Quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

1.9. Quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh

Nghĩa vụ bảo lãnh trước hết là một nghĩa vụ dân sự, do đó nó được chấm dứt trong các trường hợp ghi nhận tại Điều 371 Bộ luật dân sự và Điều 4, Quy chế bảo lãnh ngân hàng, gồm:

1. Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh; 2. Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; 3. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

5. Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật;

6. Theo thoả thuận của các bên.

Qua điều luật này ta thấy căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh là khá đa dạng thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó cần lưu ý một số trường hợp như:

Về trường hợp thứ nhất: việc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh đã làm chấm dứt cả nghĩa vụ ấy và nghĩa vụ bảo lãnh. Theo khoản này, thì nghĩa vụ bảo lãnh chỉ chấm dứt khi có đủ hai điều kiện:

Điều kiện thứ nhất: nghĩa vụ được bảo lãnh phải do chính khách hàng thực hiện. Vì nếu nghĩa vụ được thực hiện bởi người thứ ba thì người này sẽ thế quyền chủ nợ yêu cầu người bảo lãnh, người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình. Như vậy, nghĩa vụ bảo lãnh không mất đi mà chỉ là sự thay đổi chủ thể có quyền trong quan hệ bảo lãnh.

Điều kiện thứ hai: nghĩa vụ được bảo lãnh phải được thực hiện một cách đầy đủ. Vì trong trường hợp chỉ thực hiện một phần thì nghĩa vụ bảo lãnh sẽ tiếp tục bảo đảm cho phần nghĩa vụ còn lại chưa được thực hiện đó.

Về trường hợp quy định tại khoản 3: với trường hợp việc bảo lãnh được huỷ bỏ. Theo thông lệ quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể đơn phương huỷ ngang bởi những người đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng. Tuy tính chất này chưa được phản ánh trong pháp luật thực định của Việt Nam về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, nhưng theo quy định của Điều 22, Quy chế bảo lãnh ngân hàng về áp dụng các điều ước và tập quán quốc tế thì ta có thể loại bỏ trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt do sự đơn phương huỷ ngang từ bên bảo lãnh. Như vậy, việc huỷ bỏ ở đây sẽ còn lại hai trường hợp : các bên thoả thuận huỷ bỏ hợp đồng cấp bảo lãnh(khoản 2 Điều 10, Quy chế bảo lãnh ngân hàng) và các bên thoả thuận huỷ bỏ bảo lãnh ngân hàng( khoản 3 Điều 11, Quy chế bảo lãnh ngân hàng).

Về trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật tại khoản 5. Ta có thể hiểu đây là các trường hợp được quy định trong Điều 374

của Bộ luật dân sự như: nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác; nghĩa vụ được bù trừ; bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một; tổ chức tín dụng bảo lãnh chấm dứt...

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w