Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 2025 (Trang 85)

Một là, từ Trung ương đến địa phương phải có chính sách quan tâm giáo dục ý thức xây dựng môi trường văn hóa, văn minh đô thị từ trong nhà trường, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, đối tượng học sinh, sinh viên, tạo cho các em nền tảng ý thức sâu sắc về vấn đề này, từ đó quyết định hành vi xử sự của các em trong tương lai, chính thế hệ trẻ là rường cột của nước nhà, là nhân tố quyết định cũng như thụ hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại trong tương lai. Để tạo thành một nếp sống văn minh đô thị như Singapore, quốc gia này đã kiên trì dành cả chục năm trời triển khai chương trình giáo dục công dân cho học sinh, sinh viên của họ thói quen về trật tự, giữ gìn vệ sinh hay tác phong lịch sự văn minh đô thị, giáo dục luật lệ giao thông, ý thức bảo vệ của công, phép lịch sự xã giao hàng ngày… Đó là cách giáo dục từ gốc rất đáng để chúng ta tham khảo, học tập và vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của nước ta, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai là, Thành phố Hồ Chí Minh phải có chính sách quản lý có hiệu quả người nhập cư, nhất là các khu vực trung tâm, do “đất lành chim đậu” nên mọi người ai cũng đổ dồn về khu vực trung tâm thành phố để kinh doanh, buôn bán, vui chơi, giải trí… điều này góp phần dẫn đến sự nhếch nhác, mất trật tự, nhiều vi phạm pháp luật… do có sự không đồng đều về trình độ nhận thức, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ý thức về nếp sống hiện đại văn minh. Trong thực tế, có một bộ phận

người dân ở địa phương khác đến kinh doanh, thuê nhà sinh sống ở địa bàn quận 1, từ người buôn gánh bán bưng cho đến người khá giả thuê được mặt bằng kinh doanh, chỉ biết đến việc khai thác lợi nhuận cho riêng bản thân gia đình họ, không mặn mà hợp tác với nhân dân và chính quyền địa phương trong các hoạt động vì cộng đồng, không tham gia nhiệt tình các phong trào chung mà khu phố hay phường phát động.

Ba là, Thành phố nghiên cứu chính sách đặc thù riêng cho khu vực trung tâm một số lĩnh vực, không thể có chính sách chung đồng nhất cho cả các quận – huyện hay phường – xã vì áp lực và yêu cầu công việc ở mỗi địa bàn khác nhau. Thí dụ phải có cơ chế tăng cường xử phạt nhiều thì được trích thu nhập tăng thêm, chế độ thưởng xứng đáng và linh hoạt tạo động lực hơn nữa cho các lực lượng trong công tác. Bên cạnh đó cần kiến nghị Trung ương nghiên cứu sửa đổi mức phạt ở một số vi phạm phải đủ sức răn đe, thí dụ thời gian qua địa bàn trung tâm cấm xe xích lô ba bánh, tuy nhiên mức phạt theo quy định chỉ là 70 nghìn đồng, do vậy vẫn xảy ra tình trạng tranh thủ đón rước du khách, lấy tiền cước rất cao cho quãng đường vận chuyển ngắn; hay tình trạng bán dừa với mức giá cắt cổ 100 nghìn đồng hay 10 đô la Mỹ một trái, khi bị xử phạt chỉ ở mức quy định buôn bán hàng rong là 150 nghìn đồng.

Bốn là, Thành phố tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn bình xét các danh hiệu văn hóa cho phù hợp thực tiễn. Có một số lĩnh vực không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của khu phố hoặc phường nhưng khi xảy ra vấn đề vẫn rơi vào khung điểm trừ (điều này đã được phân tích ở phần đánh giá các tiêu chuẩn hiện nay của Thành phố giai đoạn 2012 – 2015), điều này trong thực tế không có tác dụng nâng cao tính thực chất trong bình xét mà lại vô tình khiến cho khu phố hoặc phường dễ “thông cảm” bỏ qua cho nhau, tránh nhắc đến trong các báo cáo nhằm giữ vững thành tích đã đạt được qua nhiều năm.

Năm là, Thành phố nghiên cứu chế độ chính sách cho lực lượng quản lý trật tự đô thị, đề xuất thành lập lực lượng chính thức, có con dấu riêng, không kéo dài việc thí điểm như hiện nay. Có như vậy mới khích lệ cán bộ, công chức, cộng tác

viên trật tự đô thị yên tâm công tác, có cống hiến, sáng tạo, tham mưu cho lãnh đạo đưa ra chủ trương, quyết sách sát với tình hình thực tiễn địa phương, giải quyết tốt các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến bề nổi của việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị như trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, quản lý lòng đường, vỉa hè, giải quyết khiếu kiện đông người, đảm bảo an ninh cho khách du lịch…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tổng hợp các quan điểm chỉ đạo của Trung ương và định hướng cũng như quyết tâm của quận 1 trong việc xây dựng các danh hiệu văn hóa của phường và khu phố trên địa bàn, giai đoạn 2015 – 2025. Tác giả vận dụng kết hợp các giải pháp tổng thể đề ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) năm 2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, căn cứ vào các quan điểm, định hướng của trên, kết hợp với thực trạng đã phân tích ở chương 2, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể để việc xây dựng danh hiệu khu phố văn hóa địa bàn quận 1 mang tính thực chất, xứng tầm với vị trí trung tâm thành phố. Đó là các nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách, nhóm giải pháp về quản lý nhà nước, và nhóm giải pháp về con người.

Đề ra giải pháp là việc không khó, nhưng để giải pháp được đưa vào thực tế cuộc sống và mang lại hiệu quả rõ nét rất cần sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo Thành phố, sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị của quận 1, sự quan tâm ủng hộ của người dân, sự tăng cường giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện của ban chỉ đạo quận, 10 phường và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp có liên quan.

PHẦN KẾT LUẬN

Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam, cũng đồng thời diễn ra quá trình đô thị hóa, có nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, trong đó vấn đề văn hóa đô thị phải đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu được đặt ra hiện nay đối với các địa phương trên cả nước.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều nội dung, trong đó có nội dung xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, phường văn minh đô thị. Tuy nhiên bản chất của việc xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa lại chính là làm tốt tất cả những nội dung đặt ra của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Luận văn đã nêu một số vấn đề lý luận chung về văn hóa, môi trường văn hóa, khu phố văn hóa và xác định yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh trong thời đại ngày nay; nêu ra những bài học kinh nghiệm của một số địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng khu phố văn hóa và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Luận văn cũng đã khái quát về tổng quan về tình hình xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá những kết quả đạt được và ưu điểm, hạn chế qua quá trình thực hiện, cụ thể trong công tác xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa; hệ thống lại các tiêu chuẩn của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc bình xét các danh hiệu văn hóa qua một số giai đoạn từ năm 2004 đến nay qua đó có nhận xét và so sánh về các tiêu chuẩn của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc bình xét các danh hiệu văn hóa qua mỗi lần bổ sung, điều chỉnh; nêu ra chính kiến về những vấn đề cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu cho phù hợp tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, luận văn đã nêu rõ thực trạng việc xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1 hiện nay. Đúc kết những kết quả được, những vấn đề hạn chế và nguyên nhân trong việc xây dựng khu phố văn hóa xứng tầm với vị trí trung tâm của Thành

phố Hồ Chí Minh, rút ra những vấn đề trong thực tiễn đặt ra cho quận 1 cần phải giải quyết để việc xây dựng khu phố văn hóa ngày càng đạt kết quả tốt hơn.

Căn cứ các quan điểm chỉ đạo và định hướng của Trung ương, Thành phố và quyết tâm của quận 1 trong việc xây dựng các danh hiệu văn hóa của phường và khu phố địa bàn quận 1, giai đoạn 2015 – 2020; căn cứ kết quả phân tích thực trạng, luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể để việc xây dựng danh hiệu khu phố văn hóa trên địa bàn quận 1 mang tính thực chất, xứng tầm với vai trò vị trí trung tâm thành phố.

Trong 5 năm tới, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 1 nói riêng cùng cả nước bước vào thời kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng với nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn thách thức. Quận 1 cần tiếp tục chú trọng xây dựng môi trường thuận lợi để kinh tế xã hội phát triển, đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị, kéo giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Như đã phân tích ở trên, vấn đề xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa luôn hòa quyện, lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, muốn đạt được hiệu quả cao trong thực hiện phong trào thì đương nhiên trong việc xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa phải thỏa mãn tất cả những tiêu chuẩn mà Thành phố đặt ra, mà để đạt được những tiêu chuẩn đó, cũng tức là phải thực hiện tốt tất cả các nội dung của phong trào. Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thực tiễn địa phương và từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tương ứng nhưng nội dung của luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định, cần tiếp tục nghiên cứu diễn biến của thực tiễn và các quy định của pháp luật từ đó hoàn thiện các giải pháp và kiến nghị những vấn đề cần điều chỉnh mang tính khả thi để việc xây dựng các danh hiệu văn hóa, khu phố văn hóa của các phường trên địa bàn quận 1 ngày càng mang tính thực chất, xứng tầm với vị trí trung tâm thành phố.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa - Thông tin, 2002, Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02/01/2002 về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2013, Thông tư 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” nhằm động viên, khuyến khích phường, thị trấn thi đua thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

3. Bộ Chính trị (khóa VIII), 1998, Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 về việcthực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số vấn đề tâm linh, ngoại cảm.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, Văn kiện Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

7. Đỗ Huy, 2001, Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

8. Hoàng Hương và Cao Tự Thanh, 2015, “Những thay đổi trong đời sống văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian 1986 – 2006”, Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ. 9. Huỳnh Quốc Thắng, 2003, Cơ sở lịch sử xã hội của mô hình ấp văn hóa, khu phố văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 7/2003.

10. http://dangcongsan.vn/cpv/ (website của Đảng Cộng sản Việt Nam).

11. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home (website của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh).

12. http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/ (website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh).

13. http://www.tapchicongsan.org.vn/ (website của Tạp chí Cộng sản).

14. http://www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-do- thi/2733-le-thi-truc-anh-mot-so-van-de-ve-van-minh-do-thi-o-tphcm.html 15. http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/515-may-quan-niem-cua-chu-tich-ho- chi-minh-ve-van-hoa-va-thuc-te-hien-nay-.aspx 16. http://daidoanket.vn/tham-vanphan-bien/de-phong-trao-thuc-chat-cua-mat- tran/54047 17. http://nld.com.vn/ban-doc/khu-pho-van-hoa-nhung-khong-van-hoa-danh-gia-cong- nhan-theo-thuc-chat-20150923231302761.htm

18. Lê Như Hoa, 2002, Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

19. Nguyễn Thị Hậu, 2014, “Xây dựng môi trường văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh văn minh hiện đại”, Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ.

20. Quận ủy quận 1, 2015, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ quận 1 lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 – 2020.

21. Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Thông báo 1126/TB-SVHTT ngày 12/5/2004 về tiêu chuẩn khu dân cư xuất sắc - văn hóa năm 2004.

22. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020).

23. Thủ tướng Chính phủ, 2011, Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

24. Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2010, Những giá trị văn hóa đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Trần Quốc Vượng, 1998, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

27. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 – 2010) và 15 năm cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (1995 – 2010) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Quyết định số 70/2004/QĐ-UB ngày 25/3/2004 về tiêu chuẩn phường - thị trấn văn hóa năm 2004.

29. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, Quyết định 1537 /QĐ-UBND ngày 10/4/2007 về Tiêu chuẩn Khu dân cư tiên tiến - văn hóa giai đoạn 2007 – 2010. 30. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, Quyết định số 1442 /QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tiêu chuẩn phường văn

Một phần của tài liệu Xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 2025 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)