Về những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu đảng bộ bắc kanj thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ nam 2001 den nam 2010 (Trang 89 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1Về những thành tựu cơ bản

Thứ nhất, từ năm 2001 đến năm 2010 Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã vận dụng sáng tạo chủ trương xây dựng TCCSĐ vào thực tiễn địa phương

Là một tỉnh nghèo, với nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với đặc thù là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc cƣ trú,dân trí không đồng đều, trình độ nhận thức về pháp luật còn thấp, vì vậy, việc vận dụng chủ trƣơng chính sách của Trung ƣơng Đảng về xây dựng TCCSĐ trên địa bàn tỉnh cũng có những nét chuyên biệt.

Xuất phát từ thực tế tại địa phƣơng, Đảng bộ tỉnh, các ban chuyên môn đề ra các Nghị quyết, Chỉ thị cụ thể nhƣ: Kế hoạch số 48-KH/ĐU ngày 06 tháng 4 năm 2006 về việc đánh giá TCCSĐ và chất lƣợng đảng viên của tỉnh, các chuyên đề về công tác xây dựng TCCSĐ tại địa phƣơng nhƣ: chuyên đề nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thƣ TƢ, triển khai việc “học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“.... Việc quán triệt, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng đƣợc đổi mới, phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tƣợng, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo vận dụng chỉ thị, nghị quyết vào thực tiễn địa phƣơng. Đồng thời, đổi mới phƣơng thức giảng dạy, đào tạo, bồi dƣỡng, biên soạn tài liệu, truyền đạt nghị quyết. Việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh đƣợc triển khai có kết quả, thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các TCCSĐ trên địa bàn tỉnh và trong xã hội, tạo ra chuyển biến cơ bản về nhận thức tƣ tƣởng, ý thức rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng và hoạt động của các cấp ủy đảng, nhất là ở cơ sở.

85

Do vẫn còn là một tỉnh nghèo so với các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh còn nhiều khó khăn, những vùng này tập trung chủ yếu hai dân tộc Mông và Dao bị các phần tử xấu kích động, lừa gạt, xúi giục di dịch cƣ tự do, tuyên truyền và theo đại trái pháp luật, ảnh hƣởng không nhỏ đến phong tục tập quán và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định ở một số địa phƣơng trong tỉnh. Chính vì vậy, đòi hỏi phải tăng cƣờng xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, trong đó có việc xây dựng và phát triển Đảng, nâng cao chất lƣợng đảng viên, đoàn viên, hội viên hội quần chúng, một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức không đồng đều, dân cƣ của tỉnh chủ yếu là đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay sống xen kẽ nhau từ lâu đời, nguồn thu nhập chính của bà con là sản xuất nông – lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nguyên nhân cơ bản của tỷ lệ nghèo đói cao là do đông con, thiếu đất canh tác, chƣa biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy,việc phát triển đảng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Để khắc phục tình trạng thôn trắng đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, vùng sâu, vùng xa, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng vào thực tiễn địa phƣơng nhƣ: Thƣờng xuyên tổ chức Hội nghị tọa đàm về công tác xây dựng Đảng trong vùng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đề ra một số nghị quyết về công tác xây dựng Đảng trong dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Uu tiên phát triển kinh tế xã hội trong vùng dân tộc Mông, thành lập Ban chỉ đạo để khảo sát, nắm tình hình và xây dựng quy hoạch khu dân cƣ của dân tộc Mông và dân tộc Dao trên địa bàn toàn tỉnh. Giảm một số chỉ tiêu quy định về trình độ học vấn phù hợp với quần chúng ƣu tú là dân tộc Mông và các dân tộc ít ngƣời khác khi xem xét kết nạp Đảng (hoặc cho nợ tiêu chuẩn văn hoá). Có cơ chế chính sách để khuyến khích đội ngũ làm công tác giảng dạy các lớp bổ túc văn hoá ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao.

86

Các cấp uỷ, chính quyền có sự vận dụng sáng tạo chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn của địa phƣơng, đã tranh thủ thời cơ, điều kiện thuận lợi, bám sát thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. Nhân dân tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng phấn đấu vƣơn lên xây dựng quê hƣơng giàu đẹp.Từ việc chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiệu lực lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền ở cơ sở đƣợc nâng lên. Khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng đƣợc củng cố và phát huy sức mạnh tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển. Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế; an ninh - quốc phòng; trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tập trung dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, xây cơ sở vật chất thực hiện xây dựng nông thôn mới. Sau 9 năm thành lập tỉnh, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các bộ, ngành Trung ƣơng, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch tích cực với sự nghiệp với sự phát triển động bộ của các thành phần kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1997 – 2000 đạt 9,9%/năm; giai đoạn 2001 – 2005 đạt 12,4%/năm. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu đƣợc đầu tƣ xây dựng. Lĩnh vực văn hóa xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói giảm nghèo, đèn ơn đáp nghĩa…. Đƣợc thực hiện có hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc củng cố giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyên, đoàn thể có nhiều đổi mới, tiến bộ; việc tăng cƣờng đoàn kết các dân tộc không ngừng đƣợc phát huy. Đời sống vật chất, tinh thàn của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện [8, tr.92].

Cùng với việc đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác lãnh đạo kinh tế - xã hội và lãnh đạo công tác tƣ tƣởng, Đảng bộ Bắc Kạn đã thực hiện đổi mới

87

nội dung phƣơng thức lãnh đạo theo hƣớng vừa tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò làm chủ của các đoàn thể quần chúng. Các tổ chức đảng đã xây dựng đƣợc quy chế làm việc, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng.

Thông qua việc thực hiện chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quyền làm chủ và tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các hộ nông dân đƣợc phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Hội đồng nhân dân - cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất ở địa phƣơng, đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo luật định và nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, cụ thể hoá thành mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Các quyết định quan trọng của Hội đồng nhân dân đã thu nhận ngày càng nhiều sự đóng góp trí tuệ của nhân dân để thảo luận, cân nhắc và quyết định. Các quyết định của Hội đồng nhân dân đƣợc thông báo tới mọi ngƣời dân, thông qua đó giúp cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân, của đại biểu Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân đã làm tốt chức năng xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, các biện pháp an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân. Trên cơ sở đƣờng lối, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã đã thể chế hoá thành các nghị quyết, quyết định về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; về quản lý sử dụng đất đai; về giao thông nông thôn; về cấm trồng, mua, bán tàng trữ thuốc phiện; về cấm thả rông gia súc; về xây dựng nếp sống mới...Sự đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Kạn đã đem lại kết quả là

88

chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quá hơn và chất lƣợng chính quyền cũng đƣợc nâng lên.

Để xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với đồng bào các dân tộc ít ngƣời, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã quán triệt và quy định là một nội dung của sinh hoạt chi bộ thƣờng kỳ. Cấp ủy các cấp đã cụ thể hoá những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thành những chƣơng trình hành động phù hợp với thực tế địa phƣơng và tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới mọi ngƣời dân để nhân dân quán triệt, tham gia góp ý kiến xây dựng và thực hiện với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. Công tác vận động quần chứng của Đảng đƣợc tăng cƣờng và có hiệu quả thiết thực. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thƣờng xuyên đƣợc kiện toàn vể mặt tổ chức, hoạt động đi vào chiều sâu, chú trọng đổi mới nội dung và phƣơng thức nên đã vận động tập hợp đƣợc quần chúng tích cực tham gia thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ở cơ sở. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ” của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhƣ phong trào “Xoá đói giảm nghèo”, “Phụ nữ thực hành tiết kiệm xây dựng nếp sống mới”, “Giúp nhau làm kinh tế gia đình giỏi” của phụ nữ; phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nƣớc” và phong trào “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” của Đoàn thanh niên; phong trào thi đua “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Xây dựng nông thôn mới” của Hội nông dân; phong trào phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ “Thi đua lao động sản xuất giỏi” của Hội Cựu chiến binh v.v.. đã đƣợc đông đảọ quần chúng tham gia và có hiệu quả thiết thực. Những phong trào trên đã thực sự phát huy tác dụng động viên quần chúng nhân dân, khai thác mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng quê hƣơng giàu đẹp.

89

Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thành chỉ tiêu trong công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2001đến năm 2010

Đảng bộ Tỉnh đã hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra về phát triển TCCSĐ, góp phần nâng cao củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, phong cách, năng lực lãnh đạo. Trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII của tỉnh có đề ra mục tiêu: Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hàng năm có 80% tổ chức đạt loại trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh công tác phát triển đảng, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời, phấn đấu tỉ lệ đảng viên so với dân số đạt 5%. Đến cuối nhiệm kỳ, theo thống kê của Ban tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn năm 2005, đảng viên của Đảng bộ có 18.543 đồng chí, chiếm 6,26% dân số; tăng 1,26% so với mục tiêu Đại hội đề ra. Số thôn, bản, trƣờng học chƣa có đảng viên và tổ chức cơ sở đảng giảm còn 6 đơn vị so với đầu nhiệm kỳ (thời điểm cuối năm 2000, toàn tỉnh còn 86 thôn, bản, trƣờng học chƣa có đảng viên).

Trong Nghị quyết tại Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra mục tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất 70% TCCSĐ trong sạch vững mạnh; tỉ lệ đảng viên đủ tƣ cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên. Phấn đấu 100% thôn, bản, trƣờng học có đảng viên và 90% thôn, bản có chi bộ sinh hoạt độc lập vào năm 2010. Kết quả thực hiện: Về TCCSĐ năm 2010 toàn đảng bộ tỉnh có 447 TCCSĐ, tăng 51 TCCSĐ so với đầu nhiệm kỳ trong đó: đảng bộ cơ sở là: 171, chi bộ cơ sở là: 276; số chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở năm 2005 là 1.320, năm 2010 là 1.694, tăng 374 chi bộ.Trong đó: riêng số chi bộ thôn năm 2005 là 1.025, năm 2010 là 1.146 chi bộ, tăng 121 chi bộ; năm 2005 số thôn có chi bộ độc lập là 775 (=55,8%), năm 2010 là 945 (=67,3%), tăng 270 chi bộ thôn sinh hoạt độc lập; số chi bộ sinh hoạt ghép năm 2005 là 250 chi bộ

90

với 613 thôn, năm 2010 còn 201 chi bộ với 458 thôn, giảm 145 thôn. Về chất lƣợng của TCCSĐ: So sánh kết quả phân tích đánh giá chất lƣợng giữa năm 2009 với năm 2005, chất lƣợng tổ chức cơ sở, chi bộ đảng đã đƣợc nâng lên; tỷ lệ đảng bộ cơ sở và chi bộ đạt trong sạch vững mạnh ngày một tăng, tỷ lệ chi, đảng bộ cơ sở hoàn thành nhiệm vụ có chiều hƣớng giảm dần, số tổ chức cơ sở đảng yếu kém chiếm tỷ lệ ít. So với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ IX (số TCCS đảng đạt TSVM hằng năm trên 70%) tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh hằng năm (năm 2005 đạt 29,8%, năm 2009 đạt 70,65%) đã đạt đƣợc mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Về số lƣợng đảng viên: Đảng bộ tỉnh đã luôn chú trọng đến công tác phát triển đảng viên tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do đó từ 222 thôn, bản, trƣờng học chƣa có đảng viên trong năm 1997, đến năm 2009 chỉ còn 04 thôn bản chƣa có đảng viên, sang quý II năm 2010 đã xóa xong thôn bản trắng đảng viên.

Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành chỉ tiêu về công tác xây dựng TCCSĐ mà Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ thứ VIII và IX đề ra có ý nghĩa rất quan trọng, vì đó là bƣớc khởi đầu, là tiền đề và động lực để Đảng bộ tỉnh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững tin và vƣợt khó đi lên trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn luôn thể hiện rõ vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở

Trong những năm qua các TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã luôn bám sát chức năng nhiệm vụ quy định, phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo mọi mặt ở địa phƣơng, làm tốt cầu nối giữ Đảng với quần chúng nhân dân, tỏ rõ bản lĩnh, năng động sáng tạo trong công cuộc xây dựng quê hƣơng giàu đẹp.

91

- Các cấp ủy đảng đã luôn nhận thức rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới, các tổ chức cơ sở đảng nhìn chung giữ vững và phát huy đƣợc vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; làm tốt nhiệm vụ chính trị tƣ tƣởng đối với đảng viên và quần chúng, thực hiện

Một phần của tài liệu đảng bộ bắc kanj thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ nam 2001 den nam 2010 (Trang 89 - 103)