Tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 58 - 60)

Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận

Là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường thì các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ muốn cho chi phí đầu vào ít nhất và hàng hóa bán được với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi ra để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái mở rộng sản xuất.

[Type text] Page 59 Bất cứ hoạt động đầu tư mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị trí của mình trên thị trường. Đây cũng được xem như là một lợi thế về năng lực cạnh tranh lớn. Nhưng thực tế cho thấy đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng về vốn còn nhiều hạn chế.

2.3.4. Môi trường doanh nghiệp

 Quảng cáo sản phẩm

Khả năng tiếp cận thị trường phụ thuộc vào thương hiệu và sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại và cạnh tranh trên thị trường thì phải biết cách xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm đóngvai trò đặc biệt quan trọng trong mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Để thực hiện điều này nhanh chóng thì quảng cáo sản phẩm là tất yếu và cần được chú trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế.

Bảng 6: Bảng phản ánh tỷ lệ số doanh nghiệp sử dụng quảng cáo sản phẩm các năm 2007, 2009, 2011 2007 2009 2011 quangcaosp Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Không 2,395 90.89 2,354 88.53 2,224 87.15 Có 240 9.11 305 11.47 328 12.85 Tổng 2,635 100 2,659 100 2,552 100

Trước thời kì khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hầu như không chú trọng tới quảng cáo sản phẩm, có tới 2395 doanh nghiệp không

[Type text] Page 60 thực hiện quảng cáo sản phẩm( chiếm 90,89%), chỉ có 240 doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình( chiếm 9,11%).

Sau thời kì khủng hoảng, tới năm 2009, tỉ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ quảng cáo cho sản phẩm của mình đã có sự tăng lên nhưng sự tăng lên là không đáng kể, từ 240 doanh nghiệp lên 305 doanh nghiệp quyết định quảng cáo sản phẩm.

 Điều này cho thấy,khủng hoảng cũng không tác động quá nhiều tới

quyết định quảng cáo sản phẩm hay không của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)