Tính cách của Tần Thuỷ Hoàng

Một phần của tài liệu Phong cách lãnh đạo độc đoán của tần thủy hoàng sau khi thống nhất trung quốc (Trang 27 - 29)

2.2.2.1 Quyết đoán

Sau khi thống nhất lục quốc, thống nhất thiên hạ, xây dựng một quốc gia rộng lớn thì Tần Thủy Hoàng phải đối mặt với việc xây dựng nhà nước như thế nào để phù hợp với thời thế mới. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết.

Tần Thủy Hoàng quyết đoán tiếp tục lấy Pháp gia là hệ tư tưởng chính thống duy nhất; ra lệnh ngăn cấm truyền bá thi thư, học thuyết Chư Tử Bách Gia.

Tiếp theo, trong các đại thần đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Thừa tướng Vương Quán cho rằng nên theo chế độ phân phong. Tức là khi vua giành được thiên hạ, họ sẽ phân phong cho con cháu, cùng họ hàng cũng như các công thần đã vào sinh ra tử. Họ hy vọng với sự phân phong của mình thể hiện sự ghi nhận đóng góp của các công thần, đồng chuthời, đấy là những người vào sinh ra tử, hi vọng vào sự tận trung của họ sẽ giúp vua cai trị thiên hạ. Đình úy Lý Tư thì chủ trương xây dựng nhà nước có nhiều quận, huyện, trung ương tập quyền…. Sau khi xem xét ý kiến của quần thần, Tần Thủy Hoàng quyết tâm xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền, xác lập một vị trí cao nhất cho địa vị, thế lực và uy quyền của mình. Tần Hoàng để cho Vương Quán thừa tướng cáo lão hồi hương;

đưa Lý Tư làm thừa tướng mới.

Hơn nữa, ông tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức trung ương. Người thống trị cao nhất đất nước là hoàng đế, dưới hoàng đế là cơ cấu chính quyền trung ương do “Tam công” phân quản. Thừa tướng đứng đầu trăm quan, giúp hoàng đế xử lý đại sự quốc gia, Thái úy đứng đầu các quan võ nắm giữ việc quân, ngự cự đại phu phò tá thừa tướng nắm giữ sổ sách tấu chương, giám sát quan lại các cấp. Dưới “Tam công”

có “Cửu khanh” là người trông coi cụ thể mọi công việc của các quan lại…Hoàng đế lại là người trực tiếp phụ trách tam công, cửu khanh và là người quyết định tất cả các việc quan trọng nhất của đất nước. Qua đó ta thấy Tần Thủy Hoàng là người có quyền lực tập trung cao nhất.

Cơ cấu hành chính được hoàn thiện đến tận hai cấp quận, huyện. Đứng đầu quận, huyện là quan lại. Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức quan trong cơ cấu chính quyền từ trung ương đến quận huyện. Ông quyết bãi bỏ chế độ phân phong và thực hiện sự thống trị nhất quán từ trên xuống dưới trong cả nước.

Bên cạnh đó hoàng đế cũng nắm cả quân đội bao gồm cả bộ binh và thủy binh. Ông coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh vì ông xác định đây là lực lượng chính bảo vệ đất nước, lực lượng chính yếu của chính quyền một nước. Để phục vụ cho mục đích đó ông quy định con trai hai mươi ba tuổi trở đi phải đi làm binh dịch hai năm và một năm canh giữ kinh thành, một năm trấn thủ biên cương.

Ông tiếp tục dùng ”Pháp” để cai trị đất nước bằng việc cho soạn thảo pháp luật. Để duy trì đặc quyền của gia cấp địa chủ, nhà nước đã soạn thảo pháp luật với nhiều hình phạt, có hơn ba mươi điều như “Điều luật”, “Quân tước luật”, “Tư không luật”, “Công luật”, “Đạo”, “Tặc”, “Liên tọa pháp” bao gồm các luật pháp về chính trị, kinh tế, quân sự.

Với những quyết sách thể hiện sự mạnh mẽ quyết đoán ấy, kinh tế nước Tần phát triển rất nhanh và đặc biệt chính là thống nhất được quyền lực tập trung.

2.2.2.2 Nham hiểm

Bên cạnh tính cách quyết đoán, tính cách nham hiểm cũng là một phần con người của Tần Thuỷ Hoàng. Với chế độ phong kiến tập quyền, chiếu chỉ, lời nói của nhà vua như là mệnh lệnh; hoàng đế chỉ cần ra quyết định là quần thần, thần dân phải nhất nhất thi hành. Nhưng, đôi khi ông cũng rất nham hiểm. Tiêu biểu, ông đã dùng thủ đoạn ”một mẻ hốt trọn" trong quyết sách ”đốt sách". Tiếp đến, “giết trăm người" răn đe vạn người trong quyết sách ”chôn nho".

Tiếp đó, Thái Tử Phù Tô dù là con trưởng của ông, nhưng ủng hộ tư tưởng Bách gia, cũng như có những lời nói khuyên can vua cha. Lời can trái ý, Thủy Hoàng nổi

giận, sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát Mông Điềm xây Vạn Lý Trường Thành ở Thượng Quận.

Với sự nham hiểm của mình, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất tư tưởng, tạo điều kiện cho Pháp gia phát huy trong việc trị quốc, đánh dấu một thời kì đen tối của các học thuyết Chư Tử Bách Gia.

2.2.2.3 Tham vọng

Nhắc đến Tần Thuỷ Hoàng là nhắc đến sự tham vọng, về quyền lực tuyệt đối cũng như sự bất tử vĩnh hằng (sử sách hay dùng cụm từ: “hiếu đại" ý chỉ thích làm chuyện lớn, vĩ đại, khi nói về ông). Tham vọng của Tần Thuỷ Hoàng thể hiện ở chính sách đối ngoại của ông. Trước hết, Hung Nô ngàn đời nay luôn là mối đe doạ các triều đại trước. Nhằm giải quyết triệt để vấn đề này, ông đã cho xây Vạn Lý Trường Thành ở phía Bắc để ngăn chặn sự xâm lược của Hung Nô. Tiếp đến đào kênh Linh Cừ ở phía Nam để vận chuyển quân lương, phục vụ quân đội. Cũng như tiếp tục mở mang bờ cõi bằng việc tiếp tục xâm lược các nước chư hầu.

Bên cạnh ham muốn quyền lực, Tần Thủy Hoàng cũng là người đam mê tửu sắc, đắm chìm trong mỹ nữ, ông đã cho xây dựng Cung A Phòng, Cung Điện Hàm Dương với quy mô lớn cho hậu cung ba ngàn giai nhân của mình. Cuối cùng, cho đến khi chết, Tần Thủy Hoàng cũng muốn mình là vị hoàng đế quyền lực nhất chốn cõi âm bằng cách cho xây lăng mộ với quy mô trên hai kilomet vuông với đội quân đất nung vài ngàn người.

Để thực hiện tham vọng trong thời gian ngắn, Tần Thuỷ Hoàng đã ra lệnh huy động quá nhiều của cải, nhân lực, chấp nhận hi sinh trong khi đất nước vừa mới trải qua chiến tranh, người dân còn đói khổ.

Một phần của tài liệu Phong cách lãnh đạo độc đoán của tần thủy hoàng sau khi thống nhất trung quốc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w