Tài chính, ngân hàng

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Tài chính, ngân hàng

Hoạt động tài chính: Cùng với các hoạt động khác, hoạt động tài chính đã có nhiều đổi mới, thiết thực hơn đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Kể từ khi thực hiện Luật ngân sách Nhà nước và các Luật thuế, Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân tập trung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp kiên quyết trong điều hành, mạnh dạn phân cấp cho cơ sở. Tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng 15,8%. Do sản xuất có phần phát triển hơn những năm trước đây từ năm 1986 đã giảm dần tình trạng mất cân đối trong thu và chi của ngân sách nhà nước. Tổng ngân sách năm nào cũng vượt kế hoạch tỉnh giao. Riêng năm 1987 - 19888 thị xã đã đầu tư thêm từ nguồn ngân sách địa phương 22 triệu đồng vào nông nghiệp, 100 triệu đồng vào thủy sản.

Trong giai đoạn 1991 - 1995 nhờ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp có những chuyển biến to lớn mà nguồn thu ngân sách cũng tăng nhanh. Tốc độ tăng nguồn thu ngân sách bình quân hàng năm từ 1991 đến năm 1995 đạt 62,43%. Riêng năm 1995, thu ngân sách đạt 8640 triệu đồng bằng 135% chỉ tiêu kế hoạch. Nhờ tăng nguồn thu ngân sách mà yêu cầu chi thường xuyên của thị xã được đảm bảo có tích lũy và tăng mức đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa, y tế, giáo

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dục và đảm bảo quốc phòng an ninh. Nhờ các thành tựu trong phát triển kinh tế, tổng thu ngân sách nhà nước trong những năm 1995 - 2000 tăng nhanh. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2000 ước đạt 15981 triệu đồng, tăng 6,4% so với năm 1999. Tổng thu ngân sách các xã, phường cũng đạt 17269 triệu đồng, tăng 14,6% so với năm 1999. Nhờ đó mà có điều kiện đầu tư cho xây dựng cơ bản.

Những chuyển biến mạnh mẽ và thành tựu trong các ngành kinh tế đã tạo điều kiện để Uông Bí cải thiện đang kể nguồn thu ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách nhà nước từ năm 2001 đến năm 2005 trên địa bàn đạt 250 tỉ đồng với mức tăng 38,3% một năm, trong khi tổng thu ngân sách địa phương đạt 309,2 tỉ đồng, tăng 36,8%/năm. Toàn thị xã có 7/10 xã phường đảm bảo tự cân đối được ngân sách ngoài chi thường xuyên.

Bảng 2.15: Thu ngân sách Nhà nƣớc từ năm 2000 đến 2005

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các khoản thu - chi 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng Thu 47.898 60.668 82.15 1010.9 123.59 148.73

Thu cân đối NSNN trên địa bàn 32.421 33.369 51.764 106.2 107.24 132.26 Các khoản thu để lại đơn vị chi - 4.631 - 885 6.074 6.464 Thu bổ sung từ NS cấp trên 15.477 8.492 - 19.744 10.28 10

Thu ngoài ngân sách - 14.176 30.386 - - -

Tổng chi 20.471 27.978 46.466 76.455 77.090 78.839

Chi đầu tư XDCB 5.385 10.121 15.303 31.195 30.652 31.647 Chi thường xuyên 15.086 17.857 31.163 45.260 46.438 42.755

Các khoản để lại NSNN 564

Dự nguồn tăng lương 3.873

Nguồn [29, tr. 64 - 65-70 -71]

Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, nhất là giai đoạn 2008 - 2010 sau khi thị xã được công nhận là đô thị loại III, Thị xã tập trung cao độ đẩy mạnh các hoạt động trên các lĩnh vực trong lộ trình phấn đấu thành lập thành phố vào năm 2011. Công tác tài chính, phát triển các thành phần kinh tế, chủ động tạo nguồn lực tài chính được tập

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung chỉ đạo đạt kết quả cao. Thu ngân sách nhà nước năm 2006 đạt 255,51 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.338,38 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương năm 2005 đạt 92,83 tỷ đồng, năm 2010 đạt 448,20 tỷ đồng. Thực hiện chi ngân sách theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm, sử dụng vốn có hiệu quả dành vốn cho đầu tư phát triển. Chi ngân sách địa phương tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; chi thường xuyên và thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương được đảm bảo; chi đầu tư phát triển chiếm từ 30-40% tổng chi ngân sách, tốc độ tăng chi bình quân đạt 22,2%/năm.

Năm 2011, trên cơ sở duy trì mức tăng trưởng khá cao ở hầu hết các ngành sản xuất và kinh doanh, ngân sách thành phố tiếp tục được cải thiện. Năm 2011 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 2000 tỉ đồng, tăng 50% so với năm trước. Thu ngân sách địa phương đạt khoảng 600 tỉ đồng tăng 31% so với năm 2010.

Do tình hình khó khăn chung nên năm 2012 tốc độ phát triển kinh tế không thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Cuộc khủng hoảng từ ngành than kéo theo các ngành kinh tế khác, từ thu ngân sách của địa phương bị sụt giảm. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, Uông Bí phải giảm bớt thu ngân sách năm 2012 khoảng 18 tỉ đồng. Sang năm 2013 ngân sách cũng chưa được cải thiện. Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm đạt 1913 tỉ đồng, chỉ bằng 98% so với năm trước.

Hoạt động ngân hàng: Hoạt động ngân hàng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Trong những năm 90 Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm, gửi kỳ phiếu. Hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm cũng được phát triển ngày càng đa dạng về loại hình. Năm 2010, phát triển thêm 07 ngân hàng mới đưa tổng số ngân hàng hoạt động trên địa bàn thị xã là 13 đơn vị. Chất lượng tín dụng tốt, đáp ứng nhu cầu vay vốn để ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình…Tổng nguồn vốn hoạt động của 3 ngân hàng chủ đạo là : Ngân Nông nghiệp; Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh tổng số vốn đạt : 4.985 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ; tổng dự nợ: 4.970 tỷ đồng, trong đó: dự nợ cho vay ngắn hạn: 1.964 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ, cho vay trung và dài hạn: 3.006 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu không đáng kể [102].

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chƣơng 2

Tóm lại, sau gần 30 năm đổi mới (1986 - 2013), kinh tế thành phố Uông Bí đã có nhiều thay đổi. Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đã lãnh đạo nhân dân tập trung đẩy mạnh sản xuất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ theo hướng đẩy mạnh công ngiệp và dịch vụ, trong đó trọng tâm phát triển du lịch.

Trong những năm đầu sau đổi mới, nền kinh tế thị xã Uông Bí còn gặp nhiều khó khăn, do yếu tố khách quan cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động to lớn tới tình hình Việt Nam. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn tới tình hình phát triển kinh tế ở Uông Bí. Được sự lãnh đạo của Thị ủy và Ủy ban nhân dân nền kinh tế của Uông Bí ngày càng khởi sắc, phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17%/năm. Các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển đa dạng đạt mức tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế của thành phố vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo. Do tiếp tục chịu những tác động khó khăn của suy thoái kinh tế, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khó lường, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh trên địa bàn còn tiếp diễn, chậm được khắc phục, nhất là ở ngành than, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh tế tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Tình hình thu ngân sách còn khó khăn nhất là các khoản thu phục vụ cân đối ngân sách địa phương không đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch đề ra.

Những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của thành phố Uông Bí nói riêng đã từng bước khơi dậy tiềm năng thế mạnh của địa phương. Thành công lớn nhất của toàn Đảng toàn dân là đã hoàn thành Đề án nâng cấp Thành phố lên đô thị loại II và đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày 28/11/2013. Nâng cấp Uông Bí lên đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh là dấu mốc quan trọng nhằm nâng cao vị thế, thúc đẩy thành phố phát triển một cách toàn diện, lên một tầm cao mới. Đồng thời đây cũng là tiêu chí quan trọng góp phần đưa tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

XÃ HỘI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2013 3.1. Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao

3.1.1. Về giáo dục - đào tạo

Quán triệt quan điểm của Đảng coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đảng bộ thị xã đã có nhiều chính sách để nâng cao sự nghiệp trồng người, tập trung phát triển cả 3 mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với nguồn vốn ngân sách thị xã và nhân dân đóng góp, tranh thủ nguồn vốn của tỉnh, của các tổ chức quốc tế đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng chục tỉ đồng xây dựng trường học. Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến, các ngành học, cấp học phát triển ổn định theo hướng đa dạng hoá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Năm 1995, hoàn thành mục tiêu phổ cập cấp tiểu học toàn thị xã. Đội ngũ giáo viên giỏi và học sinh giỏi, trường chuyên lớp chọn được chú ý hơn. Hàng năm đều có học sinh giỏi cấp tỉnh và toàn quốc 5 năm đã xây dựng 4 nhà học cao tầng, xây dựng và sửa chữa hàng trăm phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy học, thực hiện đầu tư cho “con người là hiệu quả nhất”.

Trong lĩnh vực giáo dục, thị xã đã phát triển đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, bình quân mỗi năm xây dựng một trường học cao tầng. Với phương châm dạy tốt học tốt, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi hàng năm tăng, 10/10 xã, phường đạt phổ cập tiểu học, 7/10 xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Năm học 2000 - 2001 thị xã đã thành lập trường Phổ thông trung học dân lập đầu tiên, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, góp phần giảm chi ngân sách.

Đến cuối năm 2005 hầu hết các trường học đã được cao tầng, kiên cố hoá. Hệ thống trường lớp, thiết bị dạy học được bổ sung, đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, chuẩn hoá theo yêu cầu chung của ngành giáo dục. Học sinh các ngành học, cấp học được ổn định theo kế hoạch hàng năm. Học sinh khá, giỏi mỗi năm một tăng. Hết năm 2005 thị xã đã xây dựng được 6 trường tiểu học đạt chuẩn

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quốc gia, 10/10 xã, phường đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Hệ thống giáo dục trung học phổ thông được chú ý quan tâm đầu tư hơn, đã thành lập được một trường trung họcphổ thông Dân lập đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thị xã. Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên được củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng các loại hình giáo dục: bổ túc, hướng nghiệp. Công tác quản lý dạy thêm, học thêm và quản lý tài chính trong các trường học được quan tâm, chú trọng hơn và có sự chuyển biến tích cực. Thị xã đã tiếp nhận hệ thống giáo dục mầm non của ngành than và nhận bàn giao hệ thống giáo dục về thị xã quản lý theo quy định. Thay sách giáo khoa mới từ lớp 1 - 6 theo chương trình cải cách giáo dục. Chỉ đạo thành công Đại hội Hội Khuyến học thị xã lần thứ I. 10/10 xã, phường đã thành lập được Hội Khuyến học và đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất. Hội đồng giáo dục thị xã và các phường, xã được duy trì và hoạt động tích cực. Hoạt động của các Hội Khuyến học từ thị xã đến các xã, phường ngày càng đi vào nề nếp. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thị xã đã xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến 2020 và chương trình phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non đến năm 2010.

Uông Bí là địa phương có tỷ lệ học sinh đi học rất cao năm học 2007 - 2008 đạt 96,3% năm 2010 - 2011 đạt gần 98%, tỉ lệ học sinh đi học đúng tuổi dảm bảo ở mức 99%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học đạt 96,3% năm học 2005 - 2006 đến năm 2012 - 2013 đạt 99,9%. Tỷ lệ học sinh chuyển cấp luôn đạt mức cao năm học 2012 - 2013 đạt 99,5% năm học 2011 - 2012 Uông Bí đã phổ cập học tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học ngày càng giảm năm học 2012 - 2013 chỉ còn 0,2% [85].

Thị xã Uông Bí là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn thị xã có hệ thống các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học gồm: 3 trường cao đẳng, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường quân sự , 01 cơ sở đào tạo của trường đại học ngoại thương Hà Nội hàng năm đào tạo hơn 20.000 học sinh, sinh viên và hệ thống giáo dục phổ thông gồm: 04 trường trung học phổ thông; 18 trường tiểu học, trung học cơ sở; 15 trường mẫu giáo với tổng số 22.800 học sinh. Trong nhiệm kỳ, lĩnh vực giáo dục, đào tạo

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của thị xã tiếp tục phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng ở các ngành học, cấp học. Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,7%, công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,2%; thi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,7%. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt 40%.

Thành phố đã phấn đấu giữ vững quy mô phát triển trường lớp theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường lớp công lập, dân lập, bán công, tư thục, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân từ hệ mầm non đến phổ thông trung học, hướng nghiệp, dạy nghề. Hiện nay, Đảng bộ thành phố có tổng số 7.661 cán bộ giáo viên. Về trình độ chuyên môn Tiến sỹ là 18/4.708 bằng 0,38%, Thạc sỹ: 288/4.708 bằng 6,1%; Đại học: 2.245/4.708 bằng 47,68%, Cao đẳng: 2.157/4.708 bằng 45,8%. Về lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân, trung cấp: 975/4.708 bằng 20,7%, trong đó: cấp thành phố: 150/975 (cao cấp, cử nhân:42, trung cấp: 108); cấp cơ sở: 825/975 (cao cấp, cử nhân:150, trung cấp: 675 người) [82].

Năm 2011, đã hoàn thành chương trình chuẩn Quốc gia cả 4 cấp học công lập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (trong đó có 36% trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn mức độ II) và là địa phương đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành mục tiêu này. Năm 2012, Thành phố đã được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Các phong trào thi đua trong nhà trường được thường xuyên duy trì, phát huy, có 2 đơn vị trường học được đón nhận Huân chương lao động hạng

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 68)