Đây là giải pháp thêm một hoặc một số trục trung gian vào nhóm truyền động có Ri
vượt quá giới hạn cho phép, nhằm tách thành hai đường truyền trực tiếp và gián tiếp. Khi đó, do trong nhóm truyền động, các đường truyền không phải chỉ truyền chuyển động giữa hai trục nên không bị ràng buộc bởi điều kiện về Ri.
Thêm trục trung gian còn là một giải pháp nhằm kéo dài xích truyền động để hạ thấp tỉ số truyền giữa hai trục.
Khi thêm trục trung gian, phương án không gian của máy bị biến hình từ truyền động đơn giản sang truyền động phức tạp.
Hãy xem xét trường hợp hộp tốc độ của máy tiện T616 (Hình 8.18) với số cấp vận tốc Z = 12 và hệ số ϕ = 1,41. Hộp tốc độ máy tiện T616 gồm hai phần: hộp giảm tốc và hộp trục chính. Động cơ nối với hộp giảm tốc qua bộ truyền bánh răng có tỉ số truyền i0 và hộp giảm tốc nối với hộp trục chính qua bộ truyền đai có tỉ số truyền iđ. Công thức kết cấu có
Ghi chú: Các nhóm truyền động chỉ có một tỉ số truyền sẽ có lượng mở xi = 0. Lưới kết cấu của phương án không gian này cho trong Hình 8.x. Phạm vi điều chỉnh tỉ số truyền trong nhóm truyền động cuối cùng là:
Tuy trong trường hợp này, đạt yêu cầu nhưng cả hai tỉ số truyền và đều đạt giá trị tới hạn và . Để bộ truyền có kích thước nhỏ gọn và đảm bảo điều kiện làm việc tốt, người ta sử dụng trục trung gian V’ trong cơ cấu Hắc-ne tách truyền động ra làm hai đường truyền: đường truyền trực tiếp đi từ trục V sang trục VI với một tỉ số truyền = 1 và đường truyền gián tiếp đi từ trục V sang trục trung gian V’ với tỉ số truyền = rồi đi tiếp từ trục V’ đến trục VI với tỉ số truyền = . Do đó máy có phương án không gian biến hình như sau:
Z = 1.3.2.1 (1 + 1.1)
Lưới kết cấu và đồ thị số vòng quay của máy T616 ứng với phương án không gian biến hình cho trong Hình 8.18. Sơ đồ động của máy T616 cho Hình 8.19.