Mở rộng bài toán quy hoạch với phương án nâng cao độ tin cậy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối áp dụng cho bài toán quy hoạch lưới điện phân phối 22 kv xuân trường nam định (Trang 57 - 60)

Thông thường trong bài toán quy hoạch phát triển lưới điện phân phối hiện nay, các phương án của lưới điện thiết kế được so sánh và đánh giá theo các chỉ tiêu kỹ thuật truyền thống như tổn thất điện áp lớn nhất (∆Umax), tổn thất công suất (∆P), tổn thất điện năng (∆A), mức độ mang tải, hệ số công suất nguồn… Trong các báo cáo quy hoạch phát triển lưới điện hiện nay cũng chưa bao gồm các thông số độ tin cậy của lưới phân phối. Đối với yêu cầu của Bộ Công Thương (theo [5]) cho lưới điện phân phối, các chỉ tiêu độ tin cậy được đánh giá hàng năm cho lưới điện phân phối đang vận hành trên cơ sở thống kê. Như vậy các biện pháp nâng cao độ tin cậy cho lưới phân phối chưa được xét đến chi tiết trong quá trình quy hoạch phát triển lưới trên cơ sở các chỉ tiêu được tính toán cụ thể.

Luận văn dự kiến áp dụng việc đánh giá chỉ tiêu độ tin cậy cho các phương án trong giai đoạn thiết kế có xét đến vốn đầu tư cho lưới điện áp dụng cho một lưới điện thực tế (xem hình vẽ 3.1 - Sơ đồ khối của quy trình quy hoạch mở rộng). Xuất tuyến lưới điện được mô phỏng thuộc lưới điện phân phối 22kV Xuân Trường Nam Định do Điện lực Xuân Trường quản lý vận hành. Xuất tuyến được lựa chọn là lộ 471E7.1 là lưới phân phối hình tia, có địa bàn cấp điện tương đối lớn (các số liệu chi tiết của lưới được trình bày trong phụ lục).

Trên toàn lộ 471E7.1 có tổng cộng 47 trạm biến áp phân phối cấp điện cho sinh hoạt, cấp điện phục vụ kinh doanh, cấp điện phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp. Tại đầu xuất tuyến lộ471E7.1 có máy cắt đầu nguồn để đóng cắt cho toàn lưới. Dự kiến sử dụng các thiết bị đóng cắt (dao cách ly hoặc máy cắt) trong các phương án khác nhau để phục vụ phân đoạn sự cố khi lưới điện có sự cố hoặc phân đoạn khi lưới bị quá tải, nhằm nâng cao độ tin cậy.

Các phương án được đưa ra có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau về chỉ tiêu độ tin cậy có xét đến tính kinh tế, do đó cần phải tính toán định lượng độ tin cậy để lựa chọn phương án tối ưu.

Trong nội dung luận văn này, 3 phương án của một sơ đồ lưới điện sau giai đoạn quy hoạch (đã bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật cho vận hành) được bổ sung các biện pháp nâng cao độ tin cậy và so sánh đánh giá. Cụ thể:

- Phương án chỉ có máy cắt đầu nguồn;

- Phương án sử dụng các dao cách ly phân đoạn (không tự động); - Phương án sử dụng máy cắt hoặc dao cách ly tự động.

Số lượng phân đoạn và vị trí đặt sẽ được đánh giá sơ bộ trên cơ sở tổng chiều dài của lưới điện phân phối, cường độ hỏng hóc và bảo dưỡng (10 phân đoạn). Thông số độ tin cậy tính được sẽ so sánh với chỉ tiêu độ tin cậy hiện thời của Điện lực Xuân Trường.

Đánh giá hiện trạng lưới điện phân phối

Dự báo phụ tải

Thành lập các phương án quy hoạch LĐPP

Đánh giá kỹ thuật cho các phương án

So sánh kinh tế các phương án đạt yêu cầu

Phương án tối ưu I

Thành lập các phương án nâng cao ĐTC

Xác định các chỉ tiêu ĐTC

So sánh kinh tế các phương án đạt yêu cầu

Phương án tối ưu II

B ài to án q uy h oạ ch L Đ P P c ổ đi ển Á p dụ ng c hỉ ti êu Đ T C

{Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật: TTCS, TTĐA, TTĐN, khả năng tải...}

{Đánh giá tình hình kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu điện năng...}

{Dự kiến và xây dựng các phương án nâng cấp LĐPP}

{Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật: TTCS, TTĐA, TTĐN, khả năng tải...}

{Tính toán so sánh các chỉ tiêu kinh tế: TTĐN, NPV, chi phí vòng đời, hàm Z...}

{PA quy hoạch chưa tối ưu về ĐTC}

{Bổ sung các biện pháp và thiết bị nâng cao ĐTC cho PA tối ưu I}

{Tính toán các chỉ tiêu ĐTC: SAIFI, SAIDI, điện năng mất...}

{Tính toán so sánh các chỉ tiêu kinh tế trên cơ sở chi phí và lợi ích cho ĐTC}

{PA quy hoạch đã tối ưu về ĐTC}

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối áp dụng cho bài toán quy hoạch lưới điện phân phối 22 kv xuân trường nam định (Trang 57 - 60)