sau khi thống nhất Trung Quốc
2.3.1 Bối cảnh đất nước sau khi thống nhất còn bất ổn cần phải thực hiện và củng cố chế độ trung ương tập quyền cố chế độ trung ương tập quyền
Khi diệt trừ xong tình trạng phân phong, và cục diện phong kiến cát cứ hàng mấy trăm năm, Tần Thuỷ Hoàng mới xác lập lên chế độ trung ương tập quyền. Đứng
trước thế lực mới, bọn quí tộc cũ, bọn thư sinh thủ cựu ở sáu nước từng bị tiêu diệt, vẫn có thái độ thù địch và bất mãn. Bởi vậy cần phải cứng rắn hơn nữa với các thế lực truyền thống cũ kĩ này. Cần có nhiều biện pháp thúc đẩy chính quyền mới phát triển, cần phải có nhiều “thuật” củng cố nền chính quyền mới, và giải quyết các nhân tố thù địch bất lợi với chế độ trung ương pháp quyền. Việc trước tiên cần làm là tiêu diệt những thế lực cát cứ còn rơi rớt lại. Đầu tiên, ông cho dời các nhà quí tộc bọn hào phú khắp trong thiên hạ về Hàm Dương. Như vậy họ phải rời bỏ quê hương, ảnh hưởng chính trị và tiềm lực kinh tế bị giảm sút, không còn điều kiện để ngóc đầu dậy phản kháng, và đặc biệt, nhà nước Trung ương tập quyền trực tiếp khống chế giám sát họ. Sau đó ông cho đốt thành tiêu trừ địa bàn cát cứ, loại trừ mọi địa bàn hoạt động của các thế lực phản động. Từ nay giao thông thuỷ lợi cũng trở nên thuận lợi hơn. Và cuối cùng, để tiêu diệt hết các thế lực cát cứ, ông cho tiêu huỷ binh khí. Đây là những binh khí còn lại trong tay bọn quí tộc cũ, ông cho thu lại nhân lúc cho dời dân về Hàm Dương. Từ những "thuật" cai trị đó, Tần Thuỷ Hoàng đã diệt được sự nổi loạn của bọn quí tộc cũ và ngăn ngừa được sự phản kháng của nhân dân.
Việc tiếp theo Tần Thuỷ Hoàng làm để củng cố chế độ Trung ương là "đốt sách, chôn sống nhà nho" người đưa ra ý tưởng này là Lý Tư, ông cho rằng bọn bác sĩ, nho sinh không nhìn thấy rõ chính quyền mới, họ chủ chung phân phong, khôi phục Lễ trị, căn cứ vào Nho gia kinh điển như thế không có lợi cho chính quyền trung ương tập quyền, làm nảy sinh trong dân chúng những ý nghĩ bậy bạ… Do đó, cho đốt hết các sách sử hiện có ở các nước chư hầu, trừ sách sử của nước Tần ; ngoài những người làm bác sĩ, ai mà còn giữ “Kinh thi”, “Kinh thư” đều phải đốt hết ; những ai bàn luận về “Thi”, “Thư”, các trước tác nho gia kinh điển thì đem ra chém giữa chợ ; lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ, và những sách không bỏ là sách thuốc sách bói, sách trồng trọt, cấm mở trường tư… Tần Thuỷ Hoàng đồng ý, đã cho đốt sách và chôn sống nhà Nho. Trong lĩnh vực văn hoá, ông đã thực hiện chính sách chuyên chế về văn hoá, với mục đích tăng cường thống trị, củng cố trung ương tập quyền ngay từ mặt ý thức, “để thiên hạ hết lấy đời xưa mà chê đời nay”. Nhưng mặt khác lại là sự huỷ diệt một nền văn hoá cổ đại, là một tổn thất nặng nề nhất cho nền văn hoá Trung Quốc, và Tần Thuỷ Hoàng trở thành kẻ chống lại sự phát triển của văn hoá. Việc kế tiếp, Tần Thuỷ Hoàng cho thống nhất các loại chế độ. Lấy chế độ của nước Tần (trước
đây), làm tiêu chuẩn, chỉnh đốn lại chế độ mọi mặt văn hoá, chính trị, kinh tế. Ông mệnh lệnh cho mọi người cày ruộng phải báo số lượng đất đai của mình để pháp luật thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất, song buộc nông dân với đất đai, ổn định trật tự phong kiến và đặt ra thuế má. Ông thống nhất tiền tệ, đó là một loại tiền xu hình tròn, có lỗ vuông ở giữa, điều này thuận tiện cho giao lưu hàng hoá, kinh tế phát triển.
Tần Thuỷ Hoàng còn cho thống nhất đơn vị đo lường đấu, thăng, hợp… và thống nhất văn tự, lấy chữ nước Tần làm cơ sở (chữ Triện). Những sự thống nhất đó, Tần Thuỷ Hoàng đã đưa kinh tế nước Tần phát triển rất nhanh và đặc biệt chính là thống nhất được quyền lực tập trung.
Đảm bảo cho chế độ tập quyền trung ương vững mạnh. Tần Thuỷ Hoàng đánh lũ Hung Nô phía Bắc, xây dựng trường thành… “Bách bình”, “Bách việt”, nam thú Ngũ linh ở phía Nam, và mở rộng bờ cõi.
Với phong cách lãnh đạo độc đoán của mình, Tần Thuỷ Hoàng là một nhà chính trị có nhiều cống hiện to lớn vào sự phát triển của lịch sử, và là một bậc đế vương phong kiến công lao kiệt xuất. Ông đã kế thừa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, và sử dụng nó một cách hiệu quả trong việc cai trị đất nước mình, ông đã đưa triều Tần phát triển đến độ rực rỡ, và đưa mình lên bậc đế vương thiên hạ với “pháp” mạnh, “thế” cao và “thuật” sâu… song đồng thời Tần Thuỷ Hoàng cũng là một tên tội phạm ngăn cản bước tiến của lịch sử, biến vương triều Tần thành vương triều đen tối và tàn khốc.
2.3.2 Tính cách của Tần Thuỷ Hoàng
2.3.2.1 Quyết đoán
Trước tiên, tính cách quyết đoán của Tần Thuỷ Hoàng ảnh hưởng rất nhiều từ hệ tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi Tử với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Pháp - Thế - Thuật để hình thành tư tưởng pháp trị trong việc cai trị đất nước.
- Pháp: Pháp là luật lệ là những quy tắc, những quy định, được đề ra để cho mọi người trong xã hội biết mà làm theo, khi đó xã hội sẽ được ổn định và đi vào trật tự, nó điều chỉnh xã hội từ loạn mà trở nên thái bình. Do vậy, “hình pháp là cái gốc của thiên hạ, nó ngăn ngừa việc bạo ngược, làm cho con người ta biết ghét bỏ điều ác, ngăn những việc ác chưa xảy ra. Hiểu một cách rộng hơn “Pháp” là đại diện cho một
thể chế, một chế độ chính trị.
“Pháp” thực sự là căn cứ khách quan, là tiêu chuẩn đặt rõ phải trái, tốt xấu mà không bị ảnh hưởng và chi phối bởi tâm lí con người. Thông qua “Pháp”, con người biết được vai trò bổn phận của mình, biết được những điều nên làm và không nên làm. Bên cạnh đó, nên vì vốn bản tính là tránh hại cầu lợi “Pháp” đặt ra là luôn luôn trị được số đông, có thưởng có phạt, khích lệ con người làm theo pháp luật.
Thi hành “pháp” thì phải nghiêm minh, không được dùng tự tư cá nhân, không được tự tư tự lợi, không được tùy tiện, tự động thay đổi “pháp”. Không phân biệt đẳng cấp khi luận tội, và thưởng phạt phải công bằng, nghiêm minh.
- Thế: Thế là địa vị, là thế lực và quyền uy của người đứng đầu chính thể, mà cụ thể là địa vị, quyền uy và thế lực của Vua. Thế là một hệ quả tất yếu khi mà đã đề ra “Pháp”. Có pháp rồi thì phải có quyền uy có thế lực để ban bố và cho Pháp được thực hiện đúng.
- Thuật: Thuật chính là những phương pháp những thủ thuật, là mưu lược để điều khiển và giải quyết công việc, là phương pháp cách thức dùng người khiến người ta thi hành triệt để pháp luật, khiến cho người ta tận trung tận lực. Thuật bao gồm ba mặt :
+ Thuật “bổ nhiệm” là phương pháp chọn quan lại: chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đến đức hạnh dòng dõi.
+ Thuật “khảo hạnh” và “thưởng phạt” là căn cứ theo trách nhiệm để kiêm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất nặng.
Thuật không ban bố như Pháp, “thế” “thuật” là của riêng nhà vua. Pháp để trị dân do quan nắm giữ, còn thuật là để trị quan và chỉ mình vua nắm giữ.
Với sự tinh thần học hỏi, đã giúp Tần Thuỷ Hoàng tinh thông trong việc vận dụng tư tưởng của Pháp gia: thâu tóm lục quốc, thu giang sơn về một mối. Giờ đây, đất nước sau khi thống nhất, ông thể hiện tự tin, cùng một ý chí không khoan nhượng sẵn sàng đạp đổ mọi sự cản trở Pháp gia trong xây dựng và phát triển một nhà nước tập quyền trung ương đầu tiên của Trung Quốc.
bá, bàn luận về thi thư, học thuyết Chư Tử Bách Gia. Người dân sẽ không bàn luận cũng so sánh triều đại của ông với các triều đại trước, cũng như không đi ngược xu thế thời đại. Đồng thời, đây là điều kiện thuận lợi để Pháp gia trở thành tư tưởng duy nhất, giúp Tần Thuỷ Hoàng vận dụng Pháp-Thế-Thuật trong Pháp Gia.
Từ đó, ông bãi bỏ phân phong cho con cái, công thần có công thống nhất đất nước. Sự quyết đoán của ông thể hiện ở việc dù rất nhiều đại thần ra sức ủng hộ việc phân phong, vì đây là một trong những việc tất yếu mà các triều đại trước đã thực hiện để ghi nhận công lao của các vị công thần đã giúp vua giành lấy giang sơn xã tắc; nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn quyết bãi bỏ chế độ phân phong. Đây là một trong những quyết định phù hợp thể hiện ”thuật" sâu của Tần Thuỷ Hoàng. Bởi vì nhìn vào lịch sử, Tần Thủy Hoàng thấy rõ căn bệnh cố hữu của phân phong là chính quyền phân tán, cát cứ từng vùng gây ra chiến tranh liên miên, tức là đi theo lối cũ, là gieo mầm hậu họa. Việc bãi bỏ phân phong sẽ giúp ông tập trung quyền lực xây dựng nhà nước trung ương tập quyền. Tất cả các chư thần đều là thần của hoàng đế, giúp hoàng đế cai trị thiên hạ. Rõ ràng, Tần Thuỷ Hoàng đã xác lập vị thế cao nhất cho mình, là người có quyền lực tập trung cao nhất, nó làm nên đặc điểm nổi bật nhất của chế độ trung ương tập quyền. Điều này phù hợp với ”thế” trong Pháp gia, sách lược Pháp trị của Hàn Phi.
Song song đó, Tần Thuỷ Hoàng đã cho soạn thảo pháp luật. Về hình phạt thì lấy trọng hình làm chính, gồm có tị, cung, hình, khí thị, yêu, trảm (xẻo múi, ai phạm tội dâm con trai cắt dái, con gái giam trong cung, thích chữ vào mặt, hành hình giữa chợ chém ngang lưng). Chủ trương dùng những hình phạt nặng nề, tàn khốc để trấn át nhân dân, … Được tiếp thu tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, Tần Thuỷ Hoàng thấy rõ sự đúng đắn và hiệu quả khi dùng pháp luật cai trị đất nước. Từ những qui định mang tính chất đơn giản trong chính trị, kinh tế, Tần Thuỷ Hoàng đã cho phát triển thành những điều luật pháp luật, nó được ban bố rộng rãi và bắt buộc mọi người phải làm theo (trừ vua). Để pháp luật thực hiện thì Tần Thuỷ Hoàng đã đặt ra những chế độ khen thưởng cũng như những hình phạt.
Ở khía cạnh khác, Tần Thuỷ Hoàng quyết đoán quá cứng nhắc, không nghe lời can gián của quần thần, không nghe lời can gián của học sĩ nho sinh về việc cần thiết
Lễ trị vốn tồn tại bao đời. Ông vẫn khư khư cái đạo lý sách vở của Pháp gia, nặng về pháp trị với những hình phạt ấy vô cùng độc ác, một mặt những hình phạt nặng nề như thế sẽ buộc người dân phải thực hiện pháp luật, tránh cho con người ta làm điều ác; nhưng trong tư tưởng thì họ luôn chống lại, đây chính là cơ sở cho những cuộc nổi loạn chống lại triều đình.
Tóm lại, sự quyết đoán đã giúp nước Tần trở thành một Vương triều hưng thịnh, phát triển và ổn định nhất trong lịch sử Trung Quốc (thời kì đó) cho dù triều Tần cũng chỉ tồn tại được 15 năm (221 - 206 TCN). Tuy nhiên, tính cách này không phải là một tính cách tốt bởi vì đây là sự chủ quan duy ý chí, chỉ biết làm theo những điều mình cho là đúng. Chính điều này đã làm ông trở thành một trong những vị hoàng đế chuyên quyền độc đoán nhất trong lịch sử Trung Quốc.
2.3.2.2 Nham hiểm
Như đã nói ở trên, trong Pháp gia, “thế" “thuật” không ban bố như “pháp”, “thế” “thuật” là của riêng nhà vua. “Pháp” để trị dân do quan nắm giữ, còn “thuật” là để trị quan và chỉ mình vua nắm giữ. Với ”thế" “thuật" trong tay, Tần Thuỷ Hoàng đã vận dụng khôn khéo đến mức nham hiểm để trấn áp bề tôi, thần dân của ông, chứ không phải thần phụ họ.
Đến gần cuối đời, Tần Thủy Hoàng sợ quan lại và kẻ sĩ nói chung- ham đọc sách kinh điển để học tập cổ nhân, ảnh hưởng đến nhân tâm, coi thường pháp chế. Ông đã nghĩ ra cách thu thập sách vở trong cả nước, trừ loại y dược, bói toán, sử thư triều Tần ra, còn các loại khác đem đốt hết, bất chấp sự ngăn cản của quần thần cũng như sự chống đối của dân chúng. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, ông không hoàn toàn muốn hủy diệt toàn bộ nền tri thức của Trung Quốc lúc bấy giờ. Điều này chứng thực qua việc ông đã giả vờ hỏi ý kiến quần thần về các loại sách như y học, nông học… có lợi cho việc phát triển của nước nhà. Từ đó, ông ra quyết định, nên hủy loại sách nào theo đúng chủ kiến của mình. Hành động ”một mẻ hốt trọn" đã cho thấy sự khôn khéo tùy cơ ứng biến trong cách giải quyết vấn đề. Nhưng, ở khía cạnh khác, với vị trí là hoàng đế, trong khi quần thần thì phải nói thẳng nói thật, hoàng đế dựa vào lời nói thẳng nói thật ấy mà trừng trị thì quả nham hiểm.
bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt đến thẩm vấn. Các nho sinh không chịu nổi tra khảo, lại khai ra thêm một loạt người. Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương. Pháp luật phong kiến với hành thức ”giết một người răn đe trăm người" đã cho là nghiêm minh. Với Tần Thuỷ Hoàng, ông biết rằng học sĩ, nho sinh là đại diện cho tư tưởng, kiến thức đương thời; nhưng, kiến thức đương thời ấy lại đi ngược với Pháp gia, một lần nữa hành động ”giết trăm người khuyên răn vạn người" không dừng lại ở tính nghiêm mình mà quá nham hiểm đến mức tàn bạo xem tất cả chỉ là quân cờ do Hoàng đế định đoạt.
Cuối cùng, đương thời, Thái tử Phù Tô là con trưởng của Tần Thuỷ Hoàng, nhưng Phù Tô lại là người có tư tưởng ủng hộ Nho giáo cũng như sách Khổng Mạnh. Thái tử luôn là người đi đầu trong những hành động khuyên ngăn vua cha trong những quyết sách. Tần Hoàng đã bắt chính Phù Tô thi hành việc đốt sách, với hành động nham hiểm này nhưng mang lại tính răn đe cao đối với các thành phần chống đối khác. Đỉnh điểm trong quyết sách chôn nho, Phù tô khuyên can Tần Hoàng:
- Thiên hạ mới được bình định. Những kẻ "đầu đen" ở phương xa vẫn chưa theo ta. Các nho sinh đều học theo Khổng Tử, nay bệ hạ dùng pháp luật nặng để trói buộc họ thì thần sợ thiên hạ không yên, xin bệ hạ nghĩ đến điều đó.
Đề cao tinh thần Pháp trị, mọi người phải phục tùng phát luật, Phù Tô bất tuân mệnh lệnh, Tần Thuỷ Hoàng đã bắt đày Thái tử đi canh việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành của tướng Mông Điềm. Điều này làm triều đình, quần thần đều phải rung sợ trước những tính toán của ông. Bởi trước đây, Mông Điềm vốn cũng chống đối xây Vạn Lý Trường Thành, ông bắt chính Mông Điềm trông coi xây dựng nó, giờ đến Thái tử phản đối mệnh lệnh, tỏ ra lo lắng cho thiên hạ của ông thì đi đày làm cái việc lo cho thiên hạ ấy. “Thuật” dùng trị quốc của Tần Thuỷ Hoàng đã đạt đến tầm quá thâm hiểm.
2.3.2.3 Tham vọng
Tần Thuỷ Hoàng từ khi còn nhỏ đến khi đăng cơ có cuộc sống lưu lạc nhiều năm bên ngoài, tuổi thơ thiếu thốn quá nhiều khiến cho Tần Thủy Hoàng khi trị vì tham