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hƣởng đến uy tín của ngành. Các tổ chức công đoàn khối ngoài công lập chƣa phát huy đƣợc tác dụng.
Đến năm 2000, đội ngũ giáo viên của tỉnh vẫn còn thiếu và tồn tại nhiều vấn đề: Giáo viên Tiểu học còn nhiều ngƣời có nguồn gốc đào tạo cũ, không có khả năng dạy đủ 9 môn; giáo viên THCS còn thiếu khoảng 2000 ngƣời dạy văn hóa và 1900 ngƣời dạy năng khiếu; giáo viên PTTH còn chƣa đồng bộ. Sự hiểu biết của giáo viên về chính trị, xã hội, pháp luật còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tin học còn thấp xa so với yêu cầu của thời kì đổi mới [63, tr.45].
1.2.3.2. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học
Về mở rộng quy mô. Thực hiện chủ trƣơng phát triển giáo dục mà Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đề ra, ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã chủ trƣơng phát triển mạng lƣới trƣờng lớp các bậc tiểu học,THCS và THPT. Chính vì vậy, từ
1996 đến 2000, quy mô giáo dục của địa phƣơng tăng nhanh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Mạng lƣới trƣờng lớp phổ thông đƣợc quy hoạch một cách đồng bộ, khoa học, phân bố khá đồng đều trên địa bàn các khu dân cƣ: “các xã, phƣờng, thị trấn đã có hệ thống trƣờng tiểu học và THCS. Có 10/11 huyện miền núi có trƣờng THCS dân tộc nội trú. Tỉnh cũng đã xây dựng đƣợc 1 trƣờng trung học phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số học tiếp sau khi học xong THCS hoặc THCS dân tộc nội trú. 100% các huyện có trƣờng PTTH, nhiều huyện có đến 5 - 7 trƣờng” [85, tr.5]
Quán triệt chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh, ngành giáo dục và giáo dục đã thực hiện sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp hợp lí hơn. Trƣớc 1996, ở Thanh Hóa chỉ có một loại hình là trƣờng công lập. Từ khi thực hiện NQTW 2 khóa VIII các trƣờng công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục của tỉnh đi đôi với đa dạng hóa các loại hình trƣờng ngoài công lập.
Đối với hệ thống trƣờng tiểu học, Chƣơng trình hành động thực hiện NQTW 2 khóa VIII đã đề ra mục tiêu: “Hoàn thành cơ bản việc tách trƣờng tiểu học ra khỏi phổ thông cơ sở ở miền xuôi và vùng thấp miền núi”. Sở giáo dục coi đây là nhiệm vụ quan trọng của việc sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp tiểu học. Trƣớc 1997, tỉnh cũng đã thực hiện việc đƣợc việc tách trƣờng tiểu học ra khỏi phổ thông cơ sở tạo nền tảng để giai đoạn 1996 - 2000 này tiếp tục thực hiện. Công tác này đƣợc tiến hành với điều kiện quy mô các trƣờng THCS phải có từ 6 lớp trở lên với miền núi và 8 lớp trở lên với miền xuôi. Cố gắng đảm bảo ít nhất mỗi xã, phƣờng, thị trấn phải có ít nhất 1 trƣờng tiểu học, một số nơi có 1, 2 trƣờng.
Năm học 1995 - 1996, toàn tỉnh còn 192 trƣờng PTCS do điều kiện vật chất thiếu thốn, phạm vi không gian ở các vùng miền núi lớn, số lƣợng học sinh THCS quá ít nên chƣa tách ra đƣợc. Tình trạng này phổ biến ở các
huyện miền núi và một số nơi ven biển. Đẩy mạnh chủ trƣơng phát triển và sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp, kết thúc năm học 1999 - 2000 toàn tỉnh đã có tới 685 trƣờng tiểu học và chỉ còn 19 trƣờng phổ thông cơ sở. Số trƣờng THCS cũng đã tăng lên con số 622 trƣờng so với 360 trƣờng năm 1995 [62, tr.32].
Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bên cạnh phƣơng thức giáo dục chính quy thì phƣơng thức giáo dục không chính quy cũng có sự phát triển. Tỉnh đã cho mở thêm nhiều lớp dân lập, bán công, tƣ thục đáp ứng nhu cầu học tập ngày một tăng của học sinh. Sự xuất hiện và phát triển của hệ thống các trƣờng ngoài công lập đã có tác dụng giảm sức ép cho giáo dục công lập, góp phần ổn định xã hội trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp. Sự phát triển của loại hình giáo dục này cũng tạo điều kiện cho việc so sánh hiệu quả, rút kinh nghiệm giữa cách làm của các trƣờng công lập và ngoài công lập. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình cải cách giáo dục.
Với một tỉnh có tới 11 huyện miền núi và điều kiện kinh tế ở các huyện này còn khá khó khăn thì việc phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập ở các huyện này còn rất hạn chế. Chủ trƣơng phát triển trƣờng bán công, dân lập, tƣ thục chủ yếu đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn và các huyện có điều kiện kinh tế thuận lợi nhƣ: Nông Cống, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng…
Mô hình trƣờng chuẩn quốc gia đƣợc ra đời theo quyết định 1336/QĐ- BGD&ĐT của Bộ giáo dục ngày 26/ 04 /1997. Đây là một biện pháp nhằm thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn lực trong xã hội để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Vì vậy, từ 1997 Đảng bộ và ngành giáo dục Thanh Hóa đã rất quan tâm đến việc xây dựng trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia. Cũng từ đó, hệ thống các trƣờng trọng điểm quốc gia đƣợc
hình thành: “Năm 2000, toàn tỉnh có 125 truờng Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, cao nhất là thị xã Bỉm Sơn với 5/8 trƣờng, nhiều nhất là huyện Đông Sơn với 12/22 trƣờng” [62, tr.39].
Đi liền với việc mở rộng mạng lƣới trƣờng lớp là sự chỉ đạo sát sao thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi. Nhờ đó nên số lƣợng học sinh các cấp không ngừng tăng lên: Năm 1996 có 985.294 học sinh đến năm 2000 có 1.103.376 học sinh.
Đến năm học 1999- 2000, giáo dục tiểu học có 17019 lớp tăng 462 lớp so với năm học 1995- 1996. Số học sinh là 519057 giảm 14963 học sinh so với năm học trƣớc. Nhƣ vậy quy mô giáo dục Tiểu học ổn định. Bậc THCS có 8228 lớp tăng 410 lớp so với năm học trƣớc, số học sinh là 329 108 tăng 9002 học sinh so với năm học trƣớc. Bậc THPT có 1652 lớp tăng 286 lớp so với năm học trƣớc, số học sinh là 84409 học sinh tăng 13214 học sinh so với năm học trƣớc [70, tr.10].
Hình thức giáo dục không chính quy cũng đƣợc chú trọng phát triển trên địa bàn tỉnh. Giáo dục thƣờng xuyên đã nhanh nhạy điều chỉnh, làm cho nội dung học tập phù hợp và phong phú. Trong giai đoạn này đã chuyển hình thức từ trƣờng Bổ túc sang thành trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và dạy nghề. Các trung tâm đều duy trì và và mở rộng chức năng chống nạn thất học góp phần đẩy nhanh tỉ lệ phổ cập giáo dục các cấp. Đến năm 2000, giáo dục thƣờng xuyên hệ bổ túc THPT có 23714 học viên tăng 2592 học viên so với 1995; hệ bổ túc THCS có 817 học viên tăng 300 học viên so với 1995; hệ bổ túc tiểu học có 212 học viên. Sở giáo dục tiếp tục xây dựng phƣơng án thành lập các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên cấp huyện tạo ra một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.
Về nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đi liền với mở rộng quy mô chính là việc chú trọng nâng cao chất lƣợng giáo dục các cấp học. Để thực hiện nề nếp
GDPT, chƣơng trình dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học phải xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động chuyên môn từ Sở đến Phòng, trƣờng học, cá nhân giáo viên. Các phòng, các trƣờng tập trung chỉ đạo nâng cao chất lƣợng chuyên môn. Điều kiện của mỗi giáo viên cần có trƣớc khi lên lớp là: Lịch báo giảng, giáo án, đồ dùng dạy học. Điều kiện của mỗi học sinh cần có trƣớc khi vào lớp là: Sách, vở, đồ dùng học tập, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Nhằm nâng cao chất lƣợng GDPT trong việc đánh giá chất lƣợng dạy và học, chế độ thanh tra thƣờng diễn ra bất thƣờng. Nhờ vậy việc đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh đƣợc đảm bảo tính khách quan. Kết quả là khoảng 70 - 80% giờ thanh tra giáo viên đạt loại khá, giỏi. Dƣới sự lãnh đạo và sự chỉ đạo của Đảng, công tác thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các cấp đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch.
Với những biện pháp trên, nề nếp kỉ cƣơng dạy và học đƣợc xác lập góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các nhà trƣờng phổ thông.
Một trong những nội dung đƣợc các Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy nhấn mạnh là đổi mới mạnh mẽ nội dung, phƣơng pháp giáo dục. Thực hiện chủ trƣơng trên, ngành giáo dục đã thực hiện giảm tải đối với GDPT: Các hội thi, thao giảng giáo viên giỏi ngày càng tăng. Chất lƣợng giáo viên toàn diện ở các cấp học, ngành học ngày càng đƣợc nâng cao. Ngành cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về phƣơng pháp dạy học bộ môn, phát huy sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học, xúc tiến nhanh đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các môn mới ở bậc phổ thông [84, tr.8]. Các nhà trƣờng tập trung chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong hoạt động thăm lớp, dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi. Đối với việc thi giáo viên dạy giỏi tiểu học đƣợc đổi mới các tiêu chí về kiến thức lí thuyết, năng lực thực hành giảng dạy bộ môn, năng lực đánh giá dự giờ của các đồng nghiệp nhằm rèn luyện năng lực toàn diện của ngƣời giáo viên.
Giáo dục tiểu học tiếp tục phấn đấu để ngày càng phát triển vững mạnh làm nền móng cho GDPT. Năm 2000, bậc học này đã huy động đƣợc 99,2% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Tỉ lệ học sinh lƣu ban đến năm 2000 chỉ còn 0,9%. Các trƣờng tiểu học chỉ đạo giảng dạy toàn diện các môn tự nhiên, xã hội, vui chơi giải trí, thể dục thể thao: “100% trƣờng miền xuôi và 91% trƣờng miền núi dạy đủ 9 môn và dạy tốt 4 môn; Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội. Ở những địa phƣơng có điều kiện việc giảng dạy 9 môn đạt hiệu quả cao nhất là hệ bán trú. Một số nơi các nhà trƣờng đã tổ chức cho học sinh học ngoại ngữ, tin học. Năm 2000, có 29 trƣờng với 13461 học sinh đƣợc học