Mô hình hóa thiết bị

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn phân tán tới độ tin cậy cung cấp điện (Trang 31 - 34)

Mô hình hóa hệ thống phân phối bắt đầu bằng việc nhận dạng các tính chất đặc trưng của các thiệt bị được sử dụng như những khối tiêu chuẩn để tạo nên sự điều chỉnh đa dạng cho hệ thống phân phối .Các thông số mô tả những đặc tính của mỗi thiết bị cần phải có được những yếu tố mang tính quyết định tới đội tinh cậy và cân phải đơn giản nhất có thể. Hai thông số được dùng trong việc mô hình hóa này là cường độ hỏng hóc (the failure rate) và thời gian sửa chữa (MTTR- Mean time to repair) .Những dữ liệu về độ tin cậy này là vô cùng quan trọng cho việc đánh giá độ tin cậy một cách tổng thể, không có những dữ liệu tốt, kết quả sẽ là không có cơ sở và không giá trị.

Cường độ hỏng hóc (λ) thể hiện số lần xảy ra lỗi của một thiết bị cụ thể trong một năm .Đồ thị thể hiện cường độ hỏng hóc của thiết bị theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị có dạng hình chậu. Đồ thị hình chậu thể hiện đặc tính của mỗi thiết bị bắt đầu bằng từ thời điểm mới sử dụng cho đến khi thiết bị đó bị loại bỏ. Theo lý thuyết, mỗi thiết bị sẽ phải trải qua ba thời kỳ trong vòng đời của nó: thời kỳ lắp đặt

31

ban đầu, thời kỳ sử dụng ổn đinh, và thời kỳ già cỗi. Trong thời gian lắp đặt ban đầu thường thi thiết bị sẽ hay hoạt động không theo mong muốn do cài đặt sai, lỗi từ nhà sản xuất, và có thể là hư hại gây ra trong quá trình vận chuyển thiết bị .Qua giai đoạn ban đầu này, khi các thiết bị đã được lắp, và cài đặt đúng các yêu cầu của hệ thống, các thiết bị sẽ đi vào thời kỳ sử dụng ổn định .Đặc điểm của thời kỳ này là cường độ hỏng hóc thấp .Mặc dù sử dụng đường cong hình chậu có ưu điểm là làm cho việc mô phỏng đúng với thực tế hơn, nhưng luận văn này sẽ sử dụng giá trị hằng số để thể hiện thời gian “hoạt động” của mỗi thiết bị.

Hình 2.6. Đồ thị thể hiện cường độ hỏng hóc của thiết bị

Thông số MTTR là thời gian trung bình hay là thời gian dự kiến cho việc sửa chữa một thiết bị cụ thể sau khi sự cố xảy ra, thời gian này được tính bằng số giờ. Các bảng 2.2 và 2.3 là ví dụ về đặc tính độ tin cậy của các phẩn tử của lưới điện, bao gồm các thông số về cường độ hỏng hóc và thời gian phục hồi sự cố của thiết bị

32

Bảng 2.2. Cường độ hỏng hóc và ngừng điện kế hoạch

Phần tử Điện áp [kV]

500 220 110 35 6-10 <1

Đường dây trên không

- lộ đơn 0.4/10 0.6/13 1.1/15 1.4/9 4/10 20/12

- lộ kép ( sự cố 1 lộ) 0.5 0.9 1.1

- lộ đơn (sự cố cả 2 lộ) 0.1 0.2 0.3

Cáp 1.5 3

Máy biến áp các loại 0.04/6.3 0.02/6.3 0.02/6.3 0.01/6.3 0.05/6.3

Ghi chú: Số trên: cường độ hỏng hóc [1/năm], số dưới: cường độ ngừng điện kế hoạch [1/năm], đơn vị của đường dây là 100km

Bảng 2.3. Thời gian phục hồi sự cố trung bình

Phần tử Điện áp [kV]

500 220 110 35 6-10 <1

Đường dây trên không

- lộ đơn 15 11 10 9 11 5

- lộ kép ( sự cố 1 lộ) 1.7 3.5 7

- lộ đơn (sự cố cả 2 lộ) 35 26 22

Cáp 13 26.8

Máy biến áp các loại

- không dự trữ 2628 700 525 394

- có dự trữ 219 175 87 61

Hệ thống được sử dụng trong luận văn này gồm có các đường dây, dao cách ly ( disconnect switch), máy cắt tự đóng lại ( recloser), và máy biến áp .Các dao cách ly và máy cắt tự đóng lại được giả sử là luôn hoạt động tốt, do đó cường độ hỏng hóc và thời gian sửa chữa của các thiết bị này sẽ coi như bằng không .Các giá trị về cường độ hỏng hóc và thời gian sửa chữa được sử dụng để tính toán trong luận văn có thể tìm thấy trong code MATLAB ở phần phụ lục.

33

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nguồn phân tán tới độ tin cậy cung cấp điện (Trang 31 - 34)