Thực trạng nhóm quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 53 - 58)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta có điểm xuất phát thấp, làm ăn nhỏ lẻ, trình độ khoa học công nghệ, lạc hậu, thiếu vốn, chất lượng nguồn nhân lực kém dẫn đến năng suất lao động thấp, đặc biệt là chất lượng đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế. Quản lý doanh nghiệp là những cán bộ quản lý cấp cao nhất của doanh nghiệp, những người vạch ra chiến lược trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chủ sở hữu có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không những lợi ích trước mắt, như tăng doanh thu lơi nhuận, mà còn cả lợi ích-uy tín của doanh nghiệp và đây cũng là yêu tố quan trọng tác động lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở nước ta, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn đi lên từ các mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh nghiệp và họ trở thành giám đốc; một bộ phận khác làm giám đốc doanh

[Type text] Page 54 nghiệp theo con đường “cha truyền con nối” bố mẹ gây dựng sự nghiệp và con cái sẽ trở thành chủ của doanh nghiệp mà không phải trải qua một trường lớp đào tạo nào…

Trước thời kỳ khủng hoảng, chưa đòi hỏi chủ các doanh nghiệp phải có trình độ cao nên họ vẫn có thể quản lý doanh nghiệp làm tốt vai trò và nhiệm vụ của, họ vẫn đủ năng lực để điều hành và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi giám đốc các doanh nghiệp không chỉ có trình độ chuyên môn, có khả năng quản trị doanh nghiệp tốt, mà đòi hỏi họ phải có khả năng nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh. Quá trình quản lý doanh nghiệp hiện nay không chỉ cần đến “kinh nghiệm” mà nó đòi hỏi chủ của doanh nghiệp phải có năng lực thật, trình độ thật, có đủ các kỹ năng về quản lý, ngoại ngữ, tin học sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của các nước trên thế giới… Con đường trở thành giám đốc doanh nghiệp khá đơn giản này thường xuất hiện ở các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa và khi đất nước hội nhập sẽ đặt ra cho họ rất nhiều thách thức. Càng hội nhập sâu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng bộc lộ ra những hạn chế cần khắc phục về quản lý doanh nghiệp do chưa đủ trình độ.

[Type text] Page 55

Bảng 3: Bảng mô tả trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp trong ba năm 2007, 2009, 2011 Đơn vị:% Trình độ văn hóa 2007 2009 2011 Duoi THPT 44,21 40,99 37,97 THPT tro len 55,79 59,01 62,03 Tong 100 100 100

Nhìn vào bảng ta thấy trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp từ THPT trở lên tăng từ 55,79% năm 2007 lên 62,03% năm 2011(tăng 6,84%). Trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp có tăng lên nhưng không đáng kể, so với yêu cầu thực tế thì trình độ chủ doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được. Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở điều đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý doanh nghiệp. Như vậy, trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3.2. Tình trạng doanh nghiệp

Loại máy móc đang sử dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có các loại máy như chỉ sử dụng công cụ cầm tay, sử dụng máy móc vận hành bằng tay, máy móc sử dụng điện,...Một số DNVVN còn phải đi mượn hoặc thuê máy móc về để sản xuất. Các loại máy móc mà DNVVN sử dụng vẫn còn thô và chủ yếu sử dụng nhiều lao động. Điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc sử dụng máy móc cũ kỹ, chưa áp dụng công nghệ mới như vậy gây cản trở lớn đến khả năng sản xuất và sự khác biệt hóa sản phẩm.

Để đáp ứng được với quá trình hội nhập kinh tế, các DNVVN cần thay đổi các loại máy móc đang sử dụng, cần đầu tư vào các loại máy móc mới, cập nhật công nghệ nước ngoài để tối ưu được khả năng sản xuất, nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình, dễ dàng tạo ra được các sản phẩm mới có tính

[Type text] Page 56 cạnh tranh cao và dễ dàng cải tiến sản phẩm sao cho phù với nhu cầu của người tiêu dùng.

Bảng 4: Bảng phản ánh tình trạng xuất khẩu của các DNVVN ở Việt Nam Năm Xuất khẩu 2007 2009 2011 Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Có 154 5.84 155 5.83 154 6.08 Không 2481 94.16 2504 94.17 2380 93.92 Tổng 2635 100 2659 100 2534 100

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Việc đẩy mạnh tình trạng xuất khẩu của các DNVVN cũng góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới. Xuất khẩu hàng hóa có vai trò quan trọng, ảnh hưởng khá lớn đến cạnh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu sang nhiều thị trường, càng thôi thúc sự cải tiến sản phẩm, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có thể đứng vững được trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được đẩy mạnh, đa số các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu thô, chưa có sự tinh chế, việc đó làm ảnh hưởng đến sự thâm nhập vào thị trường của các doanh nghiệp. Theo điều tra các DNVVN ở Việt Nam các năm 2007, 2009 và 2011, tỷ lệ các doanh nghiệp xuất khẩu còn quá thấp, năm 2007 số doanh nghiệp có xuất khẩu chỉ chiếm 5.84% trên tổng số doanh nghiệp điều tra năm 2007, năm 2009 là 5.83% trên tổng số doanh nghiệp điều tra năm 2009, năm 2011, sau thời kỳ khủng

[Type text] Page 57 hoảng kinh tế, số doanh nghiệp có xuất khẩu tăng lên, đạt 6.08% số doanh nghiệp điều tra năm 2011.

Bảng 5: Tình trạng doanh nghiệp có thể tăng sản lƣợng

Năm Tăng sản lượng 2007 2009 2011 Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Nhóm 1 450 17.08 385 14.48 68 2.66 Nhóm 2 444 16.85 534 20.08 728 28.53 Nhóm 3 1741 66.07 1740 65.44 1756 68.81 Tổng 2635 100 2659 100 2552 100 Trong đó:

- Nhóm 1: Không thể tăng thêm, đã hoạt động hết công suất.

- Nhóm 2: Tăng dưới 10%

- Nhóm 3: Tăng từ 10% trở lên

Thiết bị máy móc, trình độ về khoa học công nghệ quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh. Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Đối với những nước chậm và đang phát triển, giá, chất lượng và số lượng sản phẩm có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Các DNVVN ở Việt Nam hiện nay , tuy máy móc thiết bị đang sử dụng chưa được hiện đại, nhưng với nguồn nhân lực dồi dào và khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm đã giúp các doanh nghiệp tăng sản lượng lên đáng kể. Năm 2007, với máy móc đang sử dụng, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng trên 10% đạt 66.07% trên tổng số doanh nghiệp điều tra. Đến năm 2009, do bị ảnh hưởng của

[Type text] Page 58 khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp tăng sản lượng trên 10% chỉ đạt 65.44% trên tổng số doanh nghiệp điều tra năm 2009. Năm 2011, nền kinh tế dần phục hồi, giúp cho các DNVVN ở Việt Nam cũng có nhiều cơ hội phát triển, thiết bị máy móc cũng cải thiện hơn, và tỷ lệ doanh nghiệp tăng sản lượng trên 10% đạt 68.81%.

Số khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp: Số lượng khách hàng mua sản phầm, dịch vụ của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn, tính tập trung của khách hàng cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. Doanh nghiệp có sự cải tiến sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, giúp doanh nghiệp mở rộng hơn sản phẩm của mình ra thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)