Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, do lãi suất biến động. Do các tài sản tài chính có tính nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Lãi suất thay đổi ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi tiền. Trường hợp lãi suất tăng, khách hàng sẽ rút tiền để gửi vào nơi có lãi suất cao hơn còn các khách hàng vay giảm tối đa việc vay mới để hạn chế trả lãi nhiều hơn.
Khi lãi suất giảm thì phản ứng ngược lại. Trong cả hai trường hợp, biến động lãi suất ảnh hưởng đến cả dòng tiền gửi lẫn cho vay, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngoài ra, việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị giá của tài sản tài chính đem bán và ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Thứ hai, do mục tiêu chính sách tiền tệ của NHTW. Để thực hiện chức năng
của mình trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng các công cụ bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của NHTW mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước. Khi muốn tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền NHTW trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền NHTW thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM. Quy định về tỷ lệdự trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHTW bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHTW. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng và ngược lại. Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất NHTW sử dụng trong chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHTW thấp, đây sẽ là nguồn vốn với chi phí sử dụng thấp mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản.
Thứ ba, Các cơ chế chính sách, văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của ngân hàng được ban hành một cách rõ ràng, cụ thể cũng như cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệthống ngân hàng.
Thứtư, do chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Theo thời vụ ở những tháng cuối năm các doanh nghiệp thường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán
công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng hóa... tạo nên nhu cầu tiền nhiều vào những tháng cuối năm làm tăng cầu về thanh toán cho NHTM.
Thứ năm, do tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM
phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả tức thì. Đối với lĩnh vực kinh doanh khác, các doanh nghiệp có thể trì hoãn nợ với khách hàng, chậm thanh toán với đối tác, thậm chí chủ động chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh…Nhưng với NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ hết sức nhạy cảm, NHTM không thể trì hoãn chi trả. Bất kỳ một sự chậm trễ thanh toán nào đều có thể gây tâm lý lo lắng trong công chúng, và nếu NHTM không giải quyết ngay khó khăn này, khách hàng có thể rút tiền ồ ạt, khó khăn thanh toán sẽ trở nên trầm trọng và NHTM có thể bị phá sản. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên tài sản nợ luôn có một tỷ lệ nhất định các khoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhưng có thể rút trước hạn. Đây là những tài sản nợ mà NHTM có nghĩa vụ phải trả ngay lập tức nếu khách hàng có nhu cầu rút, vì thế NHTM luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Thứ sáu, do khủng hoảng kinh tế hoặc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng
kinh tế hoặc tài chính dẫn tới chi phí huy động tăng cao, hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư giảm sút. Xét ở một khía cạnh khác, khủng hoảng xảy ra có thể làm giảm sút niềm tin vào hệ thống tài chính, và các tổ chức và dân cư sẽ rút tiền khỏi các NHTM gây ra áp lực về thanh toán cho NHTM.
Thứ bảy, do khủng hoảng thông tin. Thông tin thất thiệt sẽ gây mất lòng tin
cá biệt vào một tổ chức tín dụng. Cơ chế mất cân đối giữa giá trị phải trả và giá trị thu được từ hoạt động đầu tư và cho vay sẽ xảy ra và NHTM đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán.
Nguyên nhân chủquan
Thứ nhất, do kì hạn của TSC và TSN có sự bất cân xứng, bắt nguồn từ chính
chúng để cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Như vậy kì hạn của TSC dài hơn kì hạn của TSN khiến dòng tiền của TSC không cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của các TSN, gây khó khăn cho NH phải lo tìm nguồn bù đắp.
Thứ hai, rủi ro mất cân đối trong cơ cấu tài sản. Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong trong quản trị TSN và TSC. Trong danh mục tài sản của mình, NHTM đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại dễ dàng cho NHTM đem đi chiết khấu tại NHTW một khi thanh toán có vấn đề. Bất cứ NHTM nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu điều này nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong việc đấu thầu các trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc.
Thứ ba, cơ cấu khách hàng không hợp lý. Ngân hàng tập trung tín dụng vào
một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn không trảnợ đúng hạn hoặc rút một cách bất ngờ thì dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán.
Thứtư, do các NH chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt nên có những chính sách cho vay quá cởi mở, dẫn đến hạ thấp các điều kiện cho vay, cho vay các khách hàng vay có điều kiện kém, hệ quả tất yếu là rủi ro tín dụng và sau rủi ro tín dụng là rủi ro mất khả năng thanh toán.
Thứ năm, do các NH không dự tính trước nhu cầu rút tiền và các nghĩa vụ
phải trả tiền. Khi nhu cầu rút tiền và thực hiện nghĩa vụ vượt quá mức dự tính, các NH này sẽ gặp khó khăn về thanh toán.
Thứ sáu, do tiềm lực tài chính của các NH còn hạn chế. Vốn điều lệ là số vốn thuộc sở hữu của NH, ghi trong điều lệ của NH, được hình thành khi NHTM mới được thành lập. Vốn điều lệ phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của NHTM.
Nếu vốn điều lệ của NHTM càng cao, chứng tỏ NH càng có tiềm lực tài chính, ngược lại, nếu vốn điều lệ của NHTM càng ít thì quy mô hoạt động của NH càng nhỏ. Các NH nhỏ thường khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, hoặc chỉ vay được với lãi suất cao, đặc biệt là đối với nguồn vốn vay. Có thể nói áp lực rất lớn khi các NH này phải gánh chịu chi phí cao để có thể khắc phục khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thanh toán. Quy mô vốn điều lệ nhỏ có thể là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh toán tăng đột ngột.
Thứ bảy, do kinh doanh nhiều loại tiền tệ, tạo nên rủi ro mất khả năng thanh
toán và yêu cầu tài trợ trong từng loại tiền tệ.
Thứ tám, do uy tín của NH bị giảm khiến khách hàng gửi tiền nhanh chóng
rút các khoản tiền gửi gây nên rủi ro mất khả năng thanh toán. Đây là hệ quả của việc kinh doanh yếu kém, công tác marketing chưa được đầu tư thỏa đáng.