Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng biểu giá điệ n

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển thị trường điện cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 88)

Theo ngân hàng thế giới, việc xây dựng biểu giá điện cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế Quốc gia không chỉ giữa các khu vực của nền kinh tế mà còn trong nội bộ ngành điện. Tức là việc định giá điện phải theo chi phí để người tiêu dùng thấy được giá trị kinh tế thực của việc đáp ứng nhu cầu của họđể quan hệ cung - cầu trở nên cân bằng hơn;

- Công bằng và bình đẳng: Phân bổ chi phí công bằng theo mức độ người tiêu dùng gây ra với hệ thống; đảm bảo ổn định giá ở mức hợp lý; đảm bảo cung cấp dịch vụ ở mức tối thiểu cho các gia đình, cá nhân không có khả năng trả đủ tiền

- Giá điện cần đảm bảo ngành điện có doanh thu hợp lý để đáp ứng các yêu cầu tài chính và tái đầu tư;

- Đáp ứng các yêu cầu về chính trị, xã hội như trợ giá một số khu vực để khuyến khích phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, …

- Giá điện cần phải được phân tách thành các giá phát điện, giá truyền tải và giá phân phối nhằm nâng cao hiệu quả, tính tin cậy và minh bạch;

Giá điện gộp chung không thể hiện được chi phí của từng khâu trong hoạt động Phát điện - Truyền tải - Phân phối. Một trong những điền kiện chủ chốt của ngành điện trong điều kiện thị trường là các hoạt động phát điện, truyền tải điện và phân phối được tách ra độc lập. Do vậy giá điện cũng cần phải phân tách cho các hoạt động phát điện, truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cho các đơn vị hoạt động một cách minh bạch.

4.2 Hiện trạng giá điện trong các hợp đồng mua bán điện hiện nay. 4.2.1 Giá phát điện.

a. Giá điện của các Công ty cổ phần nhiệt điện:

Giá điện của các Công ty Cổ phần nhiệt điện gồm hai thành phần: Giá cốđịnh và giá biến đổi phụ thuộc theo giá nhiên liệu sản xuất. Giá điện được xác định theo công thức sau: ) * ( * 0 1 t t i n t t i G G P P P ∑ = + = γ Trong đó: Pi : là giá điện tháng i theo hợp đồng

Pcđ : là giá cốđịnh, không thay đổi theo thời gian và sản lượng phát Pbđ : là giá biến đổi, được điều chỉnh theo giá nhiên liệu

t = 1…n là loại nhiên liệu thứ t để sản xuất điện

t

γ là tỷ trọng chi phí nhiên liêu thứ t trong giá biến đổi

t i

G là giá nhiên liệu theo thực tế bình quân thu nhập trong tháng i

t

Công thức tính giá này có ưu điểm là đơn giản, phản ánh được sự thay đổi của giá bán điện theo giá nhiên liệu là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành của nhà máy nhiệt điện. Nhược điểm là không phản ánh được sự thay đổi của giá điện khi sản lượng điện năng thay đổi.

b. Giá điện của các nhà máy BOT:

Giá điện của các nhà máy này bao gồm hai thành phần: Giá công suất và giá điện năng và có hiệu chỉnh theo sự thay đổi các yếu tốđầu vào.

* Giá công suất:

- Tổng doanh thu theo công suất được tính theo công thức: FCn = FCCn + FOMCn

- Tổng doanh thu cốđịnh được xác định theo công thức: FCCn = FCCo*DCn*(Xn/Xo)

Trong đó:

FCCo là thành phần giá công suất cốđịnh tại thời điểm ký hợp đồng DCn là công suất khả dụng tháng thanh toán

Xo: Tỷ giá VNĐ/USD tại thời điểm ký hợp đồng Xn: Tỷ giá VNĐ/USD tại thời điểm thanh toán

- Tổng doanh thu theo thành phần chi phí vận hành cốđịnh được xác định theo công thức: FOMCn = (IFn/IFo)*FOMCFo*(Xn/Xo)*DCn + (ILn/ILo)*FOMCLo*DCn Trong đó:

FOMCFo là thành phần OM cốđịnh ngoại tệ

FOMCLo là thành phần OM cốđịnh nội tệ

IFn/IFo: Chỉ số tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán và thời điểm gốc ILn/ILo: Chỉ số lạm phát nội tệ tại thời điểm thanh toán và thời điểm gốc * Giá điện năng:

ECn = VOMCn + FCn

- Tổng doanh thu theo thành phần chi phí vận hành biến đổi được xác định theo công thức: VOMCn = (IFn/IFo)*VOMCFo*(Xn/Xo)*En + (ILn/ILo)*VOMCLo*En VOMCFo là thành phần OM biến đổi ngoại tệ

VOMCLo là thành phần OM biến đổi nội tệ

FCn = Gn1o*Sth*En*(Gn1n/Gn1o) Trong đó:

Gn1n, Gn1o là giá nhiên liệu tại thời điểm thanh toán và thời điểm gốc Sth: Suất tiêu hao nhiên liệu

Công thức này có ưu điểm là các thành phần tính toán phản ánh đúng chi phí và được hiệu chỉnh theo sự thay đổi của các yếu tố đầu vào nên đã giảm rủi ro cho các nhà đầu tư

phát triển dự án.

c. Giá điện của các nhà máy điện độc lập IPP:

Các nhà máy điện IPP có các hợp đồng rất khác nhau. Đối với các nhà máy tua bin khí hỗn hợp do PVN làm chủđầu tư, giá bán điện tương tự như các nhà máy BOT.

Các nhà máy nhiệt điện than như Cao Ngạn và Na Dương, giá điện tính theo điện năng sản xuất, nhà máy Formosa giá phụ thuộc vào công suất phát và giá than nhập khẩu.

Nhà máy điện dầu có giá công suất, chi phí biến đổi và chi phí nhiên liệu được hiệu chỉnh theo giá nhiên liệu.

d. Các nhà máy thủy điện:

Đối với các nhà máy thủy điện đã được cổ phần hóa, giá điện chỉ có giá điện năng, một số nhà máy còn có giá theo mùa (mùa mưa - mùa khô).

Các nhà máy IPP: Chỉ có giá duy nhất theo điện năng, thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng, tuy nhiên doanh thu của nhà máy được tính theo USD nên cũng giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư.

4.2.2 Giá bán buôn điện cho các Công ty điện lực.

Hiện nay, EVN đang bán buôn điện cho các Công ty điện lực thông qua hệ thống đo

đếm ranh giới tại các nhà máy điện, các trạm biến áp truyền tải. Các hoạt động bán buôn

điện đều mang tính điều hành trong nội bộ của EVN thông qua các quy chế, các quyết định giao kế hoạch và các văn bản chỉđạo nghiệp vụ.

Giá bán điện được được tính toán theo quy chế do Hội đồng Quản trị EVN ban hành theo quyết định số 154/QĐ-EVN-HĐQT ngày 08/4/2005 về “Tính toán giá bán điện nội bộ

giữa EVN và các Công ty điện lực trực thuộc”. Quy chếđược áp dụng chung cho các Công ty điện lực hạch toán độc lập và định hướng phương pháp giá bán điện để thỏa thuận mua bán điện với các Công ty TNHH một thành viện.

năm một lần và được Hội đồng Quản trị EVN xem xét điều chỉnh khi nhà nước điều chỉnh giá bán điện hoặc có những biến động lớn ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn EVN cũng như của từng Công ty điện lực.

Theo quy định hiện hành, giá bán lẻđiện đến khách hàng sử dụng điện lưới Quốc gia do chính phủ ban hành và thống nhất trên cả nước. Vì vậy giá bán điện nội bộ EVN áp dụng trên nguyên tắc “trừ lùi” từ giá bán điện bình quân và có điều hòa lợi nhuận giữa các Công ty điện lực, chưa dựa trên cơ sở tính từ giá thành sản xuất điện, phí truyền tải điện và phí phân phối bán lẻđiện nên chưa phản ánh đúng giá thành thực tếđối với từng công ty

điện lực. Như vậy giá bán buôn nội bộđược xác định dựa trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận giữa EVN và các công ty thành viên.

4.2.3 Giá phân phối, bán lẻđiện.

a. Đánh giá về bảng giá điện hiện hành (về chi phí và giá)

Từ năm 1999 đến nay, Giá bán điện ở Việt Nam được các Bộ chức năng (Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương, Bộ Tài Chính) và/hoặc cơ quan thuộc Chính phủ (Ủy ban Vật giá nhà nước trước đây) trình duyệt và được Chính phủ quyết định ban hành. Từ năm 1999 đến nay, biểu giá bán điện đã được điều chỉnh nhiều lần với xu hướng tăng thêm. Chính phủ hiện đang áp dụng biểu giá bán lẻ điện thống nhất trên toàn quốc.

Về bán điện cho các khách hàng mua điện: Khâu cung ứng điện là khâu bán lẻ điện cho các hộ tiêu thụ điện ở các cấp điện áp phân phối như 35 KV, 22 KV, 10 KV, 6 KV, 220/380V. Hiện trên hệ thống đang có hai hình thức bán lẻđiện chính.

Hình thức thứ nhất là hộ tiêu thụ điện ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với các CTĐL thuộc EVN. Các CTĐL sẽ đảm nhận cả khâu phân phối và cung ứng điện.

Hình thức thứ hai là một đơn vị quản lý và bán điện do các địa phương thành lập mua điện của các CTĐL bán điện tại công tơ tổng ở các trạm biến áp theo giá bán buôn do Nhà nước quy định và bán điện các hộ tiêu thụđiện. Hình thức tổ chức này bộc lộ một số tồn tại do ban điện xã ở nhiều nơi đưa vào tiền điện nhiều khoản chi phí không hợp lý dẫn đến giá điện tăng cao.

dựng lưới điện hạ thế, ký hợp đồng mua điện ở công tơ tổng để rồi bán lẻ điện đến các hộ dân theo quy định về giá trần của Chính phủ, giá bán phải đủ trang trải chi phí sản xuất, khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn và có lãi. Hình thức thứ tư là hợp tác xã tiêu thụ điện năng, do các uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập, chịu trách nhiệm đầu tư lưới điện hạ thế, mua điện từ công tơ tổng, để bán lẻ cho các hộ dân.

Hiện nay, theo Nghị quyết của Quốc hội và các quyết định của Chính phủ, EVN đang tiếp nhận quản lý vận hành lưới điện trung áp nông thôn. Các đơn vị được tổ chức theo loại hình thứ hai chỉ còn quản lý lưới điện hạ thế từ sau máy biến áp phân phối về tới các hộ tiêu thụđiện.

Các CTĐL bán điện cho các hộ sử dụng điện có ký hợp đồng với các CTĐL theo biểu giá điện do Nhà nước quy định. Bảng giá điện hiện hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành 9/2002 như sau:

- Giá bán điện cho sản xuất: Biểu giá này áp dụng cho các loại hộ sản xuất. Giá bán điện đã được chia ở các cấp điện áp khác nhau: Cấp điện áp từ 110 KV trở lên, cấp điện áp từ 20 KV đến dưới 110 KV, cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 20 KV, cấp điện áp dưới 6 KV. Giá bán điện tại cấp điện áp lại được chia theo thời gian trong ngày: giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường. Trong đó, giá giờ thấp điểm chỉ bằng xấp xỉ 50% giá giờ cao điểm. Giá điện này đảm bảo tính công bằng cho khách hàng mua điện để sản xuất, khuyến khích các hộ loại này dùng điện trong giờ thấp điểm, nhờ đó san bằng được đồ thị phụ tải. Biểu giá bán điện có ưu tiên cho một số ngành sản xuất đặc thù như sản xuất nước sạch, luyện thép, phân u rê, bơm nước tới tiêu phục vụ nông nghiệp...được ưu đãi mua điện ở mức giá thấp hơn so với các hộ sản xuất bình thường.

- Giá bán điện cho các hộ kinh doanh dịch vụ, du lịch thương nghiệp: biểu giá bán điện cho các hộ kinh doanh được chia ở các cấp điện áp khác nhau: Cấp điện áp từ 110 KV trở lên, cấp điện áp từ 20 KV đến dưới 110 KV, cấp điện áp từ 6 KV đến dưới 20 KV, cấp điện áp dưới 6 KV. Biểu giá bán điện này cũng được chia theo thời gian: giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm. Mức giá giờ cao điểm cho các hộ mua điện ở cấp điện áp dưới 6 KV khoảng 15 US cent là mức cao nhất trong

biểu giá bán điện hiện nay.

- Giá bán điện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: hình thức biểu giá bán điện tương tự như biểu giá áp dụng cho các hộ sản xuất trong nước.

- Giá bán lẻ sinh hoạt theo bậc thang: giá bán điện bậc thang.

Bng 4.1: Biu giá đin qua các ln điu chnh t năm 1999 đến nay.

Khách hàng Trước 1999 1999- 2002 2002- 2009 2009- 2010 Từ năm 2010 A- Sản xuất Trên 110 KV -Giờ bình thường 636 700 785 835 898 -Giờ cao điểm 1045 1240 1325 1690 1758 -Giờ thấp điểm 364 340 425 455 496 Dưới 110 KV -Giờ bình thường 664 730 815 870 935 -Giờ cao điểm 1091 1290 1370 1755 1825 -Giờ thấp điểm 382 360 445 475 518 Dưới 22 KV -Giờ bình thường 700 770 860 920 986 -Giờ cao điểm 1136 1340 1430 1830 1885 -Giờ thấp điểm 409 390 480 510 556 Dưới 6 KV -Giờ bình thường 736 800 895 955 1023 -Giờ cao điểm 1182 1390 1480 1900 1938 -Giờ thấp điểm 436 410 505 540 589 B- Nông nghiệp Trên 6 KV -Giờ bình thường 573 573 600 625 690 -Giờ cao điểm 573 900 1140 1220 1269 -Giờ thấp điểm 227 227 240 255 281

Dưới 6 KV -Giờ bình thường 600 600 630 670 717 -Giờ cao điểm 600 950 1200 1280 1331 -Giờ thấp điểm 236 236 250 265 292 C- Hành chính I – Bệnh viện, nhà trẻ, trường học Trên 6 KV 700 700 875 950 1009 Dưới 6 KV 736 736 920 1000 1063

II - Chiếu sang công cộng

Trên 6 KV 700 770 965 1060 1124 Dưới 6 KV 736 800 1005 1110 1177 III - Các cơ quan hành chính Trên 6 KV 700 790 9900 1090 1159 Dưới 6 KV 736 820 1030 1135 1207 D - Dân dụng I – Giá bán lẻ -0-:-50 kWh 455 454 550 600 600 -51-:-100 kWh 455 454 550 865 1004 -101-:-150 kWh 591 640 1110 1135 1214 -151-:-200 kWh 818 870 1470 1495 1594 -201-:-300 kWh 909 1060 1600 1620 1722 -301-:-400 kWh 1136 1270 1720 1740 1844 -Trên 400 kWh 1136 1270 1780 1790 1890 D - Thương mại, dịch vụ Trên 22 KV -Giờ bình thường 1091 1220 1410 1504 1648

-Giờ cao điểm 1705 2060 2615 2830 2943 -Giờ thấp điểm 682 660 770 835 902 Dưới 22 KV -Giờ bình thường 1091 1220 1510 1650 1766 -Giờ cao điểm 1705 2060 2715 2940 3028 -Giờ thấp điểm 682 660 885 960 1037 Dưới 6 KV -Giờ bình thường 1136 1270 1580 1725 1846 -Giờ cao điểm 1773 2170 2855 3100 3193 -Giờ thấp điểm 709 680 915 995 1065 4.2.3 Đánh giá về hiện trạng giá điện.

Như vậy cách tính giá điện hiện nay có nhiều bất lợi cho người bán. Sản phẩm của các dự án trên là điện năng nên tất yếu phải bán cho người mua duy nhất là EVN. Vì vậy khi triển khai các dự án, các chủ đầu tư phải thương thảo về giá cũng như phương thức mua bán điện với EVN. Để thống nhất giá điện giữa các bên là việc rất khó khăn trong điều kiện giá nhiên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá thành sản xuất cao.

Hệ thống giá bán điện áp dụng cho khách hàng đã phân biệt các hộ tiêu dùng khác nhau ở các cấp điện áp cao hạ thế và theo từng khoảng thời gian trong ngày. Tuy nhiên việc xây dựng biểu giá điện chưa tính theo chi phí biên dài hạn hệ thống phát triển. Biểu giá điện hiện hành vẫn còn giá đơn, chưa có 2 thành phần công suất và điện năng, giá theo mùa, giá điện đối với các hộ tiêu thụ có nguồn điện riêng như các nước trong khu vực. Mức chênh lệch về giá giữa giờ cao điểm và thấp điểm chưa hợp lý. Giá bán điện nông thôn chỉ quy định mức giá bán buôn mà chưa có mức giá bán lẻ.

Biểu giá điện hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý. Về phía người bán, giá bán

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển thị trường điện cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)