Hạn chế của DNVVN của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 31 - 33)

Các hạn chế của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn. Các hạn chế khách quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế đến từ chính các lợi thế của DNVVN.

- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của DNVVN nằm trong chính đặc điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trường, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị.

- Các DNVVN thường phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp sản phẩm.

- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.

[Type text] Page 32 - Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, thiếu bí quyết và trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,... nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, khó nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh.

- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường thế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tỏ ra bị động trong các quan hệ thị trường.

- Do tính chất vừa và nhỏ của nó, các DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương doanh nghiệp đó đang hoạt động.

- Cũng do tính chất vừa và nhỏ của nó, các DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

2.2. BỐI CẢNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI CÁC DNVVN Ở VIỆT NAM

Việc trở thành thành viên WTO, nền kinh tế nước ta được xác lập một vị thế mới, ngày càng vững chắc trong hệ thống kinh tế thế giới, sức hấp dẫn đầu tư tăng lên mạnh mẽ.Nền kinh tế nước ta đã đổi mới căn bản cả thế và lực, đang đứng trước những cơ hội to lớn và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết. Đó là sự thay đổi chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn.Hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng mặt khác, thách thức cũng lớn hơn và khó khăn cũng tăng lên. Nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn gấp bội, trong một môi trường quốc tế có nhiều biến động, khó dự đoán và có độ rủi ro cao. Nếu như so với năm 1991, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới xảy ra, nền kinh tế Việt Nam gần như không bị ảnh hưởng do vẫn còn đóng với nền kinh tế thế giới thì đến năm 2008, hậu quả

[Type text] Page 33 của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tới kinh tế Việt Nam một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)