Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Giai đoạn 1986-1996

Đất nước ta bước sang một giai đoạn mới nền kinh tế cả nước cũng như Uông Bí phải xây dựng từng bước cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Ngày 19-9- 1986, Đảng bộ thị xã Uông Bí tiến hành Đại hội lần thứ XII kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, đề ra mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong những năm 1986-1988, cụ thể là phải “Phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu”. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của thị xã trong giai đoạn mới. Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, thị xã đã lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp; thực hiện chủ trương, cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các chủ đầu tư, sắp xếp lại phương án sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư cải tiến trang thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thị xã Uông Bí chia hai khối: Khối các xí nghiệp do Trung ương và Tỉnh quản lý, tập trung phần lớn vào các ngành khai thác khoáng sản, điện, lâm sản. Khối do thị xã quản lý gồm các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát lương thực, cơ khí, gò hàn…

Đối với các đơn vị công nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, Đảng bộ thị xã đã tập trung theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 3, Nghị định 50, Nghị định 80, Quyết định 217 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất. Quá trình triển khai thực hiện, đã phát huy vai trò tự chủ trong việc quyết định phương hướng, mục tiêu, quy mô sản xuất, tinh giảm bộ máy gián tiếp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm, khoán xe, máy, khoán quỹ lương.

Các xí nghiệp sản xuất thuộc công nghiệp trung ương và tỉnh trên địa bàn đều hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Nhiều xí nghiệp kinh doanh có lãi. Năm 1988, nhà máy điện Uông Bí đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước trước thời hạn 37 ngày. Công ty than Uông Bí đã hoàn thành sản xuất than nguyên khai đạt 104% kế hoạch về than sạch của năm 1988. Nắm bắt được thế mạnh của ngành tiểu thủ công nghiệp và ngoại

47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thương là sản xuất tiêu thụ than, trong các năm 1989 - 1990, thị xã đầu tư gần 200 triệu đồng cho xí nghiệp than mở rộng sản xuất, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 1990 đã khai thác được 8.000 tấn [1, tr. 88]. Giá trị tổng sản lượng: công nghiệp thị xã đạt 105.859.000 đồng; tiểu thủ công nghiệp năm 1988 vượt 11,4% so với chỉ tiêu đại hội đề ra, bằng 113% so với năm 1986, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 11% trong đó hàng xuất khẩu tăng 56% so với năm 1986 và 18% so với năm 1987.

Ngành tiểu thủ công nghiệp thị xã đã chủ động mở rộng quyền cho các cơ sở tự khai thác nguyên liệu (cói, đay...) từ tỉnh ngoài, tự huy động vốn, cùng thị xã giải quyết vấn đề lương thực, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất các mặt hàng mới có khả năng phát triển. Do đó, đã khuyến khích nhiều tổ hợp tư nhân và gia đình tham gia kinh doanh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu của thị xã năm 1988 thu được 1.113.206 rúp và 105.997 USD.

Sau hai năm thực hiện cơ chế đổi mới những bất cập cũng bắt đầu xuất hiện. Công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển chậm. Sản xuất và chế biến than của thị xã chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả còn thấp, chưa tương ứng với tiềm năng sẵn có, tiểu thủ công nghiệp, trình độ kỹ thuật sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm còn thấp, phát triển chưa kịp với tốc độ tăng dân số.

Trên cơ sở đó, Đảng bộ và Ủy ban nhân dân thị xã đã khảo sát tình hình nắm bắt những khó khăn bức xúc trong từng cơ sở công nghiệp và mạnh dạn chỉ đạo đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời. Nhờ vậy tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và thủ công nghiệp vẫn được đảm bảo. Trong 5 năm 1991 - 1995 sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp liên tục chuyển mình đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10-12%. Giá trị tổng sản lượng năm 1995 đạt 345,8% so với 1991. Riêng sản lượng than sạch của thị xã năm 1995 đạt 52.751 tấn tăng 66% so với năm 1991. Các loại sản phẩm đặc thù khác như gạch hoa, đá và các loại vôi củ đều có sản lượng vượt kế hoạch từ 10 đến 14%. Cũng riêng năm 1995 toàn thị xã có 17 doanh nghiệp được thành lập trong đó có một doanh nghiệp tư nhân, tạo được việc làm cho hơn 1300 người lao động. Thị xã cũng đầu tư 3 tỉ đồng để xây dựng nhà máy Xi măng Uông Bí [83, tr. 531]. Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới, Uông Bí ngày càng khẳng định vị thế của mình là một thị xã công nghiệp. Trong phát triển

48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh tế, sản xuất của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp có tiến bộ rõ rệt, đến năm 2000 giá trị tổng sản phẩm đạt trên 27530 tỉ đồng tăng 40% so với năm 1996, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 10,7%.

Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố (2000 – 2005)

Đơn vị tính: triệu đồng

Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 707.457 778.304 1.004.570 1.255.585 1.686.139 1.998.085 Công nghiệp khai thác 340,050 372.946 503.352 710312 1.137.786 1.377.245 Khai thác than 336.937 369.196 498.877 705692 1.123.756 1.359.745 Khai thác đá và mỏ 3.113 3.75 4.475 4620 14.03 17,500 Công nghiệp chế biến 162.909 171.444 168.804 203329 240.772 269,000 Thực phẩm và đồ uống 4.618 4.003 3127 4320 5.77 6,500 Sản xuất sản phẩm dệt 12 10 70 60 100 120 Sản xuất trang phục 2.16 2.11 2.151 2580 3,000 3,500 Sản xuất SP về da 610 728 558 600 Sản xuất SP gỗ 34 34 670 675 1,000 1,200 Sản xuất giấy 205 230 Xuất bản, in và sao bản 310 410 515 680 1,000 1,200 Sản xuất hóa chất 23.415 21.768 26,040 26456 30,530 38,500 Sản xuất SP phi kim 92.451 98.74 126,079 156788 184,972 201,500 Sản xuất sp kim loại 5.6 6.07 5,991 6800 8,000 8,500 Sản xuât xe có động cơ 30.519 34.176 110 120 195 250 Sản xuất giường, tủ, bàn 3.18 3.395 3,493 4.25 6,000 7,500 Công nghiệp sx điện 204.498 233.194 332,414 341.944 307,581 352,560 Sản xuất điện, ga 203.676 232.997 331.187 340.393 305,066 349,860 SX phân phối nước 822 917 1,227 1.551 2,515 2,700

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn 1997-2013

Sang giai đoạn 2000 - 2005 kinh tế Uông Bí phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị ủy và Ủy ban nhân dân Uông Bí tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch đô thị tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng. Năm 2001 có 8 dự án xây dựng và cấp lưới điện xã, phường được triển khai hoàn thành dứt điểm vào năm 2002. Năm 2003 thị xã đã xây dựng xong quy hoạch và phát triển lưới điện phục vụ sản xuất và dân sinh đến năm 2005, tầm nhìn đến năm 2010. Năm 2001 - 2002 xây dựng xong 6 công trình điện dân cư, cải tạo xong lưới điện chiếu sáng từ phường TrưngVương đến Cầu Sến [83, tr. 552].

Để thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển nhanh, tạo việc làm cho người lao động, nguồn vốn từ ngân sách và ngân sách địa phương được ưu tiên đầu tư kết hợp với nguồn vốn tư nhân tạo nguồn lực xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn điển hình như: Công ty sản xuất nước khoáng thiên nhiên ở Yên Tử, Công ty xuất nhập khẩu gỗ Thế Tuấn ở Phương Đông, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Vàng ở Thanh Sơn. Từ năm 2003 thực hiện giải phóng mặt bằng chuẩn bị xây dựng khu công nghiệp Chạp Khê, cụm tiểu thủ công nghiệp Yên Thanh. Đến cuối năm 2005 toàn thị xã có 78 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động với tổng số vốn đầu tư lên tới 1000 tỉ đồng [83, tr. 553].

Cùng với sự phát triển của công nghiệp địa phương, các doanh nghiệp thuộc Trung ương và tỉnh nằm trên địa bàn thị xã cũng tích cực đầu tư và phát triển mạnh. Công ty than Uông Bí và Công ty than Vàng Danh (thuộc Tổng công ty than Việt Nam nay là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam) sản lượng khai thác than năm 2004 đạt 2,9 triệu tấn, tổng doanh thu đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, tăng 354% so với tổng doanh thu năm 2001. Năm 2005 Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã hoàn thành kế hoạch sản xuất điện, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tích cực triển khai dự án đầu tư mở rộng nhà máy với công suất 300 MW và hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm nâng cao công suất điện của nhà máy, đảm bảo môi trường. Công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh, năm 2004 doanh thu đạt 300 tỷ đồng; sản lượng xi măng đạt 190.000 tấn, tăng 211% so với sản lượng năm 2001.

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó, các Công ty chế biến lâm sản; Công ty giày da Sao Vàng; Nhà máy sản xuất rượu bia Thăng Long; hệ thống cảng thuỷ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam, của Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn Xuân Lãm. Các dự án xây dựng nhà máy tuyển than Nam Mẫu, mở rộng nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ Quang Trung, xây dựng khu công nghiệp Phương Nam được quan tâm đẩy nhanh tốc độ. Nhờ đạt mức tăng trưởng cao như vậy các công ty này đã đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Bảng 2.10: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu theo loại hình kinh tế (2006 - 2013)

Sản phẩm Đơn vị

tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Than sạch 1000 tấn 4.543 5.340 6.185 7.100 7.920 7.830 7.274 7.250 Điện sản xuất Triệu Kw 650 520 532 897 1.480 2.07 2.16 2.29 Xi măng 1000 tấn 255 325 416 510 525 550 416 315 Tùng hương Tấn 4.53 4.89 5.38 5.73 6.72 7.25 8.28 10.4 Đá các loại 1000 m³ 320 580 630 780 965 1.31 1.48 1.12 Gạch nung 1000 viên 10 17 17.3 25 28.2 46 47 50 Cát, sỏi các loại 1000 m³ 100 266 305 375 369 413 700 248 Chế biến gỗ m³ 4.65 17.5 23.6 29 35.9 45.9 53 65 Vôi củ Tấn 11 19 22 27 35 51.8 46 67 Nước máy 1000 m³ 1.8 2.22 2.72 3.2 3.66 4.03 4.16 4.38 Nguồn [32, tr. 93 - 96]

Trong những năm 2006 - 2010, với định hướng tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt chú trọng tăng cường đầu tư đổi mới công nghiệ, đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, ưu tiên phát huy thế mạnh gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường. Thị xã đã phát triển được một số cơ sở công nghiệp mới, hiện đại như: Nhà máy Nhiệt điện I và II, với tổng công suất đạt 630MW, Nhà máy Xi măng Lam Thạch II, Nhà máy Chế tạo thiết

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bị nâng hạ Quang Trung với sản lượng dự kiến 20000 tấn sản phẩm/ năm, Nhà máy gạch Tuynen Thanh Sơn, Công ty chế biến lâm sản, Công ty giầy da Sao Vàng, Nhà máy sản xuất rượu bia Thăng Long, hệ thống cảng thủy nội địa tập đoàn Than- Khoáng sản, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Xuân Lãm…

Các doanh nghiệp trung ương và của tỉnh trên địa bàn tiếp tục phát triển sản xuất, sản lượng than nguyên khai đạt 7,49 triệu tấn vào năm 2010, gấp 2 lần sản lượng đạt được vào năm 2010, gấp 2 lần sản lượng đạt được vào năm 2005. Sản lượng điện đạt 2760 triệu KWh/năm vào năm 2010, gấp 4 lần sản lượng năm 2005. Sản lượng xi măng và clinke năm 2010 đạt 1,2 triệu tấn.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng bình quân là 31,65%/năm. Đến năm 2006 toàn thị xã có 180 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong những năm tiếp theo cũng có hàng trăm doanh nghiệp được thành lập cùng tham gia sản xuất, kinh doanh góp phần làm cho diện mạo nền kinh tế Uông Bí thêm phong phú, năng động và mức tăng trưởng ngày càng cao.

Ngày 21 tháng 1 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về thành lập thành phố Uông Bí đã đánh dấu lớn trong toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung và toàn bộ nền kinh tế nói riêng. Từ cuối năm 2010 đầu năm 2011 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, các ngành kinh tế ở Uông Bí vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tổng giá trị đạt được của năm 2011 là 9245 tỉ đồng tăng 25% so với năm 2010, trong đó tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 485 tỉ đồng, tăng 27,6% so với năm 2010. Năm 2012 bắt đầu xuất hiện dấu hiệu suy giảm ở một số ngành đặc biệt là than. Sang năm 2013 bức tranh kinh tế của Uông Bí có nhiều thay đổi , sản xuất công công nghiệp cơ bản giữ được ổn định, đạt mức tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 6771 tỉ đồng tăng 6,0% so với năm 2012. Công nghiệp địa phương đạt 666 tỉ đồng tăng 10% so với năm trước. Các doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố đều khắc phục khó khăn duy trì sản xuất. Tổng công ty Phát điện I đã nhanh chóng ổn định tổ chức và đưa Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 330MW vào hoạt động. Các doanh nghiệp than, cơ khí sản xuất nguyên vật liệu xây

52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựng tập trung cơ cấu lại bộ máy chính trị, tổ chức sản xuất, đảm bảo thu nhập cho công nhân. Đây là tiền đề quan trọng Uông Bí trở thành đô thị loại II.

2.2.3. Thƣơng mại - dịch vụ và du lịch

Về thương mại - Dịch vụ Giai đoạn 1986-1996

Trong lĩnh vực lưu thông, phân phối của thị xã Uông Bí cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ theo đường lối đổi mới của Đảng. Đảng bộ và chính quyền các cấp đã chỉ đạo tháo gỡ những ách tắc ngăn sông cấm chợ của thời kỳ bao cấp giao quyền chủ động hạch toán kinh doanh cho các cơ sở nội thương và ngoại thương. Bên cạnh đó nhiều cơ sở kinh doanh đã tiến hành rà soát tinh giản biên chế nâng cao năng lực của cán bộ có quy định khuyến khích cán bộ, nhân viên, tổ chức làm ăn giỏi bằng cả phần thưởng vật chất và tinh thần.

Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của thị xã tăng nhanh, năm 1988 thu được 1.113.206 rúp bằng 109% so với 1987 và 105.997 đôla bằng 169,3% so với năm 1987. Ngành phân phối lưu thông đã từng bước đổi mới cơ chế kinh doanh thực hiện hạch toán. Một số đơn vị đã có lãi thực sự. Đội ngũ cán bộ kinh doanh thương nghiệp từng bước được trưởng thành, tinh giảm đi nhiều so với trước; có đơn vị tài sản tăng gấp 4 lần. Tỷ trọng nộp ngân sách của ngành nội và ngoại thương bằng 50% tổng số

Một phần của tài liệu Kinh tế, xã hội thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) từ năm 1986 đến năm 2013 (Trang 54)