Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xây

Một phần của tài liệu đảng bộ bắc kanj thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ nam 2001 den nam 2010 (Trang 25 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn về xây

* Một số khái niệm cơ bản về TCCSĐ: - Quan điểm của Mác – Lê nin về TCCSĐ:

Mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen chƣa đề cập đến khái niệm TCCSĐ, nhƣng các ông là những ngƣời đầu tiên đƣa ra những tƣ tƣởng, quan điểm về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các tổ chức đảng ở cơ sở (chi bộ), đồng thời cũng là những ngƣời trực tiếp xây dựng những chi bộ đầu tiên của “Đồng minh những ngƣời cộng sản” - Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới. Những tƣ tƣởng cơ bản của C. Mác và Ăng ghen về vị trí, vai trò của tổ chức đảng ở cơ sở trong hệ thống tổ chức Đảng bƣớc đầu hình thành với những quy định trong Điều lệ của “Hội liên hiệp công nhân quốc tế” do hai ông khởi thảo, trong đó đã xác định: Nhiều chi bộ hợp thành một công xã gồm từ ba đến hai mƣơi thành viên, đó là “hạt nhân” của công tác chính trị của Đảng trong quần chúng lao động. Đảng phải “Biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân, trong đó, lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản có thể đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng tư sản” [16, tr.348]. Đó là những quan niệm đầu tiên của Mác và Ăng ghen về vị trí, vai trò của TCCSĐ.

21

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để Đảng hình thành và phát triển, đủ sức lãnh đạo phong trào, vấn đề cơ bản là phải tập trung xây dựng cho đƣợc các tổ chức Đảng trong các công xƣởng, nhà máy, nơi khởi nguồn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Những tổ chức Đảng nền tảng đó vững mạnh, bám chắc đƣợc phong trào nhƣ vậy sẽ khẳng định đƣợc vai trò của Đảng trƣớc phong trào cách mạng của quần chúng công nhân, và qua đó mà làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Các ông đã khẳng định: Lý luận cách mạng có đi vào và thấm sâu vào phong trào công nhân hay không, giai cấp công nhân có đạt đến trình độ tự giác trong cuộc đấu tranh cho mục đích, lý tƣởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động hay không, vai trò có ý nghĩa quyết định là ở các tổ chức Đảng trong phong trào cách mạng của quần chúng đặc biệt là trong các cuộc đấu tranh trực tiếp của bộ phận công nhân ở trong nhà máy, công xƣởng, cơ sở sản xuất...Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của các tổ chức đảng ở cơ sở, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình C.Mác và Ph.Ăngghen luôn chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng các chi bộ đảng ở cơ sở, gắn với các hoạt động của quần chúng ở cơ sở. Những quan điểm lý luận của các ông đã trở thành lý luận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở các giai đoạn sau này.

Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, V.L.Lênin đã đấu tranh không mệt mỏi chống trào lƣu cơ hội, xét lại trong Quốc tế II để bảo vệ và phát triển các tƣ tƣởng, quan điểm của C.Mác và Ăngghen. Lênin khẳng định: Đảng phải là tổ chức chính trị cao nhất, có tổ chức chặt chẽ của giai cấp công nhân. Trong hoạt động thực tiễn xây dựng bộ máy tổ chức của Đảng, Lênin đặc biệt chú ý đến xây dựng các “nhóm” các “tiểu tổ” công tác ở các công xƣởng, nhà máy, hầm mỏ. Ngƣời coi đó là nhiệm vụ đầu tiên và cấp thiết của Đảng, để Đảng thật sự là cơ thể sống bám chắc vào cơ sở, vào quần chúng lao động từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Trong cuộc đấu tranh để xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, V.I.Lênin hết sức coi trọng chăm lo xây dựng các tiểu tổ công nhân dân chủ - xã hội, phát triển những tiểu tổ đó trở thành những chi bộ cơ sở trong các nhà máy, công xƣởng, khu dân cƣ... của Đảng

22

Bônsêvích Nga. Khi cách mạng thắng lợi, đứng trƣớc những nhiệm vụ nặng nề, phức tạp của đảng cầm quyền, TCCSĐ không ngừng tăng lên về số lƣợng và đa dạng về nội dung hoạt động, V.I.Lênin xác định rõ hơn vai trò của các TCCSĐ. Ngƣời nhấn mạnh: "Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động. Những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng lao động một cách có hệ thống để lãnh đạo và qua đó rèn luyện bản thân Đảng” [42, tr.232-233] Từ những quan điểm nêu trên cho thấy, ngay từ khi có tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên và trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng của các Đảng cộng sản, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, đều khẳng định: TCCSĐ giữ vị trí, vai trò to lớn trong quá trình hình thành và phát triển và trong sự lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng mạnh là nhờ các TCCSĐ mạnh. Những luận điểm và tƣ tƣởng đó đã soi sáng cho công tác xây dựng Đảng trong mọi thời kỳ và ngày nay đã trở thành cơ sở lý luận cho qúa trình xây dựng Đảng và nâng cao chất lƣợng các TCCSĐ.

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về TCCSĐ:

Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chính đảng vô sản, Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi bắt tay xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trong

Điều lệ vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đƣợc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng 3-2-1930 đã chỉ rõ cách thức tổ chức Đảng từ Trung ƣơng đến chi bộ. Trong đó, "Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng, một hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đ- ường phố...”.

Khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, mỗi lúc đến thăm đơn vị cơ quan, trƣờng học, bệnh viện, đơn vị sản xuất,... Hồ Chí Minh đều hết sức nhấn

23

mạnh yêu cầu củng cố vai trò lãnh đạo của chi bộ. Từ thực tế công tác xây dựng Đảng, Ngƣời đã rút ra nhận xét: "chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc đều tốt".

Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, cùng với quá trình không ngừng hoàn thiện đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng của Đảng, vấn đề xây dựng, củng cố tổ chức Đảng từ Trung ƣơng đến cơ sở đƣợc Hồ Chí Minh hết sức chú trọng. Ngƣời theo dõi sát sao diễn biến từng chi bộ điển hình cũng nhƣ chi bộ yếu kém, viết báo và gửi thƣ khen ngợi những chi bộ tốt, phê bình những chi bộ yếu kém và gợi ý phƣơng pháp sửa chữa. Trong bài nói tại Hội nghị tổng kết 3 năm xây dựng chi bộ và đảng bộ "bốn tốt" (4- 1966), Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “xây dựng chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng” [26, tr.77] Ngƣời đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá chi bộ "bốn tốt" là: "Đảng viên gương mẫu trong mọi công việc, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nội bộ thật sự đoàn kết; chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, lãnh đạo tốt sản xuất và chiến đấu; một lòng một dạ phục vụ nhân dân, thiết thực chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đối với Đảng thì củng cố tốt và phát triển" [26, tr.79]. Để các chi bộ ngày càng vững mạnh, Ngƣời yêu cầu phải phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng; "huyện uỷ, thành uỷ, tỉnh uỷ cần phải đi sâu sát đến các chi bộ, cần phải giúp đỡ các chi bộ một cách thiết thực và thƣờng xuyên. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ cần chỉ đạo riêng chi bộ để rút kinh nghiệm về xây dựng chi bộ "bốn tốt” [26, 79]. “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” [26, tr.23].

- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ :

Trung thành với học thuyết Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay luôn khẳng định vị trí quan trọng và trách nhiệm nặng nề của tổ chức cơ sở đảng. Theo điều 10 của Điều lệ Đảng Cộng

24

sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, “Hệ thống tổ chức của Đảng đƣợc lập tƣơng ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nƣớc” [78, tr. 35-37] Bốn cấp tƣơng ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nƣớc mà tổ chức đảng đƣợc thiết lập là Trung ƣơng, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng, quận/huyện (và tƣơng đƣơng), xã/phƣờng/thị trấn. Sự thiết lập tƣơng ứng với hệ thống hành chính nhà nƣớc không có nghĩa là Nhà nƣớc có tổ chức nào thì Đảng có tổ chức đó, không phải là thiết lập trùng khớp tổ chức bộ máy đảng giống nhƣ bộ máy của nhà nƣớc. Tổ chức đảng ở mỗi cấp là bộ phận hợp thành cái chỉnh thể thống nhất Đảng Cộng sản Việt Nam, đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong đó, TCCSĐ là cấp thấp nhất, đƣợc tổ chức theo vùng lãnh thổ, đơn vị công tác và đơn vị sản xuất. Sự hình thành TCCSĐ bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của Đảng nhằm bám rễ vào đời sống của quần chúng nhân dân ở cơ sở và mọi lĩnh vực của xã hội để thực hiện sự lãnh đạo. Trong hệ thống tổ chức của Đảng, mỗi cấp có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cấp cơ sở đƣợc xác định là cấp nền tảng của Đảng, của hệ thống chính trị, là nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện đƣờng lối, Nghị quyết của Đảng, cấp trên, biến đƣờng lối, Nghị quyết của Đảng thành hiện thực; là nơi mà mọi hoạt động xây dựng nội bộ Đảng đƣợc tiến hành.

Khái niệm TCCSĐ đƣợc ghi rõ ở Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-01-2011):

TCCSĐ (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, được lập ra ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên….” Khái niệm trên chỉ rõ TCCSĐ đƣợc gọi chung cho cả chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở tùy thuộc vào số lƣợng đảng viên và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng cơ sở.

25

bất cứ giai đoạn cách mạng nào, Đảng cũng luôn khẳng định TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng luôn coi các tổ chức đảng ở cơ sở là tổ chức nền tảng, là tế bào cấu thành nên Đảng, là pháo đài, là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng. Đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội, những bài học thành công và chƣa thành công của Đảng đều gắn liền với vị trí, vai trò của TCCSĐ. Đảng ta đã khẳng định: Những thành tựu đã đạt đƣợc, những tiềm năng đƣợc khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng. Nhƣng mặt khác, sự yếu kém của nhiều TCCSĐ đã hạn chế những thành tựu của cách mạng.

- Chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng:

Tiếp tục quán triệt thực hiện những chủ trƣơng về xây dựng Đảng và TCCSĐ do Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng sáu (lần 2) khoá VIII đã đề ra trong đó nhiệm vụ thứ bảy đã chỉ rõ: "Kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động cụ thể của các loại hình TCCSĐ. Chấn chỉnh nền nếp sinh hoạt chi bộ, phân công và kiểm tra công tác đảng viên. Đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thƣờng xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở nơi cƣ trú theo quy định cụ thể của Bộ Chính trị và gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cƣ trú. Đổi mới công tác phân tích chất lƣợng các TCCSĐ và đội ngũ đảng viên, khắc phục cách làm hình thức, chiếu lệ, thành tích chủ nghĩa. Tiếp tục kiện toàn cấp uỷ, nhất là bí thƣ cấp uỷ. Các cấp uỷ phân công bí thƣ, phó bí thƣ và uỷ viên thƣờng vụ phụ trách các cơ sở trọng điểm [14,tr. 32-33]. Trên cơ sở tổng kết hai năm thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) yêu cầu: "Tất cả các đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt

26

công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo. Cấp uỷ cấp trên tập trung chỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cƣờng cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lƣợng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ. Phân công, hƣớng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gƣơng mẫu trong công tác, học tập và lối sống; giữ mối liên hệ với quần chúng nơi công tác, với chi bộ và nhân dân nơi cƣ trú. Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý những ngƣời ƣu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế, đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít hoặc chƣa có đảng viên. Đổi mới việc phân tích, đánh giá chất lƣợng các TCCSĐ và đảng viên” [16, tr.142]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã yêu cầu: Trung ƣơng, các cấp uỷ và tổ chức đảng phải hƣớng về cơ sở, tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố cơ sở, coi đây là công tác trọng tâm từ nay đến cuối nhiệm kỳ, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, đặc biệt là chi bộ. Trách nhiệm trực tiếp và trƣớc hết trong việc chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCSĐ thuộc về cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở [16 ,tr.55]. Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đảng. Có cơ chế, thiết chế để TCCSĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; bảo đảm sự lãnh đạo của TCCSĐ đƣợc phát huy trong thực tế. Làm tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ bí thƣ, chi uỷ viên của mỗi chi bộ. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của loại hình TCCSĐ, bảo đảm phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của các TCCSĐ. Đẩy mạnh công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên mới gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Tăng cƣờng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng cán bộ cơ sở theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ

27

năng quản lý, điều hành. Thực hiện tốt chính sách chế độ, tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Xây dựng và thực hiện hệ thống quy chế hoạt động của tổ chức đảng; làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế, chăm lo đời sống của nhân dân; thực hành dân chủ rộng rãi, nghiêm túc duy trì kỷ luật, kỷ cƣơng của Đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt

Một phần của tài liệu đảng bộ bắc kanj thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ nam 2001 den nam 2010 (Trang 25 - 34)