Về lĩnh vực thương binh và xã hội:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ -THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ (Trang 36 - 38)

- Tiến hành rà soát và ban hành quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về việc thừa nhận kết quả đã được chứng nhận một cách hợp pháp của nhau:

Đề nghị UBND thành phố rà soát và ban hành quy định bãi bỏ các thủ tục hành chính xác nhận thuộc đối tượng chính sách, đối tượng người có công với cách mạng không thật sự cần thiết khi công dân thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan Nhà nước có yêu cầu phải chứng minh thuộc diện được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi. Thay vì thực hiện việc xác nhận chồng chéo, nhiều cấp: phường, xã, quận, huyện, sở, ngành thì chỉ cần yêu cầu công dân xuất trình bản chính và nộp

bản photocopy hoặc nộp bản sao hợp pháp các giấy tờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng minh thuộc đối tượng được giải quyết.

Trên cơ sở, qua nghiên cứu có thể bãi bỏ các thủ tục sau để giảm phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng chính sách xã hội:

+ Xác nhận thuộc diện chính sách để miễn giảm các khoản tiền học phí, tiền xây dựng trường học;

+ Xác nhận để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo;

+ Xác nhận để miễn giảm tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi mua nhà thuộc sở hữu nhà nước;

+ Xác nhận để giảm tiền thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước;

+ Xác nhận để tiếp nhận đối tượng là người có công vào các trung tâm phụng dưỡng;

+ Chứng nhận đối tượng hưởng chính sách theo Pháp lệnh người có công; + Xác nhận để cấp lại thể thương binh, bệnh binh;

+ Xác nhận thuộc đối tượng chính sách để thanh toán chế độ được hưởng.

Hàng năm, thành phố thực hiện việc rà soát danh sách các hộ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các đối tượng này không được cấp các loại giấy tờ để chứng minh là thuộc diện nghèo. Vì vậy, khi có nhu cần thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định, các đối tượng này lại phải đến UBND phường, xã xác nhận căn cứ vào danh sách, có trường hợp phải liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện. Điều này tạo ra những khó khăn, phiền hà nhất định.

Do đó, đề nghị UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo theo tiêu chuẩn

mới, trên cơ sở đó để làm căn cứ giảm phiền hà, khó khăn khi giải quyết chế độ, chính sách xã hội cho các đối tượng này. Khi cần giải quyết chế độ (khám chữa bệnh, giảm học phí, tiền thuê nhà...), các đối tượng chỉ cần xuất trình hoặc nộp bản photo giấy chứng nhận hộ nghèo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận hộ nghèo:

- Thẩm quyền cấp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phạm vi điều chỉnh: trên địa bàn thành phố, tại bất kỳ cơ quan Nhà nước nào thực hiện giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng hộ nghèo;

- Thời hạn: 01 năm, sau đó rà soát gia hạn.

- Tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, nâng cao chất lượng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại các quận, huyện, UBND thành phố cần sớm thống nhất ban hành Quy định về việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại các quận, huyện. Trong đó, đưa việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trong lĩnh vực giải quyết chính sách với người có công và chính sách xã hội theo cơ chế “một cửa” tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND các quận, huyện nhằm tạo điầu kiện giải quyết hồ sơ thuận tiện hơn, nhanh hơn cho công dân. Theo đó, triển khai thực hiện 22 nội dung công việc theo cơ chế “một cửa” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận, huyện đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương (Đề xuất này đã được triển khai trong năm 2006).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ -THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ (Trang 36 - 38)