Về lĩnh vực giáo dục:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ -THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ (Trang 30 - 34)

- Đối với thủ tục mở các cơ sở Giáo dục đào tạo ngoài công lập (trường THCS, PTTH, Trung tâm GDTX, Trung tâm Ngoại ngữ, Cơ sở ngoại ngữ, tin học):

Hiện nay thành phố đã có Quyết định số 71/2005/QĐ-UB ngày 10/6/2005 của UBND thành phố về việc ban hành Đề án quy hoạch mạng lưới trường Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010. Vì vậy, chỉ cần thời gian để bộ phận chuyên môn đối chiếu điều lệ và quy hoạch, nếu đảm bảo đủ điều kiện có thể trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt. Thủ tục này có thể rút ngắn thời gian thẩm định xuống còn 15 ngày (thay vì 30 ngày như trước đây), thời gian trình UBND thành phố phê duyệt rút xuống còn 6 ngày (thay vì 12 ngày như trước đây).

- Tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) thành phố và tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức ngoài thành phố, ngoài ngành GD và ĐT:

Công tác tuyển dụng và thuyên chuyển giáo viên những năm gần đây đã có nhiều cải cách, đảm bảo công khai, công bằng và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn, đề nghị ngành GD và ĐT thực hiện một số nội dung sau:

- Đối với công tác tiếp nhận giáo viên ngoại tỉnh về thành phố, sau khi xét đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần công khai kết quả bằng cách tổ chức một cuộc họp cho số cả giáo viên được nhận và không được tiếp nhận hoặc đưa thông tin lên Website của Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo, giải thích rõ lý do không được tiếp nhận để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hạn chế các hiện tượng tiêu cực và dư luận thiếu khách quan.

Công việc này bắt đầu từ tháng 7 hàng năm, thời gian giải quyết là 60 ngày. Như vậy, người xin thuyên chuyển và trường có cán bộ thuyên chuyển sẽ rất bị động kế hoạch sử dụng cán bộ vì khi có kết quả đã vào tháng 9, các trường đã phải ổn định biên chế năm học. Đề nghị nội dung công việc này nên bắt đầu từ 15/6 và cần được điều và rút ngắn thời gian còn 50 ngày, giải quyết xong trước ngày 20/8 hàng năm.

- Công tác tuyển dụng giáo viên: Thời gian công bố kết quả tuyển dụng giáo viên thường là từ ngày 10 đến 15 tháng 9 hằng năm. Số giáo viên được tuyển dụng hoặc hợp đồng phân bổ về cho các trường công lập hoặc bán công. Trong khi đó, các trường tư thục, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp hàng năm thường phải hợp đồng đội ngũ giáo viên mới ra trường ngay từ đầu năm học. Khi có kết quả xét tuyển công chức, các trường này rất bị động lực lượng do đội ngũ giáo viên trúng tuyển sẽ không tham gia giảng dạy nữa. Vì vậy, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ nghiên cứu quy định lại thời gian xét tuyển, tốt nhất là hoàn thành trước 20/8 hàng năm, đồng thời đưa kết quả xét tuyển của Hội đồng xét tuyển thành phố lên Website của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị có nhu cầu tuyển chọn giáo viên hợp đồng giảng dạy.

- Về quản lý hoạt động dạy học thêm: Theo chúng tôi, việc quản lý hoạt động dạy thêm là cần thiết. Vì vậy, đề nghị ngành giáo dục tham mưu UBND thành phố ban hành Quy định tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm. Theo đó, việc dạy học thêm được điều chỉnh như một hoạt động ngành nghề, dịch vụ với các yêu cầu về nhân sự, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, giới hạn mức trần thu học phí cho từng khu cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, giới hạn mức trần thu học phí cho từng khu vực, từng trình độ và quy định mức thuế cụ thể đóng góp vào ngân sách cho từng cơ sở dạy thêm các thủ tục còn chưa rõ ràng, đầy đủ. Việc quản lý và cấp giấy phép có thể giao cho Phòng GD-ĐT phối hợp với chi cục thuế của các quận, huyện thực hiện. Sở GD-ĐT là cơ quan chức năng giúp UBND thực hiện việc giám sát, kiểm tra hoạt động đạy học thêm theo quy định được ban hành.

Đề nghị thành phố nên cho phép các trường Tiểu học có điều kiện về cơ sở vật chất xây dựng chương trình học hè cho học sinh nếu phụ huynh có nhu cầu gửi con tại trường (vì đây là nguyện vọng chính đáng của đa số cán bộ, viên chức). Chương trình học tập được xây dựng với nội dung chủ yếu là các hoạt động học mà chơi để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, sở thích cho học sinh (ví dụ: âm nhạc, họa, anh văn giao tiếp, tin học thiếu nhi, tổ chức các hoạt động ngoại khoá...), chỉ có một phần nhỏ là ôn tập kiến thức lớp cũ. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng nên đề xuất thành phố quy định mức học phí cụ thể (kể cả bán trú), đồng thời, có kế hoạch kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện.

Trong thực tế, hiệu quả của việc sử dụng ngân hàng đề đã được chứng minh, vì vậy, để ngăn chặn việc học sinh biết được đề bài kiểm tra trước nhờ đi học thêm, nên chăng chúng ta có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra và giao cho hiệu trưởng hoặc tổ trưởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng đề. Các câu hỏi sẽ được chọn trước ngày kiểm tra. Như vậy, nhà trường sẽ đánh giá được kết quả học tập của học sinh một cách khách quan, đồng thời theo dõi được tiến độ thực hiện chương trình và nội dung kiến thức mà giáo viên truyền thụ cho học sinh. Trường hợp đề bài bị lộ thì người quản lý ngân hàng đề chịu trách nhiệm.

- Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đánh giá hình thức cho học sinh tập làm bài kiểm tra học kỳ trên giấy có rọc phách (hiện nay đã có một số trường thực hiện), xem xét để nhân rộng ở tất cả các trường THCS, THPT. Các bài kiểm tra 1 tiết có thể xem xét cho thay đổi luân phiên giáo viên chấm bài kiểm tra một tiết theo hình thức hoán đổi liên tục. Đồng thời tăng cường việc thanh tra xác suất bài chấm và đánh giá vào công tác chuyên môn của giáo viên để đảm bảo tính nghiêm túc. Để đảm bảo tính khả thi của hình thức này, có thể chọn 01 hoặc một vài trường ở từng cấp để tổ chức thí điểm, nếu có hiệu quả thì cho nhân rộng ra các trường khác.

Đối với các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố, hội thi Tin học trẻ không chuyên hoặc thi tuyển vào trường chuyên Lê Quý Đôn, đề nghị không nhất thiết phải là chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc giáo viên được chọn từ các trường tham gia ra đề thi (vì như vậy học sinh có thể thăm dò trước để học thêm hoặc các trường mời giáo viên về bồi dưỡng). Có thể mời các chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các Sở khác, giáo viên trường chuyên của các tỉnh, thành phố khác hoặc lập danh sách giáo viên có khả năng ra đề và bốc thăm xác suất để lựa chọn.

- Để khắc phục dần tình trạng thiếu giáo viên đăng ký tuyển dụng ở các môn: sinh vật, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân..., đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ dự báo nhu cầu tuyển dụng giáo viên trong những năm tới và triển khai đến các trường THPT và đưa thông tin trên Website Sở Nội vụ để phổ biến cho phụ huynh và học sinh khối lớp 12 để định hướng cho các em chọn nghề khi đăng ký dự thi cao đẳng, đại học.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ -THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w