Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tới các

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 39 - 50)

lường trước tình hình này và Chính phủ đã có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu.

- Thị trường hàng hoá và dịch vụ: Sức cầu giảm

Các hoạt động dịch vụ sẽ bị thu hẹp, đặc biệt là lượng khách du lịch sẽ giảm, cho đến nay ngành du lịch đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhưng tình hình chung là chưa sáng sủa.

2.2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tới các DNVVN ở Việt Nam Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 10 năm 2008 cả nước có 349.309 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với số vốn lên đến 1.389.000 tỉ đồng (tương đương 84,1 tỉ đô la Mỹ), trong đó có hơn 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với sự đóng góp lớn cả về quy mô và số lượng, bộ phận doanh nghiệp này có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, chưa nói đến việc nơi này cung cấp việc làm cho hơn 50% số lao động làm việc trong doanh nghiệp và mỗi năm tăng thêm nửa triệu lao động. Đầu tư cho một chỗ làm việc ở các DNVVN chỉbằng 3-10% so với các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên do những đặc điểm nội tại của các DNVVN mà chúng ta đã xem xét cũng như do các yếu tố khách quan khác thì những doanh nghiệp này chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà ảnh hưởng trực tiếp nhất đó là những tác động tiêu cực của lạm phát ở mức cao diễn ra trong một thời gian dài ở nước ta.

Các con số thống kê về tình hình lạm phát khiến nhiều người phải chóng mặt. Đến cuối tháng 6 năm 2008, lạm phát đã lên đến 25,8%, cao hơn 3,8% so với mức lạm phát dự kiến cả năm 2008. Năm 2008 khép lại với mức lạm phát kỷlục 19,89% nếu so với tháng 12 năm 2007, và xấp xỉ 23% nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2000. Điều đó đã trực tiếp gây ra các khó khăn và thiệt hại cho khối doanh nghiệp bởi vì đi cùng với lạm phát là giá cả đầu vào của doanh nghiệp cũng tăng nhanh, bên cạnh đó các biện pháp kiềm chế lạm phát

[Type text] Page 40 của Nhà nước đã đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng lên, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp. Việc giá cả phục vụ sản xuất vẫn leo thang, đặc biệt giá xăng tăng đột ngột 30% lên 19.000 đồng/lít (từ ngày 21/7/2008), giá nguyên vật liệu xây dựng tăng 30-40%, đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp.

Tình hình kinh tế cả nước đang lâm vào khó khăn trầm trọng và theo dự báo thì tình trạng lạm phát này có thể sẽ kéo dài trong 3 năm. Trong thời gian tiếp theo, với chi phí vốn ngày càng tăng cao thì vấn đề tiêu thụ của các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn. Doanh nghiệp có thể sẽ thua lỗ, thậm chí lâm vào phá sản đặc biệt là các doanh nghiệp ở khu vực tài chính – ngân hàng. Theo Hiệp hội DNVVN Việt Nam, trong giai đoan lạm phát tăng cao đặc biệt là vào quý III năm 2008 thì có đến 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn, trong đó khoảng 70% gặp khó khăn vừa phải và 20% hoạt động vô cùng khó khăn có thể rơi vào tình trạng phá sản. Hiệp hội đã chia số doanh nghiệp bị tác động thành ba nhóm:

Nhóm một là những doanh nghiệp bị tác động mạnh, đang hết sức khó khăn, bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. Nhóm này có thể chiếm tới 20% tổng số doanh nghiệp. Đây thường là các doanh nghiệp có quy mô khá, đã có giai đoạn tăng trưởng nhanh, đã có dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay ngân hàng.

Nhóm hai là những doanh nghiệp bị lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động mạnh, hiện đang ở trong tình trạng khó khăn, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Số lượng các doanh nghiệp thuộc nhóm này có thể đến 60%. Lạm phát khiến các doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí sản xuất, mất thị trường, không có đủ vốn để duy trì sản xuất.

Nhóm còn lại là những doanh nghiệp ít bị tác động hoặc thậm chí vẫn tìm được cơ hội phát triển trong điều kiện lạm phát. Đây có thể là những doanh nghiệp chưa hoặc ít sử dụng vốn vay hoặc là những doanh nghiệp có người

[Type text] Page 41 đứng đầu là những doanh nhân có kiến thức, kinh nghiệm với bản lĩnh cao trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn. Thị trường vốn của Việt Nam đang bị tác động bởi sự thay đổi hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài, nơi mà họ giữ một tỷ lệ không nhỏ giá trị cổ phiếu và trái phiếu (Hiện chiếm 20% tổng số vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam). Trên thị trường chứng khoán đã có hiện tượng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ bán chứng khoán hàng loạt trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và chuyển vốn ra nước ngoài.

Luồng vốn FDI năm 2008 được duyệt lên đến 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, nhưng thực tế vốn giải ngân chỉ khoảng 11 tỷ USD (17,2%). Trong năm 2009 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế hơn trong việc đầu tư mới hay mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ đạt 6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái tới 40%. Trong khi đó, đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang ở mức cao. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về vốn lẫn đầu ra sản phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009. Còn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy vốn đăng ký dự án FDI năm 2008 là 64 tỷ USD, đạt mức kỷ lục kể từ khi có luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Năm 1987) đến nay nhưng trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường các nước bị thu hẹp, trong khi các dự án FDI chủ yếu là các dự án sản xuất xuất khẩu. Do vậy, một mặt do khả năng tài chính bị thu hẹp của các công ty mẹ tại chính quốc, mặt khác do thị trường thế giới thu hẹp nên các nhà đầu tư hạn chế triển khai dự án.

[Type text] Page 42 Xét một cách tổng quan thì do tác động của khủng hoảng toàn cầu khiến cho đầu tư suy giảm, gây ra những khó khăn cho các hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp chua chát phải chịu lãi suất cao do các khoản phí cho vay, lãi suất đầu ra của nhiều ngân hàng thương mại đang đội trần tới vài phần trăm (lên tới 21-22%), khiến cho nhiều doanh nghiệp đã thiếu vốn trong sản xuất lại phải đối diện với những lãi suất ngân hàng cao hoặc đứng trước sự lựa chọn giữa việc vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để tiếp tục sản xuất. Tính đến năm 2010, doanh nghiệp đã kinh doanh có lãi hơn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải ngậm ngùi bỏ qua những hợp đồng xuất khẩu có giá trị do thiếu vốn.

Đối với hàng nông sản, ngoài mặt hàng gạo gặp khó khăn về đầu ra thì các mặt hàng khác đều có triển vọng tốt về xuất khẩu trong năm nay. Năm 2010, do thời tiết không thuận nên mùa vụ thất bát. Theo thông tin từ Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, ông Trần Đức Tụng thì, mùa vụ hồ tiêu năm nay trên thế giới sản lượng giảm từ 20-25%, sản lượng tiêu của Việt Nam cũng giảm xấp xỉ 20%. Sản lượng của ngành điều năm 2010 cũng giảm từ 20-30%. Do sản lượng giảm nên giá cả xuất khẩu của các mặt hàng nông sản như điều, tiêu đứng ở giá cao. Đại diện Hiệp hội Điều cho rằng, giá điều nhân xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ tăng thêm 14% nữa so với mức giá hiện nay. Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp điều đã kí được hợp đồng với giá tốt. Dù tình hình xuất khẩu khả quan về lượng cũng như giá. Tuy nhiên, các hiệp hội cho rằng, do không tiếp cận được với cá nguồn vốn nên các doanh nghiệp trong ngành không thể dự trữ đủ nguyên liệu cho sản xuất.

Mặt khác, do lãi suất lên cao trong thời điểm các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu cho nên các doanh nghiệp ngành điều mới chỉ mua được 300.000 tấn điều thô trong nước và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn. Hiện ngành điều cần có 1.100 tỷ đồng để mua hết lượng hạt điều thô còn tồn đọng trong nước khoảng 50.000 tấn và 5.700 tỷ đồng để nhập khẩu 350.000 tấn điều thô đáp ứng cho nhu cầu sản xuất 6 tháng cuối năm.

[Type text] Page 43 Giá điều thô nhập khẩu đang ở mức 1.100 USD/tấn. Đến nay, ngành điều đã sản xuất gần hết nguyên liệu đã thu mua được. Năng suất sản xuất của ngành điều Việt Nam là 650.000 tấn/năm. Còn đối với ngành cà phê, do không có tiền nên các doanh nghiệp chỉ mua dự trữ được 7-8% so với kế hoạch là 200.000 tấn trong lúc giá cà phê xuống thấp ở thời gian qua. Như vậy, doanh nghiệp cà phê trong nước lại càng chịu thêm nhiều áp lực với các đơn vị liên doanh nước ngoài.

-Giá các yếu tố đầu vào tăng cao

Một trong những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đó là sự gia tăng của giá cả quốc tế dẫn đến sự gia tăng của giá cả trên thị trường trong nước đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất.Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến cho các doanh nghiệp điêu đứng trước sự gia tăng giá của các nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt là ngành dệt may gặp nhiều khó khăn khi giá nhập khẩu nguyên phụ liệu cao. Từ tháng 10/2008, giá sắt thép đã tăng 55%, tương ứng với 16.000VNĐ và 20.000 VNĐ/kg, trong khi giá gạch tăng 50%. Do tác động của giá phôi trên thị trường thế giới cùng với chi phí đầu vào tăng cao, giá bán thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2009 tăng từ 14-18% do giá thép nhập khẩu, giá thép để sản xuất phôi thép, giá dầu mazud dùng để sản xuất thép đều tăng cao. Giá thép và nguyên vật liệu xây dựng đã khiến cho việc xây dựng trở nên khó khăn và nhiều nhà thầu phải điêu đứng.Bộ Công Thương cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 năm 2010 ước đạt 65,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng 4 và tăng 13,8% so với tháng 5/2009……..Bên cạnh đó, hàng loạt các mặt hàng đồng loạt tăng giá như xăng dầu, xi măng và một loạt các mặt hàng khác đã khiến các doanh nghiệp lao đao.

Chi phí cho đầu vào tăng tất yếu dẫn một trong hai lựa chọn: một là doanh nghiệp chấp nhận bù lỗ để giữ giá hoặc hai là doanh nghiệp phải tăng giá các sản phẩm đầu ra của mình. Cho dù chọn giải pháp nào thì bất lợi cũng thuộc về phía các doanh nghiệp. Do khả năng tài chính eo hẹp nên doanh nghiệp không

[Type text] Page 44 thể mãi bù lỗ được bởi vì đến một lúc nào đó họ sẽ không còn đủ khả năng để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời kỳ lạm phát như hiện nay, hầu hết các các doanh nghiệp chân chính đều muốn giảm giá thành sản phẩm, nhưng lại phải đối mặt với tình trạng hàng hóa đầu vào liên tục tăng cao. Tăng giá thì dễ, nhưng bán được lại là vấn đề, vì khả năng tài chính của mọi người đều giảm sút. Dấu hiệu dễ thấy là nhiều doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên đình trệ, thậm chí phải ngừng hoạt động.Nhiều công ty đã được đầu tư hoàn chỉnh, công nghệ hiện đại, lao động đã sẵn sàng, thị trường đều có, nhưng chỉ vì giá nguyên vật liệu tăng cao, mặt khác họ lại không tìm được nguồn vốn, vì vậy họ phải ngừng sản xuất hay bán lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Hoặc các sản phẩm làm ra lại không tiêu thụ được trên thị trường như giai đoạn trước kia.

Để hiểu được tình hình thực tế, chúng ta có thể kể đến khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu như dệt may, thủy sản và sữa. Đối với ngành dệt may, bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước, mẫu mã, chất lượng rất kém không đáp ứng được nhu cầu, nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất, mà giá cả nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may đã tăng lên rất nhiều

trong năm vừa qua. Điều này đã khiến giá thành đội lên cao so với đối thủ hiện nay là hàng Trung Quốc (ngành dệt may Trung Quốc có hẳn một trung tâm nguyên phụ liệu rất lớn quy tụ tất cả các loại vải ở mọi nơi trên thế giới). Mặc dù ngành dệt may Việt Nam cũng đã xây dựng những trung tâm

nguyên phụ liệu để phục vụ cho các doanh nghiệp dệt may, nhưng vẫn chưa thu hút được khách hàng. Các chuyên gia trong ngành dệt may cho rằng, để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Thái Lan, vấn đề đầu tiên ngành may mặc trong nước phải giải quyết là mẫu mã và giá thành, nhưng với tình hình nguồn nguyên liệu vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay thì quả thực đây là bài toán khó.

[Type text] Page 45 là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp thủy sản. Hiện nay do khâu nguyên liệu, các chi phí đầu vào và một số yếu tố sản xuất khác (nhiều hộ nuôi trồng thủy sản thu hẹp quy mô, thậm chí không nuôi nữa) khiến giá nguyên liệu thủy sản trong nước tăng lên. Trong khi đó, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, các nước có hàng thủy sản xuất khẩu đều tìm cách giảm giá bán, vì vậy cạnh tranh không những về chất lượng, mà cả về giá diễn ra rất gay gắt.Có những thời điểm, giá nhập khẩu nguyên liệu rẻ hơn nhiều so với mua nguyên liệu trong nước. Chính vì thế, nhiều lúc, nhiều nơi nông dân nuôi trồng thủy sản đã phải bỏ ao, bỏ ruộng vì không bán được sản phẩm. Nhưng đến khi giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, doanh nghiệp muốn quay về nguồn nguyên liệu trong nước thì lại không có vì người nuôi trồng đã thu hẹp sản xuất. Vấn đề này như một vòng tròn luẩn quẩn không chỉ lặp lại đối với ngành thủy sản.

Theo kết luận của Bộ Công thương, cho dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu.

Đó là kết luận mới đây của Bộ Công Thương sau khi kiểm tra quy hoạch công nghiệp sữa. Phụ thuộc phần lớn nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài, cho nên dễhiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng (như vụ melamine). Việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu. Là một doanh nghiệp lớn nên so với các doanh nghiệp trong ngành, Vinamilk luôn mua được nguyên liệu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 39 - 50)