Về lĩnh vực hộ tịch, chứng thực:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ -THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ (Trang 34 - 36)

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch phường, xã dùng chung thống nhất cho tất cả phường, xã để quản lý về dân số và chất lượng dân số, các vấn đề về hộ tịch như: khai sinh, khai tử, tình trạng hôn nhân, mặt bằng học vấn, lý lịch công dân… thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước tại UBND các phường, xã.

Tất cả các dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực hộ tịch tại phường, xã đều có thể được quản lý, cung cấp thông qua hệ thống này, bao gồm: Đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký nhận con nuôi, đăng ký cải chính hộ tịch, đăng ký, nhận cha, mẹ, con…

Mô tả sơ bộ về cách thức cung cấp các thủ tục hành chính thông qua Hệ thống quản lý hộ tịch phường, xã:

+ Hệ thống quản lý hộ tịch phường, xã là phần mềm được thiết kế, lập trình với đầy đủ các tiêu chí, điều kiện, thủ tục hành chính, cơ sở pháp lý…Hệ thống này có thể tích hợp, quản lý tất cả các tiêu chí trong lĩnh vực hộ tịch của tất cả công dân tại phường, xã.

+ Khi liên hệ với UBND các phường, xã để yêu cầu cung cấp, đăng ký các thông tin về hộ tịch, công dân chỉ cần thực hiện các khai báo cần thiết, không cần phải nộp các loại thủ tục, giấy tờ để xác minh như trước đây, mà chỉ thực hiện việc xuất trình một vài thông số bắt buộc như: họ và tên, số CMND, địa chỉ thường trú tại tổ dân phố, thôn….

Bộ lọc của hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khác. Cán bộ hộ tịch phường, xã có trách nhiệm hỏi để xác minh các thông số này có bảo đảm độ chính xác hay không. Tất cả các tờ khai, biểu mẫu đã có sẵn trong máy, được in ra khi đã có đầy đủ các thông tin.

Như vậy, về phía quản lý nhà nước vừa có đầy đủ thông số để xác minh, quản lý chặt chẽ, về phía công dân, sẽ được cung cấp các dịch vụ hành chính với thời gian và thủ tục nhanh hơn, gọn hơn rất nhiều.

- Kiến nghị sớm sửa đổi Chỉ thị 12/2004/CT-UB ngày 22/6/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng. Chỉ thị 12/2004/CT-UB ra đời trong hoàn cảnh thực tế việc ký chuyển nhượng nhà đất tràn lan của các cơ quan hữu quan gây ảnh hưởng tiêu cực đến đến công tác quản lý trong lĩnh vực nhà, đất và quy hoạch của thành phố (Đề xuất này đã được thực hiện trong năm 2006).

- Quy định phân chia địa hạt cho Phòng Công chứng số 1 và số 2 theo Quyết định số 135/2005/QĐ-UB ngày 30/9/2005 của UBND thành phố không còn hợp lý. Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 có quy định: “Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định thẩm quyền địa hạt công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong địa phương mình cho từng phòng công chứng. Địa hạt là một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn của thành phố, đề xuất UBND thành phố cần thành lập mới phòng công chứng số 3 và phân định lại thẩm quyền địa hạt công chứng cho 3 phòng công chức cho phù hợp hơn, đáp ứng thuận tiện các yêu cầu thiết yếu của công dân, tổ chức (Đề xuất này đã được thực hiện trong năm 2006).

- Đề xuất UBND thành phố cho thực hiện thí điểm đối với việc giao thẩm quyền cho UBND cấp xã, phường chứng thực bản sao văn bằng, chứng chỉ đơn giản. Trước mắt nên thí điểm tại một số phường, xã.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ -THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w