Bài toán quy hoạch phát triển lưới điện phân phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối áp dụng cho bài toán quy hoạch lưới điện phân phối 22 kv xuân trường nam định (Trang 56 - 57)

Bài toán quy hoạch phát triển lưới điện yêu cầu phải đưa ra được phương án tối ưu cho lưới điện cần nâng cấp. Để so sánh lựa chọn phương án tối ưu người ta căn cứ vào rất nhiều chỉ tiêu như chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sử dụng hàm chi phí tính toán, chỉ tiêu tổn thất điện áp, vốn đầu tư, độ linh hoạt trong vận hành... Chỉ tiêu độ tin cậy ít được dùng để so sánh đánh giá trong bài toán tối ưu. Ngày nay khi tính chất phụ tải dần trở nên quan trọng yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, số lượng phụ tải quan trọng cũng đang gia tăng nhanh chóng trong hoàn cảnh thị trường điện cạnh tranh đã bắt đầu hoạt động. Do đó sử dụng chỉ tiêu độ tin cậy để đánh giá lựa chọn phương án tối ưu là rất cần thiết.

Thông thường, một bài toán quy hoạch phát triển lưới điện phân phối cổ điển tại các đơn vị điện lực trong toàn quốc bao gồm các bước như sau:

a. Đánh giá hiện trạng lưới điện, trong đó tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật thông thường của lưới cung cấp điện. Cụ thể là xác định các thông số

b. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn tiếp theo và dự báo nhu cầu điện năng. Từ đó xác định phụ tải tính toán và yêu cầu phát triển phụ tải cho những năm tiếp theo.

c. Dự kiến các phương án nâng cấp cải tạo lưới điện phân phối như bổ sung đường dây và trạm biến áp, nâng cấp tiết diện dây dẫn và gam công suất máy biến áp, thay thế các thiết bị đang vận hành....

d. Thực tế bài toán quy hoạch đầy đủ cần có nhiều phương án quy hoạch cải tạo lưới điện để lựa chọn. Khi đó cần tiến hành tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật như mục a để đảm bảo các phương án này đạt yêu cầu kỹ thuật.

e. So sánh kinh tế các phương án để chọn phương án quy hoạch tối ưu trên cơ sở đánh giá chi phí và chỉ tiêu kinh tế tương ứng.

Có thể thấy quy trình quy hoạch lưới điện phân phối nói trên không hề xét đến các chỉ tiêu về độ tin cậy. Tức là sau này khi vận hành, các đơn vị điện lực sẽ phải bổ sung các biện pháp nâng cao độ tin cậy tùy nhằm đảm bảo yêu cầu vận hành sau khi đã thống kê tình hình mất điện hàng năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối áp dụng cho bài toán quy hoạch lưới điện phân phối 22 kv xuân trường nam định (Trang 56 - 57)