Thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực dƣợc tại Khoa Dƣợc của các bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực dược và xác định nhu cầu nhân lực dược tại khoa dược của các bệnh viện công lập tỉnh thái nguyên (Trang 83)

4.1.1. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực tại Khoa Dược các BVNC

4.1.1.1. Mô hình tổ chức Khoa Dược các BVNC

Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiết vào mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực y tế. Thiết lập hệ thống tổ chức là điều kiện tiên quyết để triển khai các hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế. Do đó, cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của hệ thống cung ứng dịch vụ để biết đƣợc nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y tế nhƣ thế nào.

Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của Khoa Dƣợc chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: hạng bệnh viện, loại hình khám chữa bệnh, số lƣợng NL toàn BV, hệ số NLYT/GB, cơ sở vật chất, chất lƣợng của nguồn nhân lực ... Kết quả nghiên cứu tại các BV công lập tỉnh Thái Nguyên thu đƣợc nhƣ sau

Theo Qui chế bệnh viện 1997 [11], Thông tƣ 22/2011/TT-BYT [13] tất cả các bệnh viện phải tổ chức khoa Dƣợc và cơ cấu khoa Dƣợc gồm 06 bộ phận nghiệp vụ: Nghiệp vụ dƣợc; Thống kê dƣợc; Kho và cấp phát; Dƣợc lâm sàng và thông tin thuốc; Pha chế - Kiểm soát- Kiểm nghiệm; Nhà thuốc bệnh viện.

Kết quả khảo sát tại khoa Dƣợc các BVNC cho thấy:

Tại các bệnh viện công lập Thái Nguyên tính đến thời điểm nghiên cứu vẫn còn 01 BVCKT-III và 01 BVĐKH-III chƣa có khoa Dƣợc riêng.

Về cơ cấu các bộ phận nghiệp vụ: các BVĐKT-II đảm bảo cơ cấu KD gồm 06 bộ phận nghiệp vụ theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 22/2011/TT-BYT. Chỉ có 1/5 khoa Dƣợc các BVCKT-II;III đảm bảo cơ cấu gồm đầy đủ 06 bộ phận nghiệp vụ. Tại các BVĐKH-III chỉ có 1/9 BV đảm bảo cơ cấu gồm đầy đủ 06 bộ phận nghiệp vụ.

Hình thức tổ chức: Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu Trực tuyến - Chức năng đang đƣợc áp dụng tại khoa Dƣợc các BV. Với mô hình cơ cấu tổ chức hiện đang đƣợc áp dụng tại các BVNC, Trƣởng (phụ trách) khoa Dƣợc phải chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc BV về kết quả hoạt động của khoa; đƣợc toàn quyền quyết định, giải quyết công việc trong khoa do mình phụ trách. Tuy kiểu mô hình cơ cấu tổ chức Trực tuyến - Chức năng đang đƣợc áp dụng có nhiều ƣu điểm nhƣ: Đảm bảo nguyên tắc một thủ trƣởng; ngƣời phụ trách có thể chia sẻ công việc với các bộ phận chức năng. Nhƣng với cách tổ chức lao động theo mô hình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế: có quá nhiều bộ phận chức năng dẫn đến bộ máy cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ; khó khăn trong phối hợp công việc của các bộ phận. Để tận dụng đƣợc những ƣu thế và khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi ngƣời trƣởng khoa Dƣợc phải có kiến thức toàn diện; có kinh nghiệm công tác; có khả năng tổ chức lao động và quản lý nhân lực.Vì vậy, việc cử NL có trình độ chuyên môn là DS SĐH &DSĐH, có năng lực quản lý giữ vị trí trƣởng khoa Dƣợc là cần thiết và phù hợp với qui định của ngành.

4.1.1.2. Về cơ cấu nhân lực

Cơ cấu nhân lực y tế so với giƣờng bệnh và tỷ lệ NL khoa Dƣợc so với tổng

nhân lực bệnh viện.

Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV qui định tỷ lệ nhân lực y tế trên giƣờng bệnh tại các BVĐKT-II từ 1,25-1,4; tại các BVCKT-II; III và BVĐKH-III là 1,1-1,2 và tỷ lệ nhân lực khối Cận lâm sàng và dƣợc trong bệnh viện từ 15-20% tổng nhân lực.

Kết quả nghiên cứu tại các BV công lập tỉnh Thái Nguyên cho thấy:

- Tại các BVĐKT-II tỷ lệ NLYT/GB là 1,06 thấp hơn so với qui định của TT08/2007/TTLT-BYT-BNV; Tỷ lệ bình quân nhân lực khoa Dƣợc so với tổng số

nhân lực toàn BV tại các BVĐKT-II đạt 4,8%, thấp hơn so mƣ́c trung bình chung về tỷ lệ nhân lực khoa Dƣợc so với tổng nhân lực BV tại các nhóm BV khác trong tỉnh . Trong khi đây là tuyến điều trị có chuyên môn kỹ thuật cao nhất trong toàn tỉnh, với khoảng 1200 kỹ thuật khám chữa bệnh đƣợc cấp phép và triển khai nên số lƣợng thuốc sử dụng trong điều trị lớn, số ngày điều trị nội trú trung bình cũng cao hơn tuyến huyện.

- Tại các BVCKT-II; III tỷ lệ NLYT/GB là 0,99 ; Tỷ lệ bình quân nhân lực khoa Dƣợc so với tổng số nhân lực toàn BV đạt 7,8%. Đây là nhóm BV có tỷ lệ bình quân nhân lực khoa Dƣợc so với tổng số nhân lực toàn BV cao nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên đây là các BV có phạm vi điều trị là chuyên khoa hẹp, với số lƣợng kỹ thuật KCB đăng ký và đƣợc cấp phép chỉ vào khoảng trên dƣới 100 kỹ thuật cho mỗi BV.

-Tại các BVĐKH-III tỷ lệ NLYT/GB là 1,1; Tổng nhân lực khoa Dƣợc chiếm 7,0% so với tổng số nhân lực toàn BV.

Nhƣ vậy tại tất cả các tuyến BV công lập ngành Y tế Thái Nguyên chƣa đảm bảo đƣợc tỷ lệ nhân lực y tế/giƣờng bệnh theo qui định của TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Tỷ lệ nhân lực khoa Dƣợc so với tổng số nhân lực toàn bệnh viện tại các BVĐKT-II thấp hơn so với tỷ lệ nhân lực khoa Dƣợc so với tổng nhân lực bệnh viện tại các BVCKT-II;III (7,8%) và các BVĐKH-III (7,0%). Trong khi tại các BVĐKT-II đã thực hiện đầy đủ các kỹ thuật KCB qui định của tuyến, thậm chí triển khai cả những kỹ thuật KCB vƣợt tuyến.

Trong bệnh viện, khoa Dƣợc là khoa chuyên môn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc BV đảm nhận việc đáp ứng nhu cầu thuốc cho công tác điều trị của toàn BV. Hoạt động chuyên môn của khoa Dƣợc không chỉ có tính chất thuần tuý của một chuyên khoa, mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc. Do đó, với tỷ lệ nhân lực khoa Dƣợc bình quân trong toàn tỉnh khoảng 6,1% so với tổng số nhân lực toàn bệnh viện việc triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của khoa Dƣợc gặp rất nhiều khó khăn.

Cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực khoa Dược

Trong các nghiên cứu gần đây về thực trạng nhân lực khoa Dƣợc bệnh viện, tỷ lệ nhân lực có trình độ chuyên môn từ DSĐH trở lên tại các khoa Dƣợc BV chiếm tỷ lệ thấp và không đồng đều ở các tuyến và các loại hình bệnh viện khác nhau; Loại hình nhân lực chiếm đa số tại khoa Dƣợc bệnh viện trong toàn quốc là DSTH [1]; [2], [26], [25]; [29] [36] số liệu cụ thể đƣợc trình bày trong bảng 1.6; 1.7.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực khoa Dƣợc các BVĐKT-II; BVCKT-II; III và BVĐKH-III đƣợc trình bày trong bảng 3.2; 3.8; 3.14 với các kết quả nhƣ sau:

Loại hình nhân lực có trình độ chuyên môn DSĐH trở lên

+ Tại khoa Dƣợc của 03 BVĐKT-II có 15 DSĐH trở lên trên tổng số 60 NL đƣa tỷ lệ bình quân DS SĐH & DSĐH trên tổng số NL khoa Dƣợc của cả nhóm đạt 25,0%. Tỷ lệ % DSĐH trở lên trên tổng số NL khoa Dƣợc các BVĐKT-II tại Thái Nguyên năm 2014 cao hơn mức 21,8% tại các BVĐKT-II trên toàn quốc do tác giả Trần Bá Kiên công bố [29].

+ Tỷ lệ bình quân NL có trình độ DSĐH trở lên so với tổng nhân lực khoa Dƣợc tại các BV công lập tỉnh Thái Nguyên đạt mức cao nhất tại các BVCKT-II; III với tỷ lệ là 26,8% (11/41NL).

+ Tại các BVĐKH-III tỉnh Thái Nguyên có 15 DSĐHtrở lên đạt tỷ lệ 19,5% (15/77)

thấp nhất trong hệ thống BV công lập toàn tỉnh. Song cao hơn so với mức 15,3% tại các BV tuyến huyện trong toàn quốc đƣợc nghiên tác giả Trần Bá Kiên [29] nghiên cứu.

Tổng số nhân lực có trình độ DSĐH trở lên tại khoa Dƣợc các bệnh viện công lập toàn tỉnh Thái Nguyên là 41/178 đạt tỷ lệ bình quân NL có trình độ DSĐHtrở lên/ tổng NL KD là 23,2%.

Loại hình nhân lƣ̣c có trình độ TCD

+ Số TCD tại các BVĐKT-II là 41/60 đạt tỷ lệ bình quân TCD/ tổng số nhân lực toàn khoa là 68,3% cao hơn so với mức 67,8% mà tác giả Trần Bá Kiên đã công bố trong nghiên cứu trên. Thậm chí tại Bệnh viện A Thái Nguyên tỷ lệ TCD/Tổng số nhân lực toàn khoa là 80% (16/20) cao hơn mức trung bình chung toàn tỉnh.

+ Nhóm các BVCKT-II; III có 26/41 NL có trình độ TCD đƣa tỷ lệ bình quân TCD/ Tổng số nhân lực toàn khoa đạt mức 63,4% mức thấp nhất trong toàn tỉnh.

+ Số TCD tại các BVĐKH-III của Thái Nguyên là 56/77 đạt tỷ lệ bình quân TCD/ tổng số nhân lực toàn khoa là 72,4% cao hơn mức bình quân trong toàn tỉnh thấp hơn so với mức 75,6% do Trần Bá Kiên công bố. Có 02/9 BVĐKH-III của tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ bình quân TCD/Tổng số nhân lực toàn khoa là 80% cao hơn mức trung bình chung toàn tỉnh.

Nhƣ vậy, nhóm NL có trình độ chuyên môn TCD là loại hình nhân lực chiếm đa số tại khoa Dƣợc các bệnh viện công lập tỉnh Thái Nguyên với tỷ lệ bình quân trong toàn tỉnh là 69,1% (123/178).

Loại hình nhân lực có trình độ chuyên môn khác

Nhân lƣ̣c có trình độ khác tại các BVNC bao gồm cả bác sỹ , điều dƣỡng , KTV trang thiết bị y tế ; cƣ̉ nhân kinh tế ; cao đẳng kinh tế và dƣợc tá hoặc công nhân dƣợc với tỷ lệ bình quân trong toàn tỉnh là 7,9%.

+ Trên thực tế, có tới 8/17 BV NC có sử dụng NL trình độ khác này. Cá biệt tại BV Gang thép (BVĐKT-II) sử dụng đến 25% NL có trình độ kế toán trình độ CĐ và ĐH, điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ cấu NL chung của KD dẫn tới tỷ lệ nhân lực Dƣợc của khoa chỉ còn 75%.

Cơ cấu DS có trình độ từ chuyên môn từ đại học trở lên so với các chỉ tiêu tổng số BS; tổng số TCD

Tỷ số nhân lực có trình độ DSĐHtrở lên/TSBS

Cũng tại Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV [13] ngày 05 tháng 06 năm 2007 Bộ Y tế cũng qui định về tỷ số DSĐHtrở lên/BS, với định mức 1 DSĐHtrở lên/8 BS hoặc 1 DSĐHtrở lên/15 BS.

Kết quả phân tích thực trạng nhân lực DSĐH trở lên tại khoa Dƣợc các BV công

lập Thái Nguyên so với tổng số BS cho thấy: nếu tính theo tổng số BS thực có tại các BV, tỷ s ố DS SĐH & DSĐH so vớ i bác sỹ t ại các BV trong toàn tỉnh đạt mƣ́c 1/12,5 nằm trong khoảng qui định của Thông tƣ. Thậm chí 02 trong tổng số 17 BV có tỷ lệ

này cao hơn mức qui định của Thông tƣ (BV ĐDg& PHCN; BV Mắt). Vẫn còn 03

trong tổng số 17 BV có tỷ lệ DS SĐH & DSĐH so với bác sỹ thấp hơn nhiều so với mƣ́c qui định của Thông tƣ bao gồm các BV nhƣ BV A (1/26,5); BV Đại Từ (1/25); BV tâm thần (1/18,6).

Trên thực tế, số lƣợng BS/GBthực có tại mỗi bệnh viện theo Qui định của TT 08/2007/TTLT-BYT-BNV luôn thấp hơn số lƣợng BS cần có theo qui định. Kết quả tính toán tại các bảng 3.5; 3.10; 3.15 cho thấy số lƣợng BSthực có luôn thấp hơn số

lƣợng BScần có khi tính theo GBKH ở phần lớn các BV. Vì vậy khi xác định nhu cầu

Tỷ số nhân lực có trình độ DSĐHtrở lên /TCD

Theo Thông tƣ 08/2007/TTLT-BYT-BNV tỷ số DSĐHtrở lên /TCD trong KD BV

đƣợc tính theo tỷ lệ 1DSĐH/2TCD hoặc 1DSĐH2,5 TCD.

Tỷ số bình quân thu đƣợc sau khi NC tại các BV công lập Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ DS SĐH & DSĐH/TCD bình quân toàn tỉnh là 1/3 cao hơn mức qui định của Thông tƣ và phù hợp với cơ cấu nhân lực ở bảng 3.1 và phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đó của các tác giả khác [1], [2], [26].

Cơ cấu nhân lực khoa Dƣợc các BVNC theo tuổi và giới

Để có cơ sở xây dƣ̣ng một cơ cấu nhân lƣ̣c với tháp tuổi hợp lý và ch ỉ ra số nhân lực sẽ dự kiến nghỉ chế độ trong tƣơng lai làm căn cứ cho việc xác định nhu cầu nhân lực chúng tôi tiến hành thu thập nhƣ̃ng dƣ̃ liệu về độ tuổi của NNL có tr ình độ SĐH & ĐH kết quả thu đƣợc nhƣ sau: thấy các là nƣ̃ DSĐH trở lên chiếm 28/41 (69,0%); DSĐH trở lên nam là 13/41 (31,0%). Trong vòng 05 năm tới có 04 DS SĐH và DSĐH (9,9%) sẽ nghỉ hƣu . DSĐHtrở lên /TCD có độ tuổi dƣới dƣới 30 cả nam & nƣ̃ là 18/41. Tất cả 18 DSĐH này đều chƣa qua đào tạo SĐH.

Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số NL của Khoa Dƣợc là đối tƣợng TCD đây là lƣ̣c lƣợng lao động chính trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của BV. Số liệu về cơ cấu độ tuổi và giới tính của l ực lƣợng nhân lƣ̣c này cho th ấy các TCD là nƣ̃ chiếm số đông 102/123 (82,9%); TCD là nam là 21/123 (17,1%). Trong vòng 05 năm tới có 08 TCD nghỉ hƣu; số TCD là nam giới có độ tuổi dƣới 30 là 17 (13,9) và số TCD là nữ giới độ tuổi dƣới 30 là 84 (69,7). Nhƣ vậy, tại 17 BV công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tới 102/122 TCD ở độ tuổi dƣới 30. Trong điều kiện thiếu NL có trình độ DSĐH và việc bổ sung chỉ tiêu NL mới cho Khoa Dƣợc là khó khăn, 102 TCD là nguồn để đào tạo lại nhằm bổ sung số DSĐH còn thiếu cho các BV hiện nay và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của ngƣời lao động là đƣợc nâng cao trình độ chuyên môn.

4.1.2. Thực trạng sử dụng nhân lực tại các bộ phận nghiệp vụ của khoa Dược các BVNC

Thông tƣ 22/2011/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dƣợc bệnh viện [13], hƣớng dẫn về cơ cấu tổ chức của Khoa Dƣợc tại các BV gồm 06

bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; sốlượng cán bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp. Thực trạng sử dụng nhân lực khoa Dƣợc tại các

BV công lập ngành Y tế Thái Nguyên đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Vị trí trưởng khoa Dược:

- Về số lƣợng: tại 17 BV đã cử 17 nhân lực giữ cƣơng vị trƣởng hoặc phụ trách khoa Dƣợc hoặc bộ phận Dƣợc.

- Về trình độ chuyên môn: có 10/17 trƣởng hoặc phụ trách khoa Dƣợc có trình độ chuyên môn DS SĐH; có 5/17 trƣởng hoặc phụ trách khoa Dƣợc có trình độ chuyên môn DSĐH; 01/17 phụ trách khoa Dƣợc có trình độ chuyên môn là BS; 1/17 trƣởng khoa Dƣợc có trình độ chuyên môn là TCD.

Sử dụng nhân lực tại bộ phận Kho & Cấp phát

- Về số lượng: Bộ phận Kho & Cấp phát là bộ phận sử dụng nhiều nhân lực nhất với tổng số 70/178 (39,3%). Tại khối các BVĐK tuyến huyện hạng III trong số 77 nhân lực khoa Dƣợc bố trí tới 37 nhân lực tại bộ phận Kho & Cấp phát đƣa tỷ lệ sử dụng nhân lực tại bộ phận này lên đến 48,1%. Nhóm các BVCKT-III với 3/13NL (23,1%) là nhóm có tỷ lệ sử dụng NL tại bộ phận Kho & cấp phát ở mức thấp nhất trong toàn tỉnh.

Khi so sánh với kết quả khảo sát mô hình cơ cấu tổ chức của KD các BVĐKH- III, do có nhiều phân kho nhỏ trong bộ phận Kho và cấp phát tại KD các BVNC nhƣ Kho chính, Kho lẻ nội trú, Kho lẻ ngoại trú, Kho cấp phát vật tƣ y tế… mỗi kho cần có 01 nhân lực phụ trách. Hơn nữa phƣơng thức ghi chép số liệu trong cấp phát, cập nhật, kiểm kê số liệu Xuất - Nhập - Tồn của thuốc, hàng hóa còn đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công.

Mặt khác, tại khoản 5, khoản 9, điều 4, chƣơng 2 của Thông tƣ qui định về Tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 8/8/2013 [17]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực dược và xác định nhu cầu nhân lực dược tại khoa dược của các bệnh viện công lập tỉnh thái nguyên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)