Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 29 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục phổ thông

DỤC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC (1996 - 2000)

1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục phổ thông dục phổ thông

Thứ nhất, quan điểm về giáo dục phổ thông tại Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Công sản Việt Nam đã đề ra Chiến lƣợc đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm mục tiêu đến 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đạt đƣợc mục tiêu

chiến lƣợc trên, Đại hội tiếp tục xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả. Phƣơng hƣớng chung của lĩnh vực GDPT trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH , tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo” [33, tr.107].

Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát trên, Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp:

Thanh toán nạn mù chữ cho những ngƣời lao động ở độ tuổi 15 - 35 và thu hẹp diện mù chữ ở các độ tuổi khác. Tích cực xóa mù chữ cho nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa và những vùng còn khó khăn [33, tr.199].

Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nƣớc và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố lớn và những nơi có điều kiện. Có chính sách giúp đỡ con em ngƣời dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo, ngƣời tàn tật có điều kiện học tập. Phát triển trƣờng lớp nội trú, bán trú. Củng cố và tăng cƣờng các trƣờng chuyên, lớp chọn. Mở thêm trƣờng dân lập, bán công ở các cấp học phổ thông. Thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học (đặc biệt là các môn nhạc, hoạ, thể dục thể thao). Mở rộng và nâng cao chất lƣợng dạy ngoại ngữ, tin học từ cấp phổ thông. Tập trung sức nâng cao chất lƣợng dạy và học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh, khắc phục tình trạng phải dạy thêm quá nhiều ngoài giờ học chính khoá [33, tr.200].

Hoàn chỉnh và củng cố các trƣờng sƣ phạm về mọi mặt, khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu giáo viên và nâng cao chất lƣợng giáo viên ở tất cả các cấp học. Bổ sung chính sách đãi ngộ giáo viên và có chính sách khuyến khích giáo viên tình nguyện đến các vùng khó khăn. Sử dụng giáo viên đúng

năng lực và đãi ngộ đúng công sức với tinh thần ƣu đãi nghề dạy học, chú trọng giáo viên vùng núi, vùng sâu và các vùng khó khăn [33, tr.201].

Cụ thể hoá và thể chế hoá chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà

nƣớc về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo, trƣớc hết là về đầu tƣ phát

triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỉ lệ thích đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, cần thu hút thêm các nguồn đầu tƣ từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nƣớc đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tƣ cho giáo dục đào tạo. Những doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động đƣợc đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách giáo dục, đào tạo. Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không hợp lý, nhằm bảo đảm tốt hơn kinh phí giáo dục, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo.

Nghiên cứu việc tổ chức và phối hợp chỉ đạo chƣơng trình phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp Nhà nƣớc về giáo dục, sớm xây dựng và ban hành Luật giáo dục. Định rõ trách nhiệm, mở rộng quyền hạn và nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở đào tạo, trƣớc hết là các trƣờng đại học. Đổi mới và tăng cƣờng công tác quản lý giáo dục, đặc biệt ở các cấp vĩ mô, để kiểm soát đƣợc chất lƣợng đào tạo, điều hành đƣợc bộ máy giáo dục ở quy mô ngày càng lớn và bảo đảm đƣợc hiệu quả đào tạo đúng mục tiêu mong muốn [33, tr. 202].

Thứ hai, Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996)

Sau Đại hội VIII, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục, tháng 12 - 1996 Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII ra

HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000”. Nghị quyết Hội nghị đã nêu bật những thành tựu mà nền giáo dục Việt Nam đạt đƣợc sau cách mạng tháng Tám đến nay và chỉ rõ những hạn chế của nền giáo dục hiện tại. Đồng thời, Hội nghị đã chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trên. Từ đó, đề ra chiến lƣợc giáo dục với những nội dung cơ bản sau:

Một là, những tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong

thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại…là những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" nhƣ lời căn dặn của Bác Hồ. Phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, phƣơng pháp giáo dục - đào tạo. Chống khuynh hƣớng "thƣơng mại hoá", đề phòng khuynh hƣớng phi chính trị hoá giáo dục - đào tạo.

Phải thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo là đầu tƣ phát triển. Thực hiện các chính sách ƣu tiên ƣu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tƣ và chính sách tiền lƣơng. Có giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.

Phải coi giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân. Mọi ngƣời đi học, học thƣờng xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lƣời học. Mọi ngƣời chăm lo cho giáo dục. Kết hợp giáo dục nhà trƣờng, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trƣờng giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.

Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trọng cả 3 mặt; mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả. Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trƣờng gắn liền với gia đình và xã hội.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện để

ai cũng đƣợc học hành. Ngƣời nghèo đƣợc Nhà nƣớc và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm điều kiện cho những ngƣời học giỏi phát triển tài năng.

Giữ vai trò nòng cốt của các trƣờng công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo, trên cơ sở Nhà nƣớc thống nhất quản lý, từ nội dung chƣơng trình, quy chế học, thi cử, văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên, tạo cơ hội cho mọi ngƣời có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình. Phát triển những trƣờng bán công, dân lập ở những nơi có những nơi có điều kiện, từng bƣớc mở các trƣờng tƣ thục ở một số bậc học nhƣ: mầm non, phổ thông trung học (cấp III), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học. Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bƣớc hiện đại hoá giáo dục.

Hai là, mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông từ nay đến năm 2000

Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, nhân cách, khả năng tƣ duy sáng tạo và năng lực thực hành. Cụ thể là:

Phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nƣớc, phần lớn học sinh tiểu học đƣợc học 9 môn theo chƣơng trình quy định. Thực hiện tốt 5 điều dạy của Bác Hồ. Phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm và những nơi có điều kiện.

Tính chung cả nƣớc có khoảng 60% trẻ em độ tuổi 11 - 15 học phổ thông trung học cơ sở. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng dạy kỹ thuật tổng hợp

- hƣớng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trƣờng trung học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh.

Thanh toán nạn mù chữ cho cho những ngƣời trong độ tuổi 15 - 35, thu hẹp diện mù chữ ở các độ tuổi khác, đặc biệt chú ý vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, để tất cả các tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học trƣớc khi bƣớc sang thế kỷ XXI.

Tăng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt 22% - 25% đội ngũ lao động đƣợc qua đào tạo vào năm 2000. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chƣơng trình kinh tế - xã hội của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Đối với miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, xoá “điểm trắng” về giáo dục. Mở thêm các trƣờng dân tộc nội trú và các trƣờng bán trú ở cụm xã, các huyện, tạo nguồn cho các trƣờng chuyên nghiệp và đại học để đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trƣớc hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Ba là, những giải pháp chủ yếu:

Giải pháp thứ nhất, tăng cƣờng các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo:

Đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thƣờng xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nƣớc và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách… Xây dựng và công bố công khai quy định về học phí và các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho ngƣời nghèo và ngƣời thuộc diện chính sách. Có chính sách ƣu tiên, ƣu đãi với việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học. Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nƣớc ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội kết hợp với giáo dục xã hội, giáo dục gia đình và giáo dục nhà trƣờng, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Tiếp tục phát triển các trƣờng dân lập ở tất cả các bậc học.

Giải pháp thứ hai, xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho ngƣời dạy, ngƣời học. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo dục và đƣợc xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải: Củng cố và tập trung đầu tƣ nâng cấp các trƣờng sƣ phạm. Xây dựng một số trƣờng đại học sƣ phạm trọng điểm để vừa đào tạo giáo viên có chất lƣợng cao vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ƣu đãi đối với học sinh khá, giỏi vào ngành sƣ phạm. Đào tạo giáo viên gắn với địa chỉ và có chính sách sử dụng hợp lý để khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu giáo viên hiện nay. Thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên... Lƣơng giáo viên đƣợc xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lƣơng hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định.

Giải pháp thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục - đào tạo và tăng cƣờng cơ sở vật chất các trƣờng học: Rà soát lại và đổi mới một bƣớc sách giáo khoa, loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hƣớng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật. Tăng cƣờng giáo dục công dân, giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, lòng yêu nƣớc, chủ nghĩa Mác - Lênin, đƣa việc giảng dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào nhà trƣờng phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học. Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam. Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học. Chấm dứt tình trạng lớp học ba ca. Tất cả các trƣờng phổ thông đều có tủ sách, thƣ viện và các trang bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chƣơng trình. Sớm chấm dứt tình trạng "dạy chay". Tổ chức các hội đồng môn gồm các nhà giáo dục và khoa học đầu ngành có uy tín nhằm nghiên cứu, biên

soạn, thử nghiệm nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, tài liệu, phƣơng pháp giảng dạy, cùng danh mục thiết bị đồ dùng dạy học các môn học, các mặt hoạt động trong nhà trƣờng của tất cả các bậc học sẽ áp dụng sau năm 2000.

Giải pháp thứ tư, đổi mới công tác quản lý giáo dục: Tăng cƣờng công tác dự báo và kế hoạch sự phát triển giáo dục. Đƣa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và từng địa phƣơng. Quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo theo hƣớng tập trung làm tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc... Sớm ban hành Luật Giáo dục và các văn bản dƣới luật. Xử lý nghiêm các hiện tƣợng tiêu cực trong ngành giáo dục. Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dƣỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo. Coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong giáo dục và phổ biến các tri thức khoa học giáo dục thƣờng thức đến các gia đình. Thành lập Hội đồng quốc gia giáo dục với nhiệm vụ cấp bách trƣớc mắt là giúp Chính phủ tổng kết công cuộc đổi mới về giáo dục và soạn thảo chiến lƣợc giáo dục - đào tạo. Tiếp tục đổi mới và mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác giáo dục- đào tạo với nƣớc ngoài. [34, tr.28-33]

Văn kiện Đại hội VIII và Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII của Đảng đã tiếp tục khẳng định giáo dục đào tạo là: “quốc sách hàng đầu”, chỉ ra mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng và giải pháp của toàn ngành giáo dục và hệ thống GDPT. Đây chính là kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục cho các địa phƣơng trong cả nƣớc vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh mình trong đó có Đảng bộ Thanh Hóa nhằm đƣa GDPT phát triển lên một bƣớc cao hơn.

Triển khai chủ trƣơng phát triển giáo dục - đào tạo trên, ngày 21/08/1997, Chính phủ ra Nghị quyết 90/CP: “Phƣơng hƣớng và chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”. Đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết nhấn

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hanh hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 1996 den nam 2010 (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)