Sự điều chỉnh hệ thống

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn phân tán tới độ tin cậy cung cấp điện (Trang 45 - 49)

Như đã đề cập tới ở trước, khi có sự cố ngẫu nhiên xảy ra sẽ có những vùng phải chịu ảnh hưởng từ sự cố trên hệ thống .Do đó điều cần làm là khôi phục cấp điện lại cho những vùng đó ngay khi có thể, thậm chí trước khi sự cố đã được khắc phục .Hướng giải quyết này cũng góp phần nâng cao độ tin cậy. Xem lại sơ đồ ở hình 2.5, có một tiếp điểm thường mở nối hai sơ đồ riêng rẽ lại với nhau .Để cho viêc khôi phục lại cung cấp điện có thể thực hiện được, đầu tiên một trong hai sơ đồ này phải

45

đã được hoat động một cách đầy đủ, phải có được đủ công suất để cung cấp điện cho một vùng sự cố.

2.5.4. Nguồn phân tán

Sẽ có khả năng rằng việc điều chỉnh lại hệ thống sẽ không thưc hiện được do vấn đề về công suất, hay do vị trí của vùng bị cô lập, cần phải quan tâm tới sự gia tăng gánh nặng cho cơ sở hạ tầng hệ thống cung cấp điện .Vùng chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cố có thể bị kẹp giữa hai vùng sự cố .Do đó việc đưa nguồn phân tán vào mạng lưới sẽ là một giải pháp tốt cho phương án dự phòng và nâng cao độ tin cậy. Như ở hình 2.5, có bốn nguồn phân tán .Các nguồn phân tán này không thường xuyên kết nối với lưới, nó chỉ nối với lưới khi cần thiết .Và hãy coi như những nguồn này luôn hoạt động tốt, và luôn có khả năng sử dụng ngay khi cần, và cũng giả sử việc kết nối các nguồn phân tán này vào lưới là diễn ra tức thì.

2.5.5. Đánh giá độ tin cậy

Các cách phản ứng của hệ thống khi xảy ra sự cố ngẫu nhiên, điều chỉnh lại, và khi hòa nguồn phân tán vào lưới có chứa những thông số cần thiết cho việc tính toán độ tin cậy .Tìm kiếm những tải bị hảnh hưởng do sự cố và thiết lịch lập sử hoạt động của thiết bị là một phần quan trọng khi sử dụng phương pháp Monte Carlo. Ở mỗi năm, những nút tải bị ảnh hưởng là khác nhau .Qua việc xây dựng được cường độ hỏng hóc của các thiết bị một cách ngẫu nhiên, từ đó xác định được thời gian phục hồi của thiết bị đó, thông qua công thức 2.8 và 2.9 ta có thể tính được chỉ số SAIFI và SAIDI.

Qua chương này ta đã biết cách áp dụng các phương pháp: phân tích và Monte Carlo vào việc tính toán độ tin cậy trên một mô hình lưới cụ thể. Từ các thông số về cường độ hỏng hóc cũng như thời gian sửa chữa của từng phần tử trong hệ thống ta có thể tính toán ra được các chỉ số về độ tin cậy cần thiết (SAIFI, SAIDI). Ta sẽ so sánh các chỉ số này trong các trường hợp: hệ thống không có nguồn phân tán, hệ

46

thống không có nguồn phân tán nhưng có sự tự điều chỉnh và hệ thống có nguồn phân tán .Việc tính toán và so sánh các chỉ số này sẽ được thực hiện trong chương sau .

47

CHƢƠNG III

ÁP DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ MONTE CARLO TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ ĐỘ TIN CẬY CỦA LƢỚI KHI CÓ SỰ KẾT NỐI VỚI

NGUỒN PHÂN TÁN

Tại chương này ta sẽ thực hiện việc tính toán các chỉ số tin cậy của một lưới phân phối khi không có và có nguồn phân tán. Các phương pháp được dùng để tính toán là phương pháp phân tích và phương pháp Monte Carlo .

Như đã trình bày ở chương trước ở phương pháp phân tích ta sẽ cho sự cố lần lượt xảy ra tại các nút, và các thông số về cường độ hỏng hóc ,thời gian sửa chữa là cho trước, qua đó ta sẽ tổng hợp lại và tính toán ra được giá trị của SAIFI và SAIDI. Với phương pháp Monte Carlo, xác suất hỏng hóc của các thiết bị sẽ mang tính ngẫu nhiên, do đó cường độ hỏng hóc cũng mang tính ngẫu nhiên, mỗi năm ta sẽ tổng hợp được giá trị của SAIFI và SAIDI là khác nhau. Do đó việc thực hiện phép Monte Carlo sẽ được lặp lại nhiều lần để cho ra được kết quả cuối cùng là hội tụ.

Cả hai phương pháp đều tính toán độ tin cậy của hệ thống trong các trường hợp sau đây:

-Lưới không có nguồn phân tán và không có sự tự điều chỉnh -Lưới không có nguồn phân tán và có sự tự điều chỉnh

-Lưới có nguồn phân tán và sự tự điều chỉnh

Sơ đồ được áp dụng vào được tính tính là một biến thể của sơ đồ IEEE 34 nút

48

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn phân tán tới độ tin cậy cung cấp điện (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)