Nhu cầu nhân lực dƣợc tại khoa Dƣợc của các bệnh viện công lập tỉnhThá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực dược và xác định nhu cầu nhân lực dược tại khoa dược của các bệnh viện công lập tỉnh thái nguyên (Trang 92)

Nguyên, giai đoạn từ 2015 đến 2019.

Căn cứ vào số lƣợng nhân lực dƣợc hiện có; qui định về định mức biên chế nhân lực dƣợc theo Thông tƣ 08/2007/TTLT-BNV-BYT[14] và Chiến lƣợc phát triển ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên 2012-2020 [37], chuyên đề đã xây dựng nhu cầu bổ sung nhân lực khoa Dƣợc tại các bệnh viện NC giai đoạn từ nay đến năm 2019 cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.

4.2.1. Nhu cầu về số lượng nhân lực

Từ số liệu nhân lực thu thập đƣợc tại các BVNC và kết quả phân tích cơ cấu nhân lực tại các bệnh viện công lập toàn tỉnh Thái Nguyên, cho thấy loại hình nhân lực có trình độ DS SĐH và DS ĐH hiện có là 41 ngƣời tƣơng ứng với 23,0% tổng nhân lực khoa Dƣợc (bảng 3.1.) tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều giữa các tuyến, các bệnh viện. Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV qui định tỷ số DSĐH/DSTH dao động trong khoảng từ 1/2 đến 1/2,5. Kết quả phân tích tại bảng 3.11. cho thấy bình quân

trong toàn tỉnh tỷ số DSĐH/TCD tại các BV là 1/3 thấp hơn so với mức qui định. Vì vậy, khi xác định nhu cầu bổ sung NL khoa Dƣợc năm 2015 chúng tôi ƣu tiên xác định nhu cầu bổ sung DSĐH.

4.2.1.1. Nhu cầu bổ sung nhân lực DSĐH tại các BVNC năm 2015

Nhu cầu bổ sung nhân lực DSĐH tại các BVNC năm 2015 tính theo qui mô giường bệnh

Theo cách tính của Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV số lƣợng DSĐH cần bổ sung năm 2015 tại các BVNC theo số GBKH tại các BVĐKT-II cần từ 8- 26 ngƣời; tại các BVCKT-II; III cần từ 1-7 ngƣời; tại các BVĐKH-III cần từ 2-15 ngƣời. Nhƣ vậy tại các KD các BV toàn tỉnh cần bổ sung từ 11- 48 DSĐH

Nhu cầu bổ sung nhân lực DSĐH tại các BVNC năm 2015 tính theo vị trí

công việc.

Căn cứ vào các văn bản, qui chế của Bộ, ngành hƣớng dẫn công tác của Khoa Dƣợc BV nhƣ Thông tƣ 22/2011/TT-BYT [12]; Thông tƣ 31/2012/TT-BYT [15]; Thông tƣ 21/2013/TT-BYT [16]; Thông tƣ 19/2014 [19] trong KD BV có 05 vị trí bắt buộc phải do DSĐH trở lên đảm nhận gồm: trƣởng (phụ trách) khoa, phụ trách bộ phận Nghiệp vụ dƣợc, NL tại bộ phận DLS và TT thuốc (cần phải đƣợc đào tạo định hƣớng DLS), thủ kho thuốc gây nghiện, phụ trách bộ phận PC-KS-KN. Để có thể bố trí nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn công việc, tại các BV công lập tỉnh Thái Nguyên cần bổ sung trong năm 2015 là 47 DSĐH. Bộ phận nghiệp vụ cần bổ sung nhiều NL DSĐH nhất là bộ phận DLS & TTT với 19/47 ngƣời.

Nhu cầu nhân lực DSĐH năm 2015 thực tế tại các BVNC

Để làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu NL DSĐH tại KD các BV NC theo cách tính toán trên, chúng tôi phân tích kết quả phỏng vấn lãnh đạo BV và trƣởng hoặc phụ trách KD về nhu cầu tuyển dụng DSĐH tại KD các BV. Có 6/10 ý kiến của đại diện Ban Giám đốc BV cho rằng cần bổ sung NL DSĐH cho KD; 09/16 cán bộ Trƣởng (PT) khoa Dƣợc cho rằng tại đơn vị mình cần bổ sung thêm DSĐH. Qua ý kiến trả lời của các trƣởng khoa Dƣợc, số DSĐH cần bổ sung trong năm 2015 là 13 ngƣời. Số lƣợng DSĐH cần tuyển tại các BVNC theo đề xuất của các trƣởng khoa Dƣợc thấp hơn so với cách tính toán theo qui định của các TT.

Nhƣ vậy, có sự khác biệt về số lƣợng DSĐH cần bổ sung theo các cách tính của các văn bản, thông tƣ, hƣớng dẫn của Bộ, ngành so với nhu cầu DSĐH thực tế tại các khoa Dƣợc bệnh viện. Phải chăng sức ép về ngân sách, chính sách khoán biên chế, ƣu tiên dành chỉ tiêu cho tuyển dụng bác sĩ … đang hiện hành là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về ra quyết định nhu cầu nhân lực DSĐH giữa các cấp lãnh đạo của BV.

4.2.1.2. Nhu cầu bổ sung nhân lực giai đoạn 2016-2019 tại các BVNC

Để xác định nhu cầu bổ sung nhân lực giai đoạn 2016-2019 tại các BVNC, đề tài đã tham khảo Chƣơng trình phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015, định hƣớng 2020, tại văn bản này ngành Y tế Thái Nguyên đã xác định tỷ lệ tăng thêm giƣờng bệnh mỗi năm là 10%. Kết quả dự báo nhu cầu DSĐH và DSTH cần tăng thêm tại các BV trong giai đoạn từ 2016 - 2019 đƣợc thể hiện trong bảng 3.33. có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau: bình quân mỗi năm tại KD các BVNC cần bổ sung thêm 4 DSĐH và từ 8 - 10 TCD. Dự kiến với mức bổ sung NL chỉ đạt đƣợc ở mức tối thiểu tới năm 2019 tại các BV công lập ngành Y tế Thái Nguyên sẽ có trên 70 DS ĐH và trên 190 DSTH đƣa tổng số NL BV tại các BV từ 178 NL năm 2014 lên tới 260 NL trở lên vào năm 2019.

4.2.2. Nhu cầu nâng cao năng lực của nhân lực khoa Dược các BVNC

4.2.2.1. Nhu cầu nâng cao năng lực của DSĐH

Kết quả phân tích cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực cho thấy trong số 41 DS SĐH & DSĐH đang công tác tại khoa dƣợc các BVNC mới có 14/41 ngƣời có trình độ SĐH đạt 34,1%. Trong khi, một số vị trí công tác đòi hỏi phải do cán bộ có trình độ DS SĐH đảm nhiệm ví dụ: vị trí trƣởng khoa, nhân lực tại bộ phận DLS & TTT… Vì vậy luận án cũng thƣ̣c hiện khảo sát về nhu cầu nâng cao năng lƣ̣c của các DSĐH .

Trƣớc hết, để có căn cứ trong xác định nhu cầu nâng cao năng lực của DSĐH chúng tôi tiến hành phỏng vấn các DSĐH và ngƣời quản lý trực tiếp các DSĐH về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của các DSĐH tại các BV. Kết quả phỏng vấn sau khi xử lý đƣợc trình bày trong bảng 3.36. mức độ hoàn thành nhiệm vụ và một số kỹ năng, thái độ của DSĐH thông qua nhận xét của trƣởng hoặc phụ trách khoa Dƣợc trực tiếp quản lý các DSĐH trên thu đƣợc nhƣ sau:

+ Năng lực thực hành nhiệm vụ chuyên môn của các DSĐH đạt mức khá chiếm 57,2%

+ Khả năng sử dụng ngoại ngữ của DSĐH: đa số cán bộ phụ trách khoa & DSĐH đều đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ của các DSĐH chỉ đạt mức trung bình.

+ Một số kỹ năng và thái độ khác của DSĐH nhƣ: tìm kiếm thông tin, tuân thủ kỷ luật lao động… phần lớn đƣợc đánh giá đạt mức tốt và khá.

Từ kết quả khảo sát mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của DSĐH thu đƣợc ở trên để xác định những trở ngại trong công tác mà các DSĐH gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các DSĐH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 2/5 nhóm nguyên nhân gây trở ngại lớn trong hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của DSĐH. Trong đó nguyên nhân do hạn chế về kiến thức và thiếu thông tin đƣợc 7/10 DSĐH lựa chọn; 5/10 DSĐH nhận thấy chƣa đủ tự tin trong công việc.

Để nâng cao năng lực cho DSĐH, đặc biệt những DSĐH mới tốt nghiệp ĐH trong vòng 05 năm gần đây cần thiết phải cử các DSĐH này đi học SĐH. Nhu cầu nâng cao năng lực của DSĐH đƣợc khảo sát thông qua kết quả trả lời phỏng vấn của lãnh đạo bệnh viện, trƣởng (phụ trách) khoavà cá nhân các DSĐH. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Về phía Ban Giám đốc BV và trƣ ởng khoa Dƣợc 100% cá nhân lãnh đạo đƣợc phỏng vấn kh ẳng định hoạt động nâng cao năng lƣ̣c cho DSĐH công tác tại BV đƣợc thƣ̣c hiện thƣờng xuyên bao gồm cả c ác lĩnh vực: Quản lý Nhà nƣớc, Lý luận chính trị và Chuyên môn nghiệp vụ . Khi phỏng vấn sâu về nhu cầu và lĩnh vƣ̣c nâng cao trình độ chuyên môn thì loại hình đào tạo đƣợc lƣ̣a chọn là DSCKI ; DSCKII và lĩnh vƣ̣c chuyên môn đƣợc các lãnh đạo BV định hƣớng tập trung theo hƣớng đào tạo chuyên ngành Dƣợc lý -DLS (10/10); và Tổ chức quản lý dƣợc (6/10).

Về phía các DSĐH, 100% DSĐH đều có nguyện vọng đƣợc đào tạo SĐH để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn. Loại hình đào tạo SĐH đƣợc các DSĐH lựa chọn đƣợc học nâng cao là DSCKI 10/10 (100%); có 01/10 DSĐH có nguyện vọng đƣợc học tiếp DSCKII. Chuyên ngành đào tạo SĐH chủ yếu đƣợc các DSĐH lựa chọn là Dƣợc lý - Dƣợc lâm sàng và Tổ chức Quản lý dƣợc.

4.2.2.2. Nhu cầu nâng cao năng lực của nhân lực có trình độ TCD

Trong số 178 nhân lƣ̣c đang công tác tại khoa Dƣợc các bệnh viện công lập số nhân lực có trình độ chuyên môn TCD là 123 chiếm đến 68,7% tổng nhân lực khoa Dƣợc toàn tỉnh trong đó phần lớn ở độ tuổi dƣới 35. Khi đƣợc phỏng vấn v ới câu hỏi

có gặp khó khăn trong việc thƣ̣c hiện nhiệm vụ chuyên môn hay không 100% TCD

tham gia trả lời phỏng vấn đều lƣ̣a chọn phƣơng án trả lời có g ặp khó khăn trong công việc và phần lớn các TCD đều cho rằng những khó khăn gặp phải trong công việc có nguyên nhân do hạn chế về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Trong số 24 TCD tham gia trả lời phỏng vấn về nhu cầu nâng cao năng lực có 22 ngƣời tƣơng đƣơng 91,7% muốn đƣợc học liên thông từ TCD lên DSĐH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng nhân lực tại các bệnh viện công lập tỉnh Thái Nguyên năm 2014, chúng tôi có một số kết luận sau

1. Thực trạng việc sử dụng nhân lực khoa Dƣợc tại các bệnh viện công lập Thái Nguyên năm 2014

- Về số lượng: Tổng số nhân lực khoa Dƣợc tại các bệnh viện công lập trong toàn tỉnh là 178 nhân lực chiếm 6,1% tổng số nhân lực toàn bệnh viện.

- Về cơ cấu trình độ nhân lực khoa Dược: Loại hình nhân lực có trình độ chuyên môn TCD chiếm đa số trong tổng số nhân lực khoa Dƣợc với mức đạt bình quân toàn tỉnh là 69,1%, loại hình nhân lực có trình độ DSĐH trở lên tại các BVNC chiếm 23,1%, loại hình nhân lực có trình độ khác nhƣ DT, công nhân dƣợc, KTV trang thiết bị y tế… chiếm 7,8%.

- Các chỉ số sử dụng nhân lực khoa Dược: kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng nhân lực khoa Dƣợc nhƣ tỷ lệ NLYT/GB; DSĐHtrở lên/BS; DSĐHtrở lên /TCD… tại các BVNC phần lớn đều thấp hơn so với qui định của Thông tƣ 08/2007/TTLT- BYT-BNV. Cụ thể: tỷ số DSĐHtrở lên/BS bình quân toàn tỉnh là 1/13; tỷ số DSĐHtrở

lên/TCD bình quân toàn tỉnh là 1/3… thấp hơn so với qui định của TT 08/2007/TTLT-

BYT-BNV. Hơn nữa, giữa các tuyến BV, các loại hình BV có chênh lệch lớn về các chỉ số sử dụng nhân lực khoa Dƣợc.

- Việc sử dụng nhân lực khoa Dược tại các bộ phận nghiệp vụ khoa Dược: Nhân lực khoa Dƣợc đƣợc phân bố không đồng đều tại các bộ phận nghiệp vụ của khoa cũng nhƣ giữa các tuyến bệnh viện khác nhau, điều này liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và đặc thù của mỗi loại hình bệnh viện. Phần lớn nhân lực khoa Dƣợc phân bố tại bộ phận Kho và Cấp phát với mức đạt bình quân toàn tỉnh là 38,8%. Bộ phận đƣợc phân bố ít nhân lực nhất là bộ phận Nhà thuốc BV chỉ với 3,3%. Tuy nhiên, có chênh lệch giữa các nhóm BV về phân bố nhân lực trong cùng một bộ phận nghiệp vụ. Cụ thể, tại bộ phận Kho và Cấp phát của các BVĐKH-III sử dụng tới 37/77 nhân lực (48,1), cũng với bộ phận trên tại các BVĐKT-II số nhân lực tại bộ phận này là 21/60 (35%), tại các BVCKT-II,III số nhân lực phân bố tại bộ phận này là

11/41 (26,8%). Trong những năm gần đây, công tác DLS đã đƣợc ngành Y tế quyết liệt chỉ đạo các BV triển khai thực hiện, nhƣng kết quả thực hiện vẫn chƣa hoàn toàn nhƣ mong muốn, phải chăng điều này là do nhân lực phụ trách công tác DLS chƣa có trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ và kiêm nhiệm nhiều công tác khác.

- Việc sử dụng nhân lực tại các bộ phận nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn Mặc dù tại các thông tƣ hƣớng dẫn triển khai nhiệm vụ của khoa Dƣợc BV nhƣ Thông tƣ 22/2011/TT-BYT, Thông tƣ 31/2012/TT-BYT… đã chỉ ra những vị trí chuyên môn nghiệp vụ trong khoa Dƣợc cần đƣợc DSĐH đảm nhiệm, nhƣng không có qui định về việc DSĐH phải thực hiện nhiệm vụ đó chuyên trách hay có thể kiêm nhiệm. Do đó, tại khoa Dƣợc các BV công lập tỉnh Thái Nguyên năm 2014, trong điều kiện số lƣợng DSĐH chƣa đủ theo định mức của TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV mỗi DSĐK phải kiêm nhiệm nhiều việc. Ví dụ : trƣởng (phụ trách) khoa Dƣợc kiêm phụ trách bộ phận Nghiệp vụ dƣợc hoặc bộ phận DLS&TTT…

2. Nhu cầu nhân lực Dƣợc giai đoạn 2015 - 2019 tại các khoa Dƣợc bệnh viện công lập ở Thái Nguyên

- Số lượng DSĐH cần bổ sung tại khoa Dược các BVNC năm 2015 và giai đoạn 2016-2019

Theo tính toán năm 2015, để phù hợp với qui mô giƣờng bệnh của các bệnh viện tỉnh Thái Nguyên, tại các khoa Dƣợc bệnh viện trên toàn tỉnh cần đƣợc bổ sung ít nhất 11 DSĐH đƣa số DSĐH đạt mức tối thiểu theo cách tính của TT 08/2007.

Trong giai đoạn từ 2016- 2019, Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển ngành Y tế Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2020 với mức tăng GB kế hoạch hàng năm khoảng 10% tại mỗi bệnh viện và số DSĐH dự kiến sẽ nghỉ hƣu cần tiếp tục bổ sung từ 4 DSĐH trở lên mỗi năm và tƣơng ứng từ 8 - 10 nhân lực có trình độ TCD.

- Nhu cầu nâng cao năng lực của nhân lực khoa Dược

Đi đôi với việc bổ sung số lƣợng nhân lực, để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ và quyền lợi chính đáng của nguồn nhân lực cần thiết phải cử đồng thời cả DSĐH & TCD đi học nâng cao trình độ. Đặc biệt, việc nâng cao trình độ chuyên môn của DSĐH cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu.

ĐỀ XUẤT

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực dƣợc và xác định nhu cầu nhân lực dƣợc tại khoa Dƣợc các bệnh viện công lập tỉnh Thái Nguyên tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau

1. Ý kiến đề xuất với phụ trách khoa Dược và Ban giám đốc các bệnh viện nghiên cứu:

- Khoa Dƣợc cần cân đối lại tỷ lệ nhân lực tại các bộ phận nghiệp vụ để xây dựng cơ cấu nhân lực hợp lý. Đặc biệt, cần rà soát lại các qui trình công tác của bộ phận Kho & Cấp phát, thay đổi phƣơng thức hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý xuất - nhập thuốc... nhằm hạn chế nhân lực tại bộ phận này và bổ sung nhân lực cho bộ phận DLS & TT thuốc.

- Cần xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí nhân lực trong khoa, trên cơ sở đó tham mƣu, đề xuất với Ban giám đốc về nhu cầu nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng.

- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chuyên môn tại các bộ phận nghiệp vụ, nhất là các hoạt động giám sát sử dụng thuốc, giám sát ADR… nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ của khoa Dƣợc góp phần nâng cao hiệu quả của công tác điều trị trong toàn bệnh viện.

- Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ nhân lực nhằm tạo điều kiện cho viên chức đƣợc đào tạo nâng cao, đào tạo lại nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức.

2. Ý kiến đề xuất với Sở Y tế Thái Nguyên

+ Sở Y tế Thái Nguyên cần ƣu tiên bổ sung chỉ tiêu nhân lực cho khoa Dƣợc các BVĐK huyện và các BVĐK tỉnh.

- Thƣờng xuyên kiểm tra việc triển khai các công tác chuyên môn nghiệp vụ tại khoa Dƣợc bệnh viện. Đối với các bệnh viện chƣa triển khai đồng bộ các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực dược và xác định nhu cầu nhân lực dược tại khoa dược của các bệnh viện công lập tỉnh thái nguyên (Trang 92)