Làm thế nào để đầu tư ít rủi ro và nhiều lợi tức
Vài tháng trước, một người bạn của tôi nói với tôi rằng anh ta mất hơn 1 triệu đô với chứng khoán. Bây giờ anh phải quay lại làm việc. Khi tôi hỏi anh vì sao anh mất nhiều thế, anh nói: ”Tôi có thể làm gì khác? Tôi đã làm theo những gì người cố vấn đã khuyên tôi. Giờ đây tôi đã mất hơn 1 triệu đô, những nhà cố vấn tương tự khuyên tôi ngồi yên và đàu tư lâu dài. Tôi không còn nhiều năm nữa”.
Đầu tư không phải trò may rủi. Như người cha giàu nói: “Trong khi có những rủi ro, đầu tư không cần phải may rủi”. Mà bạn cũng không phải mất tiền nếu thị trường chuyển hướng. Sự thật là, nếu thị trường bắt đầu đi xuống, nhiều nhà đầu tư tinh vi làm ra rất nhiều tiền. Sau đây là những bài học của người cha giàu về cách đầu tư vào thị trường chứng khoán và làm ra tiền, bất chấp thị trường đi lên hay đi xuống.
Luôn mở rộng sức chứa
Đây là phần của cuốn sách mà một đầu óc cởi mở và một sức chứa mềm dẻo rất quan trọng. Nếu bạn nghe sức chứa của bạn nói: “Điều đó bất khả thi”, “Bạn không làm được”, “Điều đó bất hợp pháp”, “Điều đó quá rủi ro”, hay ” Điều quá khó hiểu cho tôi”, bạn chỉ đơn giản nhắc nhở chính bạn mở rộng sức chứa vì vậy bạn có thể nghe nội dung trong đầu bạn đang phát biểu.
Đầu tư không có bảo hiểm trong tài sản dạng giấy tờ
“Con có thể lái xe mà không có bảo hiểm không?”, người cha giàu hỏi “Không”, tôi trả lời. “Như thế thật là khờ. Tại sao bác hỏi cháu câu đó?”
Người cha giàu cười và trả lời: “Con có thể đầu tư mà không có bảo hiểm không?”
“Không”, tôi trả lời. “Nhưng cháu đang đầu tư vào bất động sản. Cháu luôn bảo đảm các tài sản từ các mất mát. Sự thật là, ngân hàng yêu cầu cháu mua bảo hiểm cho tất cả các tài sản cháu sở hữu”.
“Câu trả lời hay”, người cha giàu trả lời. “Tại sao bác hỏi cháu về bảo hiểm”, tôi hỏi
“Vì đây là lúc cho các con học cách đầu tư vào tài sản dạng giấy tờ. Những tài sản như chứng khoán, trái phiếu, quỹ đầu tư đa dạng”.
“Bác có thể đầu tư với bảo hiểm trong các tài sản giấy tờ à?” Tôi hỏi. “Ý bác là bác có thể bảo đảm cho những sự mất mát, hay giảm thiểu các mất mát à?”
Người cha giàu gật đầu
“Vì thế mà đầu tư vào tài sản giấy tờ không nhất thiết phải rủi ro à?” tôi hỏi
“Không”, người cha giàu nói “Đầu tư chằng có gì là rủi ro nếu con biết con đang làm gì?”
“Nhưng đầu tư có rủi ro đối với một nhà đầu tư trung bình không?” Tôi hỏi. “Có phải nhà đầu tư trung bình đầu tư không có bảo hiểm phải không?”
Người cha giàu gật đầu, nhìn vào tôi và nói: “Đó là lý do bác dạy các cháu môn này. Bác không muốn chàu thành một nhà đầu tư trung bình. Một người đầu tư trung bình chỉ thích mức trung bình. Đó là lý do có một Dow Jones Industrial Average. Mức trung bình chỉ dành cho những người trung bình. Đó là lý do vì sao nhiều người lắng nghe những nhà cố vấn tài chính của họ và thích thú khi nghe họ nói: “Thị trường tăng trung bình 12% hơn 40 năm nay”, hay ”Quỹ đầu tư chứng khoán này tăng trung bình 16% hơn 5 năm nay.” Nhà đầu tư trung bình thích mức trung bình”.
“Trung bình thì có gì sai?” tôi hỏi
“Chẳng có gì sai”, người cha giàu nói. “Nhưng nếu con muốn giàu, con phải tiến xa hơn mức trung bình.”
“Vì trung bình là sự tổng hợp của thắng và thua”, người cha giàu nói. “Ví dụ, thị trường chứng khoán tăng trung bình 40 năm qua là đúng, nhưng thực tế, nó đi lên và đi xuống’.
“Vậy thì sao?” tôi nói “Hầu hết mọi người không biết điều này à?”
“Vâng, hầu hết mọi người đều biết. Nhưng tại sao phải mất tiền khi con có thể không mất? Những nhà đầu tư trung bình làm ra tiền khi thị trường đi lên và mất tiền khi thị trường đi xuống. Đó là lý do vì sao họ ở mức trung bình. Nếu con có thể làm ra tiền khi thị trường đi lên và cả khi thị trường đi xuống thì sao?”
“Vậy thì quá tốt”, tôi trả lời. “Nhưng những nhà đầu tư tinh vi đã làm gì?” tôi hỏi. “Họ không dùng mức trung bình à?”
“Có, họ có dùng mức trung bình, nhưng họ sử dụng những mức trung bình khác. Điểm chính bác muốn nói ở đây là một nhà đầu tư trung bình chỉ biết làm ra tiền khi thị trường đi lên và họ hạnh phúc khi nghe thị trường nhìn chung đi lên trung bình trong nhiều năm. Một nhà đầu tư tinh vi không tìm kiếm những thông tin trung bình. Một nhà đầu tư tinh vi không quan tâm thị trường trung bình đi lên hay xuống vì họ làm ra tiền trong cả hai điều kiện của thị trường”.
“Ý bác là họ không bao giờ thua?”, tôi hỏi
“Không, bác không nói thế. Tất cả những nhà đầu tư đều thu lần này lần khác. Nhưng những gì bác muốn nói là một nhà đầu tư tinh vi có khả năng chiến thăng khi thị trường đi lên và đi xuống. Một nhà đầu tư trung bình chỉ có chiến lược chiến thắng khi thị trường đi lên và bị đánh bại khi thị trường đi xuống. Những nhà đầu tư tinh vi không thích bị thất bại về tài chính. Nhà đầu tư tinh vi không phải lúc nào cũng đúng và có khả năng thất bại….nhưng sự khác biệt là, với những kỹ năng và chiến lược của họ, những tổn thất của họ thường ít hơn và lợi tức của họ thường lớn hơn một nhà đầu tư trung bình.”
Trong nhiều năm, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều người đầu tư những đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ, mà không đầu tư thời gian để học cách đầu tư. Sau những năm cùng với người cha giàu, tôi không thể hiểu vì sao nhiều người thích làm việc cực nhọc suốt đời hơn là học cách bắt tiền làm việc cho họ. Và khi họ đầu tư những đồng tiền mồ hôi của họ vào chứng khoán, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà không có bảo hiểm nào cho những mất mát. Tôi nghĩ về người cha nghèo, người làm việc chăm chỉ cả đời và luôn luôn nói: “Đầu tư là rủi ro”. Ông nói vậy vì chẳng bao giờ nghiên cứu hay tham gia lớp học đầu tư nào. Người cha giàu dạy tôi cách đầu tư an toàn với bất động sản và giờ đây ông đang dạy tôi cách đầu tư an toàn vào tài sản dạng giấy tờ.
“Vậy đầu tư vào thị trường chứng khoán không nhất thiết phải may rủi phải không?, tôi hỏi để làm rõ hơn.
“Không, chính xác là không”, người cha giàu nói.
“Nhưng hàng triệu người đầu tư không có sự bảo đảm từ những mất mát, không có sự giáo dục nào, và điều đó khiến họ trở thành những nhà đầu tư rủi ro”.
“Cực kỳ rủi ro”, người cha giàu nói. “Đó là lý do bác hỏi con liệu các vụ đầu tư bất động sản của con có bảo hiểm không. Bác biết chúng có vì ngân hàng yêu cầu điều đó. Nhưng một người trung bình trong thị trường chứng khoán không có bảo hiểm. Hàng triệu người đang đầu tư tương lai nghỉ hưu của họ mà không có bảo hiểm mất mát gì cả. Điều đó thật rủi ro, rất rủi ro”.
“Nhưng tại sao các nhà cố vấn, môi giới và quỹ đầu tư đa dạng không nói cho họ biết?”, tôi hỏi “Ta không biết”, người cha giàu nói. “Bác thường tự hỏi bản thân mình câu đó. Bác nghĩ lý do là vì những nhà cố vấn tài chính, môi giới bản thân không họ không phải là nhà đầu tư, không phải là nhà đầu tư tinh vi. Hầu hết đều là những người được lãnh lương và là những người hưởng huê hồng, làm việc vì đồng lương như khác hàng của họ”.
Người cha giàu gật đầu. “Một nhà đầu tư tinh vi có thể làm ra tiền khi thị trường lên hoặc xuống. Một nhà đầu tư trung bình thỉnh thoảng làm ra tiền khi thị trường đi lên và mất tiền khi thị trường đi xuống. Sau khi họ mất tiền, họ gọi điện cho người cố vấn và hỏi: “Bây giờ tôi phải làm gì?””
“Và người môi giới nói gì?”tôi hỏi.
“Họ thường nói: “Bình tĩnh, thị trường sẽ trở lại sau vài tháng”. Hay họ nói: “Mua nhiều nữa đi, đồng đô là đang rớt”.
“Bác không làm vậy à?”, tôi nói
“Không. Bác không làm thế. Chỉ có người đầu tư trung bình làm”, ông nói
“Vậy bác muốn nói là cháu có thể đầu tư với ít rủi ro và làm ra nhiều tiền trong thị trường chứng khoán”.
“Đúng vậy”, ông nói. “Những gì con phải làm là không trở thành một nhà đầu tư trung bình”.
Lời nói làm bạn giàu
Trong cuốn Rich dad’s guide to investing, tôi viết rằng người nghèo và trun lưu cơ bản đầu tư vào
quỹ chứng khoán đa dạng (mutual funds) . Sau đó tôi viết rằng người giàu thích quỹ hàng rào(hedge funds) hơn. Một lần nữa, sức mạnh của từ ngữ được thể hiện. Từ hàng rào là một từ ngữ quan trọng đối với những nhà đầu tư tinh vi và có một thế giới khác giữa quỹ chứng khoán đa dạng hàng rào. Từ hedge ở đây là một từ khác của từ bảo hiểm. Giống như một người làm vường có thể xây một hàng rào để bảo vệ khu vườn của họ khỏi thú dữ, một nhà đầu tư tinh vi sẽ đặt một hàng rào để bảo vệ tài sản của họ.
Một cách đơn giản, từ hàng rào có nghĩa bảo vệ từ những mất mát. Cũng như bạn không nên lái xe mà không có bảo hiểm, bạn, một nhà đầu tư không nên đầu tư mà không có bảo hiểm hay hàng rào để chống lại những mất mát to lớn. Một nhà đầu tư trung bình đầu tư một cách trần trụi, là một thuật ngữ khác được sử dụng bởi các nhà đầu tư tinh vi. Trần trụi trong giới hạn này không liên quan đến cơ thể con người, mà là một tài sản được phơi bày mà không có một sự bảo vệ nào từ các mất mát. Một nhà đầu tư tinh vi không thích đầu tư trần trụi, nghĩa là bị phơi ra với những rủi ro không cần thiết. Một nhà đầu tư tinh vi sẽ đầu tư với vị thế tài chính được bao bọc. Cũng như một người bán bảo hiểm sẽ hỏi “Bạn có được yểm trợ?”… một người đầu tư tinh vi cũng sẽ hỏi chính họ câu hỏi tương tự. Nhìn chung, người đầu tư trung bình và người đầu tư quỹ chứng khoán đa dạng đang đầu tư một cách trần trụi vì họ không được bao bọc bởi các mất mát.
Không bảo vệ tài sản của bạn là rủi ro
Vài ngày trước, tôi là một trong những người chủ đạo trong một buổi hội thảo của các nhà đầu tư. Người diễn thuyết chính là một nhân vật nổi tiếng, người tường thuật cho một kênh truyền hình lớn. Cô diễn thuyết với nhiều kiến thức nâng cao và tôi đã học được nhiều. Nhưng tôi thấy thú vị khi nghe rằng cô ta chỉ đầu tư vào quỹ chứng khoán đa dạng.
Bất ngờ, một người tham gia giơ tay và hỏi, “Cô không cảm thấy tội lỗi khi cô có trách nhiệm cho hàng tỷ đôla của khán giả đã mất trong thị trường chứng khoán?” Giọng anh nghe có vẻ giận dữ, và khi anh nói, tôi có thể thấy nhiều nhà đầu tư tỏ ra đồng ý với anh. Dường như nhiều nhà đầu tư đến hội trường này không phải để học về đầu tư tiền của họ, mà để khám phá điều gì đã xảy ra với số tiền họ đã mất.
“Tại sao tôi cảm thấy tội lỗi?”, cô ấy trả lời. “Công việc của tôi là cho bạn thông tin và thực sự tôi đã cho các bạn thật nhiều thông tin. Tôi đã không cho bạn về lời khuyên đầu tư. Tôi chỉ cho bạn thông tin thị trường. Tại sao bạn nói tôi nên cảm thấy tội lỗi?”
“Vì cô là người dẫn đầu cuộc reo mừng khi thị trường bùng phát”, người tham gia giận dữ nói. “Vì cô mà tôi tiếp tục đầu tư và bây giờ tôi mất tất cả”.
“Tôi không phải là người dẫn đầu”, cô ấy nói. “Tôi đã cho các bạn thông tin trong một thị trường tốt cũng như tôi cho các bạn thông tin trong một thị trường xấu ngày nay”.
Năm phút sau, người giận dữ sáng mắt ra. Một số người giận dữ cùng với người tham gia ấy và một số đứng về phía nữ bình luận viên. Cuối cùng mọi người được trấn an trở lại. Nữ bình luận viên ấy hỏi nhiều câu hỏi nữa. Một cánh tay giơ lên và hỏi: “Tại sao cô không nói cho khán giả biết về giảm thiểu rủi ro bằng quyền mua bán cổ phần?” anh ấy hỏi. Người tham dự này không giận dữ. Anh nghe có vẻ tò mò hơn và muốn khán giả biết rằng họ có thể giảm thiểu các rủi ro bằng cách sử dụng quyền mua bán cổ phần.
“Quyền mua bán cổ phần?”, cô ấy nói. “Tại sao tôi phải nói cho họ về quyền mua bán cổ phần?” “Vì nó như một hàng rào chống lại các mất mát của một thị trường đi xuống,” anh nói.
“Ồ, tôi chưa bao giờ thực hiện điều đó,”cô ấy trả lời. “Quyền mua bán cổ phần quá rủi ro. Còn câu hỏi nào nữa không? “ cô ấy nói, ra hiệu cho người đó ngồi xuống.
Tôi không thể tin những gì tôi đang nghe. Nhân vật truyền hình nổi tiếng này là một trong những người được tôn trọng trong giới nhà báo tài chính. Cô ta ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người. Nhiều người nhìn vào lời khuyên đầu tư của cô ta và giờ đây cô ta nói, “Quyền mua bán cổ phần quá rủi ro”. Với tôi, không bảo vệ tài sản của bạn là rủi ro. Với tôi, phớt lờ chuyện tài chính là rủi ro. Biết cách sử dụng quyền mua bán cổ phần để bảo vệ các tài sản giấy tờ thật dễ dàng mà chẳng tốn công sức gì để làm. Sự thật là, nếu bạn có một nhà môi giới tài chính tốt, quá trình ấy quá dễ dàng. Một đứa trẻ cũng làm được. Tất cả những gì bạn cần làm là học định nghĩa của một vài từ ngữ mới, tìm một nhà môi giới, và bắt đầu nhỏ để thu thập vài kinh nghiệm. Thay vì vậy, tôi thấy hàng ngàn người ngồi trong phòng gật đầu, đồng ý rằng đầu tư với quyền mua bán cổ phần là rủi ro.
Tôi ngồi đó, nhìn những người đi theo tin vào cô ta gật đầu đồng ý với ý tưởng quyền mua bán cổ phần là rủi ro, trí óc tôi quay lại với những bài học của người cha giàu về đầu tư vào tài sản dạng giấy tờ. Tôi có thể nghe ông nói: “Hàng trăm năm trước, người Nhật, nông dân Nhật Bản bắt đầu sử dụng quyền mua bán cổ phần để bảo vệ giá cả thu hoạch lúa của họ”.
“Hàng trăm năm trước?”, tôi hỏi. “Hàng trăm năm trước họ đã sử dụng quyền mua bán như một hàng rào để chống lại các mất mát”.
Người cha giàu gật đầu, “Đúng, hàng trăm năm trước. Bắt đầu từ thời cổ đại, những nhà kinh doanh thông minh đã sử dụng quyền mua bán để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những mất mát. Những nhà kinh doanh thông minh ngày nay tiếp tục làm điều đó ngày nay”.
Trí óc tôi quay về căn phòng ở Chicago nơi nhà bình luận TV đang nói. Tôi tự hỏi chính mình, “Nếu những nhà kinh doanh thông minh đã sử dụng quyền mua bán cổ phần trong nhiều năm, tại sao người có thể lực này làm lệch hướng khán giả của cô ta? Cái nào rủi ro hơn? Mua một cổ phiếu hay quỹ đầu tư đa dạng và nhìn nó rớt giá 40% hay 60%, thậm chí 90% mà không có gì bảo vệ? Ngân hàng yêu cầu tôi có bảo