Làm trùng tốc độ là giải pháp cố ý của người thiết kế với hai mục đích sau:
- Đảm bảo phạm vi điều chỉnh tỉ số truyền Ricủa một nhóm truyền động thoả mãn điều kiện cho phép: RiRi
- Đảm bảo một điều kiện kết cấu và công nghệ cụ thể nào đó của máy như việc sử dụng kết hợp với xích cắt ren khuếch đại trong máy T620
Để đảm bảo điều kiện về Ri, phải giảm lượng mở của nhóm truyền động có Ri vượt quá giới hạn cho phép (thường là nhóm truyền động cuối cùng). Điều này làm cho máy có một số cấp tốc độ bị trùng.
Ví dụ: Thiết kế hộp tốc độ dùng cơ cấu bánh răng di trượt có Z = 24, ϕ = 1,26.
Chọn phương án không gian Z = 3 × 2 ×2 ×2 và phương án thứ tự I-II-III-IV, công thức kết cấu là Z = 3[1] × 2[3] × 2[6] × 2[12](Hình 8.13).
Phạm vi điều chỉnh tỉ số truyền Ri của nhóm truyền động cuối cùng được tính theo công thức (8.53):
và PATT I-II-III-IV
Để Ri đạt yêu cầu, phải giảm lượng mở của nhóm truyền động cuối cùng từ x = 12
xuống x = 9. Khi đó và có 3 tốc độ trùng.
Công thức kết cấu được viết lại như sau: Z = 3[1].2[3].2[6].2[9]
Lưới kết cấu và đồ thị số vòng quay sau khi giảm lượng mở (Hình 8.15).
Hình 8. 15 – Lưới kết cấu và đồ thị số vòng quay của phương án làm trùng tốc độ
của lượng mở và vị trí của nhóm truyền động có lượng mở bị giảm. Hãy xem xét các trường hợp giảm lượng mở khác nhau của PAKG: Z = 3 × 2 ×2 và PATT: I-II-III trong hình 8.16.
- PA (a): không làm trùng tốc độ. Công thức kết cấu: Z = 3[1].2[3].2[6]; - PA (b): giảm lượng mở nhóm c từ xc = 6 xuống xc = 5, làm trùng một tốc
độ. Công thức kết cấu: Z = 3[1].2[3].2[5];
- PA (c): giảm lượng mở nhóm c từ xc = 6 xuống xc = 4, làm trùng hai tốc độ. Công thức kết cấu: Z = 3[1].2[3].2[4];
- PA (d): giảm lượng mở nhóm b từ xb = 3 xuống xb = 2. Mặc dù chỉ giảm lượng mở một giá trị nhưng do vị trí của nhóm truyền động có lượng mở bị giảm không phải là nhóm cuối cùng nên có một tốc độ bị trùng trên trục III
và số cấp tốc độ trên trục IV chỉ còn Z = 10. Khi đó, công thức kết cấu có dạng: Z = 3[1].2[2].2[5].
Hình 8. 16 – Lưới kết cấu của các phương án làm trùng tốc độ khác nhau
Một ví dụ nữa minh hoạ về biện pháp làm trùng tốc độ là xét hộp tốc độ có PAKG Z = 3 × 3 × 2và PATT I-II-III như trong Hình 8.16.
- PA (a): không làm trùng tốc độ. Công thức kết cấu:
- PA (b): giảm lượng mở nhóm b từ xb = 3 xuống xb = 2, làm trùng hai tốc độ trên trục III và số cấp tốc độ trên trục IV chỉ còn Z = 14. Công thức kết cấu có dạng sau: Z = 3[1].3[2].2[7].
Hình 8. 17 – Lưới kết cấu trong các PA chưa làm trùng và đã làm