Tổng quan về tình hình xây dựng khu phố văn hóa tại Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 2025 (Trang 34)

Hồ Chí Minh.

2.1.1. Tình hình xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu tàu có sức thu hút và sự lan tỏa lớn trên cả nước. Từ khi Thông tư 04/TT-MTTW ngày 03 tháng 5 năm 1995 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” mà tên gọi đầu tiên là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, khu phố là một đơn vị xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, được xác định theo địa bàn cư trú của dân cư ở vùng nội thành đô thị, hay có thể hiểu khu phố chính là đơn vị văn hóa cơ sở ở đô thị, xác định như vậy vì khu phố có quy mô dân số vừa phải, có nhiều điểm giống nhau về đặc điểm cư trú, sản xuất kinh doanh, vui chơi giải trí… Khu phố văn hóa được xây dựng từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, những nét sinh hoạt văn hóa của từng khu phố không chỉ thể hiện sự thống nhất và gắn bó giữa cộng đồng dân cư trong khu phố mà còn liên kết chặt chẽ với đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước đối với phong trào bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Cùng với sự xuất hiện của mô hình khu phố văn hóa ở khu vực nội thành, khu vực ngoại thành cũng xuất hiện mô hình ấp văn hóa, được khẳng định trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại thành phố.

Cuối năm 1995, sau khi triển khai thực hiện làm điểm tại khu phố 2 phường 12 quận Bình Thạnh, Ban chỉ đạo Thành phố đã chỉ đạo triển khai trên diện rộng

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cùng với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đến tất cả các khu dân cư trên địa bàn thành phố từ năm 1996, sau đó ấp 4, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh được chọn làm điểm để rút kinh nghiệm việc triển khai trên diện rộng. Đến năm 1999, năm đầu tiên Ban chỉ đạo Thành phố công nhận ấp văn hóa, khu phố văn hóa. Danh hiệu ấp văn hóa, khu phố văn hóa là danh hiệu cao nhất công nhận kết quả phấn đấu thực hiện các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được quy định thống nhất trên khắp cả nước.

Từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX (kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5) về nhiệm vụ trọng tâm xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Ban chỉ đạo Thành phố đã cụ thể hóa các nghị quyết và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở, góp phần tạo nên sự chuyển biến tạo ra diện mạo mới trong phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa trên địa bàn thành phố trong gần 20 năm qua.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII năm 2005 đã nêu rõ quyết tâm “xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh; xây dựng nếp sống thị dân; làm cho văn hóa thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng khu dân cư, từng công sở…”. Với thuận lợi cơ bản là tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn phát triển đi đầu cả nước, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội luôn được giữ vững; các chương trình, mục tiêu trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII đã đề ra được thực hiện với kết quả khá toàn diện như thực hiện chương trình mục tiêu “3 giảm” (giảm tội phạm, ma túy, mại dâm), thực hiện cải cách hành chính, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không ngừng nâng chuẩn hộ nghèo, tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò và quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, lấy ý kiến nhân dân trong việc bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ

chủ chốt ở phường, xã, thị trấn. Ban chỉ đạo các cấp từ Thành phố đến quận – huyện đã đa dạng hóa các giải pháp trong triển khai xây dựng khu dân cư văn hóa gắn liền với điều kiện đặc thù của từng địa phương, trong đó có chú ý phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc nâng cao chất lượng phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa. Thời gian qua đã có nhiều giải pháp lồng ghép một cách linh hoạt thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với việc nâng cao chất lượng khu dân cư văn hóa như mô hình khu phố không rác, phường - xã lành mạnh không còn mại dâm, ma túy, xây dựng khu dân cư văn hóa gắn liền với xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

Những năm gần đây, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được gắn kết với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc sửa đổi lối làm việc, chống quan liêu, thực hiện cải cách hành chính và các giải pháp triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội… Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện nếp sống văn minh của người dân trên địa bàn dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa trong đội ngũ cán bộ, công chức và đảng viên. Hiện nay có bốn nội dung chỉ đạo trọng tâm tạo nền tảng và hiệu quả để phong trào có bước phát triển mới, đó là thực hiện trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, văn hóa giao tiếp ứng xử trong cộng đồng, chỉnh trang mỹ quan đô thị nhằm xây dựng thành phố xanh – sạch – đẹp.

2.1.2. Kết quả đạt được và hạn chế của quá trình xây dựng khu phố văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.1. Xây dựng Gia đình văn hóa.

Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong việc xây dựng và giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa, vì vậy khi nói đến vấn đề xây dựng khu phố văn hóa, chúng ta nhất thiết phải quan tâm đến việc xây dựng gia đình văn hóa. Nội dung trọng tâm của sáu tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa do Thành phố ban hành được Ban chỉ đạo quận – huyện và phường – xã, thị trấn triển khai sâu rộng đến từng hộ dân trên địa bàn dân cư thông qua các buổi sinh hoạt ở tổ

dân phố ngay từ đầu năm để từng hộ dân đăng ký. Hàng năm, ban chỉ đạo địa phương cùng với ban vận động khu dân cư tổ chức bình xét và tuyên dương các hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa trong “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Từ năm 2005, thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương, ban chỉ đạo cấp phường - xã, thị trấn được phân cấp công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, qua đó đã phát huy được vai trò của cơ sở trong việc bình chọn, thông qua việc mở sổ vàng theo dõi hàng năm để ghi nhận và đạt đủ 3 năm thì công nhận và vinh danh. Tính từ năm 2000 toàn thành phố chỉ có hơn 660 nghìn hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, đến 2005 là 950 nghìn hộ, năm 2010 là hơn 1 triệu hộ. Tốc độ tăng trưởng về số hộ được bình xét và công nhận danh hiệu gia đình văn hóa chậm lại không có nghĩa phong trào không hiệu quả mà do các tiêu chí Thành phố đặt ra ngày càng rõ ràng và việc đánh giá dần dần đi vào thực chất. Hiện nay ước tính trên địa bàn thành phố có khoảng 1.2 triệu hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa.

Ban chỉ đạo quận – huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên đề như “Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam”, “Giao tiếp ứng xử trong đời sống gia đình”, “Gia đình và phòng chống bạo lực gia đình… Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thành phố đã tổ chức hội thảo khoa học và thực tiễn về “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới 2007 – 2015”, qua đó đã định ra các tiêu chí, giải pháp và cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương trong việc thúc đẩy và nâng cao vai trò của mỗi Gia đình văn hóa trong giai đoạn mới hiện nay.

2.1.2.2. Xây dựng Khu dân cư tiên tiến, Khu dân cư văn hóa. a. Xây dựng khu dân cư tiên tiến.

Ngay từ khi mới triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các khu dân cư đều phấn đấu đạt tiêu chuẩn, từng bước xóa đói, nâng chuẩn hộ nghèo, phát huy tình làng nghĩa xóm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, gắn kết được tinh thần tự quản của cộng đồng trong việc xây dựng đời sống mới theo mục tiêu mà Ban chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ đạo Thành phố đã phát động. Nhiều năm qua, với vai trò, trách nhiệm là cơ quan chủ trì, triển khai cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố đã tăng cường công tác chỉ đạo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục đẩy mạnh lồng ghép nhiều cuộc vận động trong triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm đánh giá, công nhận danh hiệu các khu dân cư tiên tiến. Thông qua các tiêu chuẩn xây dựng ấp tiên tiến – khu phố tiên tiến, đến năm 2011 đã có hơn 13.000 lượt ấp và khu phố được công nhận khu dân cư tiên tiến.

b. Xây dựng khu dân cư văn hóa.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được kế thừa từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, qua gần 15 năm thực hiện phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đã có những sự chuyển động rõ nét, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, tình hình an ninh, chính trị được giữ vững, tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần càng thêm phong phú hơn, lực lượng chính trị ở cơ sở ngày một vững mạnh.

Từ ấp 4, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, khu dân cư đầu tiên xây dựng ấp văn hóa năm 1999, năm 2000 toàn thành phố có 128 khu phố văn hóa, ấp văn hóa được công nhận, đến năm 2005 có 951 khu phố văn hóa, ấp văn hóa được công nhận; kể từ năm 2006, hàng năm ban chỉ đạo quận – huyện ghi nhận tình hình xây dựng khu phố, ấp văn hóa, liên tục 3 năm ghi nhận đều đạt thì khu phố, ấp đó sẽ được công nhận, thời điểm năm 2009 toàn thành phố có 300 khu phố, ấp văn hóa được công nhận, có 742 khu phố, ấp văn hóa được ghi nhận. Đến nay, toàn thành phố có 1.675 khu phố văn hóa, ấp văn hóa được ghi nhận (trong tổng số 1.975 khu phố, ấp trên địa bàn), trong đó có gần 500 khu phố văn hóa, ấp văn hóa được công nhận từ 3 năm liên tiếp trở lên. Chất lượng các khu dân cư văn hóa luôn được Ban chỉ đạo các cấp quan tâm để ko ngừng nâng cao. Nhiều khu phố văn hóa, ấp văn hóa xây dựng phong trào có chất lượng tốt, duy trì, giữ vững danh hiệu liên tục nhiều năm, tuy nhiên cũng có không ít khu phố, ấp không duy trì được kết quả các tiêu chí đã đạt được nên bị rớt hạng và phải phấn đấu được ghi nhận lại.

2.1.2.3. Ưu điểm.

Việc xây dựng khu phố văn hóa gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự chủ động của các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận cao trong nhân dân. Phong trào đã thực sự thu hút được các nguồn lực xã hội, phát huy dược các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thúc đẩy và nâng chất phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” lên một tầm cao mới, nhất là việc lồng ghép nội dung thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị vào trong phong trào, từ đó đã góp phần nâng chất và giữ vững các danh hiệu gia đình văn hóa, khu phố văn hóa.

Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận – huyện được phân cấp thực hiện công nhận các danh hiệu văn hóa hàng năm theo quy định của Trung ương, đã góp phần nâng cao vai trò và trách nhiệm của cơ sở trong việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá và đôn đốc việc thực hiện giúp cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất, khắc phục dần bệnh chạy theo thành tích ở cơ sở.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn kết việc thực hiện chương trình mục tiêu “3 giảm” và nhiều cuộc vận động do thành phố phát động như xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị, người tốt – việc tốt, cuộc vận động vì người nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã làm phong phú hơn nội dung của phong trào, tạo điều kiện cho các khu dân cư phát huy sức mạnh nội lực trong nhân dân để thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu đã đặt ra.

2.1.2.4. Hạn chế.

Các chương trình, kế hoạch kinh tế xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của Thành phố tuy được lồng ghép vào các nội dung chính của phong trào và được triển khai vận động thực hiện đến tận cơ sở, tuy nhiên tình hình trật tự đô thị, vệ sinh môi trường từng lúc, từng nơi, từng địa bàn dân cư chưa được cải thiện đáng kể; việc huy động nhân dân tham gia đông đủ phong trào ở một số địa bàn vẫn chưa được chú trọng. Các đối tượng cai nghiện ma túy sau khi được tái hòa nhập cộng đồng ở một số địa bàn, khu dân cư tiếp tục phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp do

thiếu sự quan tâm, giáo dục, thiếu biện pháp phối hợp đồng bộ để quản lý, giúp đỡ và kiểm soát chặt chẽ.

Việc tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở một số quận – huyện chưa đi vào chiều sâu, chưa có các giải pháp chỉ đạo mang tính đột phá để thúc đẩy phong trào; công tác bình chọn, giới thiệu một số gương điển hình người tốt – việc tốt, gia đình văn hóa… thành tích chưa thuyết phục, tính điển hình chưa cao. Ban chỉ đạo các cấp và ban vận động ở các khu dân cư vẫn còn một vài thành viên thiếu chủ động phối hợp trong tổ chức thực hiện. Chất lượng một số khu phố văn hóa, ấp văn hóa mặc dù đạt danh hiệu nhưng chưa thực sự nổi bật. Việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của nhà văn hóa phường, xã, thị trấn, tụ điểm sinh hoạt văn hóa ở khu phố, ấp chưa được quan tâm

Một phần của tài liệu Xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 2025 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)