4.3.2.1 Nguyên tắc tính phí truyền tải điện.
- Thúc đẩy việc vận hành một cách có hiệu quả thị trường điện, cân bằng cung cầu, sử dụng tốt các nguồn lực, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp và xã hội cao nhất; - Xác định đúng đắn vị trí xây dựng nguồn và phát triển phụ tải sao cho chi phí truyền tải thấp nhất;
- Thu hút đầu tư trong lĩnh vực truyền tải;
- Đảm bảo thu hồi vốn cho người sở hữu tài sản truyền tải;
- Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, minh bạch và phù hợp với chính sách phát triển ngành điện của nhà nước.
4.3.2.2 Phương pháp xây dựng biểu giá truyền tải điện.
Phí của dịch vụ truyền tải điện được thiết lập để cho phép Công ty truyền tải điện thu hồi các chi phí của các thiết bị truyền tải cộng với một tỷ suất lợi nhuận đầu tư hợp lý. Xây dựng biểu giá phí truyền tải điện bao gồm hai bước tổng quát sau:
- Quyết định yêu cầu doanh thu và chi phí tổng quát hàng năm được chấp nhận của Công ty truyền tải;
- Thiết lập các biểu giá để cho phép các công ty truyền tải thu hồi yêu cầu doanh thu hàng năm được chấp nhận;
Biểu giá phí truyền tải điện bao gồm hai loại chi phí sau:
- Phí sử dụng hệ thống truyền tải: Phản ánh chi phí sử dụng các thiết bị dùng chung cho tất cả các dơn vị sử dụng hệ thống truyền tải.
- Phí đấu nối truyền tải: Phản ánh chi phí của việc đấu nối của từng khách hàng cụ thể với hệ thống.
a. Phương pháp xác định tổng doanh thu truyền tải điện cho phép: GTT(n)=CPPA(TTn)+COM(TTn)
CPPA(TTn): Tổng chi phí vốn truyền tải năm n của Công ty truyền tải điện năm n
COM(TTn): Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép năm n của Công ty truyền tải điện.
- Tổng chi phí vốn truyền tải bao gồm: Tổng chi phí khấu hao tài sản cốđịnh; Tổng chi phí lãi vay dài hạn và các khoản phí phải trả trong năm cho tài sản truyền tải điện; Lợi nhuận truyền tải điện cho phép.
- Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép bao gồm: Tổng chi phí vật liệu; Tổng chi phí tiền lương; Tổng chi phí sửa chữa lớn; Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài; Tổng chi phí bằng tiền khác.
Phí sử dụng hệ thống truyền tải điện sẽ được được thiết kế cho phép thu được doanh thu yêu cầu hàng năm cho phép đối với các tài sản truyền tải điện, ngoài các tài sản đấu nối.
Ban đầu phí sử dụng hệ thống truyền tải điện sẽ được tính toán bằng phương pháp “tem thư” đơn giản. Phí sử dụng lưới truyền tải sẽ như nhau cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ truyền tải. Công thức tính phí sử dụng hệ thống truyền tải: Đ n TT n TT P G TC 12*( ) ) ( = TCTT(n): Phí sử dụng hệ thống truyền tải điện cho phép (Đồng/kW/tháng) nGTT(n): Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép (Đồng)
PĐ: Nhu cầu đỉnh của hệ thống trong tháng (kW)
Chi phí sử dụng hệ thống điện truyền tải hàng tháng của khách hàng phải trả là tích giữa phí sử dụng hệ thống truyền tải điện và phần tham gia đỉnh của khách
b. Phương pháp xác định tổng doanh thu từ phí đấu nối:
Tổng doanh thu yêu cầu từ phí đấu nối cho Công ty truyền tải điện là doanh thu liên quan đến sở hữu vận hành, sửa chữa các tài sản đấu nối do đơn vịđược cấp giấy phép truyền tải điện lắp đặt.
DTĐN = LNĐN + KHĐN + VHĐN Trong đó:
- LNĐN: Lợi nhuận hợp lý của tài sản đấu nối - KHĐN: Chi phí khấu hao tài sản đấu nối
- VHĐN: Chi phí vận hành và bảo dưỡng tài sản đấu nối
Trong trường hợp chấm dứt đấu nối, khách hàng phải trả toàn bộ chi phí chấm dứt đấu nối bao gồm: Giá trị tài sản còn lại và chi phí tháo dỡ các tài sản đấu nối.
Công thức tính phí đấu nối hàng năm cho một tài sản: DTĐNn = TLKH*GAVn + R*NAVn + HVH*GAVn Trong đó:
- GAVn: Tổng giá trị tài sản được điều chỉnh tại năm n GAVn = GAVn-1*CPIn
CPIn Chỉ số giá xây dựng
- NAVn: Giá trị còn lại của tài sản đấu nối trong năm n NAVn = GAVn*
T An
T −( +0.5)
T: Chu kỳ khấu hao (năm)
An: Tuổi của tài sản (Số năm tính và chi phí) - TLKHn: Tỷ lệ khấu hao theo % (TLKHn = 1/T)
- HVHn: Hệ số bảo dưỡng vận hành theo địa điểm cụ thể trong năm n. Trong trường hợp vượt quá giai đoạn khấu hao:
NAVn: Giá trị còn lại của tài sản bằng 0 TLKHn: Tỷ lệ khấu hao tài sản băng 0
Như vậy phí đấu nối truyền tải được tính bằng công thức DTĐNn = HVH*GAVn
+ Nếu có khách hàng quyết định góp 100% vốn vào lưới điện Quốc gia cho các tài sản đấu nối thì phí đấu nối sẽ không còn thành phần khấu hao cũng như thành phần thu lợi từ tài sản đấu nối.
+ Nếu khách hàng quyết định góp một phần vốn vào lưới điện Quốc gia cho tài sản đấu nối, phí đấu nối sẽđược tính theo công thức:
DTĐNn = TLKH*GAVn*HVG + R*NAVn*HVG + HVH*GAVn
HVG: Tỷ lệ vốn góp một phần.
4.3.3 Một số ví dụ tính toán khung giá điện trong hệ thống điện Việt Nam a. Ví dụ tính toán giá phát điện cho các loại nguồn điện truyền thống trong hệ