Quy định về các loại hình bảo lãnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 38 - 40)

1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

1.8. Quy định về các loại hình bảo lãnh

Hiện nay, quy định về các loại bảo lãnh được quy định tại Điều 5 Quy chế bảo lãnh ngân hàng, bao gồm:

1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.

2. Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

7. Bảo lãnh đối ứng: là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.

8. Xác nhận bảo lãnh: là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với khách hàng.

9. Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trước hết về các hình thức bảo lãnh, quy chế mới chính thức công nhận thêm hai loại hình bảo lãnh là “bảo lãnh đối ứng” và “xác nhận bảo lãnh” đã làm đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh góp phần tạo ra nhiều cơ hội đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó pháp luật còn cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện những loại bảo lãnh khác nếu xét thấy phù hợp và không trái luật. Thực tế, tùy theo nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng thương mại hiện nay đã khá linh hoạt trong việc phát hành các loại hình bảo lãnh. Ví dụ như ngân hàng Á Châu (ACB) ngoài các loại hình bảo lãnh truyền thống họ còn phát hành bảo lãnh thanh toán

thuế; ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội thực hiện thêm bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh khoản tiền giữ lại…

Cụ thể khả năng linh hoạt trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh các tổ chức tín dụng đã từng được một số kết quả đáng kể như:

29/12/2006 Công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội bảo lãnh phát hành trái phiếu cho tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) phát hành trái phiếu doanh nghiệp với hình thức chứng chỉ, tổng mệnh giá phát hành là 500 tỷ VNĐ, lãi suất 10% / năm thanh toán gốc một lần khi đến hạn.

Ngày 22/9 năm 2006 các Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn đã ký kết hợp đồng bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước để tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việ Nam thực hiện đóng mới 5 tàu chở hàng tải trọng 53 000 DWT theo đơn đặt hàng của chủ tàu Anh Quốc với tổng giá trị của hợp đồng lên tới 144 triệu USD.

Qua một số kết quả thu được từ thực tiễn thực hiện hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng ta thấy quy định của pháp luật về việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh là một trong những tiến bộ đáng kể của quy chế bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, việc chỉ dừng lại ở sự công nhận về hình thức, chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cho việc thực hiện từng loại bảo lãnh cũng gây ra hạn chế rất lớn tới việc triển khai áp dụng trên thực tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w