Kiểm tra sai số vòng quay

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp Máy Và Hệ Thống Điều Khiển Số Theo Chương Trình 150 tc (CDIO) CHƯƠNG 8 ( Sách Giáo Trình) (Trang 62 - 65)

Trong quá trình xác định số răng của các bánh răng trong hộp tốc độ, do có sai số về tỉ số truyền nên số vòng quay thực tế của máy có khác biệt so với số vòng quay tiêu chuẩn. Vì vậy cần kiểm tra lại sai số về số vòng quay n.

Tính tất cả các số vòng quay thực tế ntt. Khi tính ntt, phải xuất phát từ số vòng quay của động cơ nđc, qua tỉ số truyền đai (nếu có) và các bộ truyền bánh răng để đến trục cuối cùng (dùng số răng thực của các bánh răng đã tính được ở bước trước để thể hiện tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng).

Tính sai số n giữa số vòng quay thực tế ntt của máy so với số vòng quay tiêu chuẩn ntc theo công thức sau:

(8.7 8)

- Lập bảng đánh giá sai số vòng quay: điền các giá trị đã tính vào bảng:

1 2 3 4 Z

n

tt

n tc (v/p h)n ()

- Kiểm tra sai số vòng quay cho tất cả các số vòng quay từ n1 đến nZ:

(8.7 9)

Với [n] – sai số vòng quay cho phép, được tính:

(8.8 0)

Có thể lấy trị số trung bình [n] = ± 3%.

Nếu có giá trị số vòng quay nào không thoả mãn điều kiện về sai số vòng quay thì cần phải chọn lại số răng của cặp bánh răng nào đó có ảnh hưởng đến số vòng quay bị sai số. Tất nhiên khi đó sự thay đổi này lại tác động đến một số số vòng quay khác. Trường hợp trong một chuỗi số có vài trị số vượt quá giới hạn cho phép trên, mà đứng về mặt kết cấu rất khó thay đổi, thì cũng có thể chấp nhận những trị số ấy.

Một số vấn đề cần lưu ý khi thiết kế hộp tốc độ dùng cơ cấu bánh răng di trượt

- Để tránh hiện tượng vỡ bánh răng khi có nhiều cặp bánh răng ăn khớp đồng thời, các kích thước chiều trục của nhóm truyền động phải đảm bảo điều kiện sau (Hình 8.30):

+ Nhóm di trượt có 2 cặp bánh răng: L > 4b + 3c; + Nhóm di trượt có 3 cặp bánh răng: L > 7b + 6c. Trong đó: b – Bề rộng bánh răng, mm;

Hình 8. 30 – Kích thước chiều trục của nhóm bánh răng

- Để đảm bảo khi di trượt, các bánh răng không vướng vào nhau (với nhóm di trượt có 3 cặp bánh răng), số răng của các bánh răng trong khối di trượt phải chịu ràng buộc bởi một điều kiện nhất định

Giả sử kích thước của các bánh răng lớn dần từ Z1, Z2, đến Z3 như Hình 8.29b. Khoảng cách trục:

Bán kính đỉnh của các bánh răng Z2 và Z3’ lần lượt là r2 và r3’:

(8.8 1)

(8.8 2)

Muốn cho 2 bánh răng Z2 và Z3’không chạm nhau khi di chuyển khối bánh răng 3 bậc sang trái thì cần phải đảm bảo điều kiện:

(8.8 3)

Tức là:

Như vậy, điều kiện để các bánh răng không chạm nhau khi di chuyển là hiệu số răng giữa bánh răng di trượt lớn nhất (Z3) và bánh răng di trượt nhỏ hơn và gần với nó nhất (Z2)

phải lớn hơn 4.

Đây là điều kiện không dễ đạt được vì sự chênh lệch hơn 4 răng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về các tỉ số truyền trong nhóm truyền động. Để có thể giảm sự chênh lệch này xuống còn 2 răng, phải bố trí hai bánh răng di trượt nhỏ nhất và lớn nhất đặt cách xa nhau một khoảng đủ lớn (Hình 8.31).

Hình 8. 31 – Bố trí bánh răng di trượt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp Máy Và Hệ Thống Điều Khiển Số Theo Chương Trình 150 tc (CDIO) CHƯƠNG 8 ( Sách Giáo Trình) (Trang 62 - 65)