Các nguyên nhân gây mất điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối áp dụng cho bài toán quy hoạch lưới điện phân phối 22 kv xuân trường nam định (Trang 29 - 30)

Hệ thống điện là một hệ thống phức tạp, gồm nhiều phần tử, các phần tử liên kết với nhau theo những sơ đồ phức tạp; hệ thống điện thường nằm trên địa bàn rộng của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Khi các phần tử của hệ thống hư hỏng có thể dẫn đến ngừng cung cấp điện cho khách hàng cho từng vùng hoặc toàn hệ thống. Nguyên nhân gấy mất điện có rất nhiều, người ta phân ra thành bốn nhóm nguyên nhân chính như sau:

- Nguyên nhân thời tiết: lũ lụt, mưa bão, lốc xoáy, giông sét, sóng thần… - Hư hỏng các thành phần của hệ thống điện bao gồm:

+ Phần điện và phần máy: Hỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu; Hỏng phần động lực (phát động); Hỏng máy biến áp; Hỏng thiết bị đóng cắt; Hỏng phần dẫn điện; Hỏng chất cách điện của: đường dây tải điện, trạm biến áp, chống sét van, hỏng cáp điện lực. Hỏng thiết bị điều khiển điện áp: thiết bị điều chỉnh điện áp của các máy phát điện, thiết bị điều khiển tụ bù…

+ Bảo vệ và điều khiển như: hỏng rơle, hỏng đường truyền tín hiệu, hỏng mạch điều khiển.

- Do trạng thái và hoạt động của hệ thống;

- Các nguyên nhân khác như: Động vật; Phương tiện vận tải; Đào đất; Hỏa hoạn, chất nổ; Phá hoại; Cây cối....

Theo thống kê khoảng 50% sự cố được khôi phục trong khoảng thời gian 60 phút. Khoảng 90% sự cố lớn được khôi phục trong khoảng 7 giờ. [14]

Kinh nghiệm cho thấy rằng, hầu hết các sự cố của lưới phân phối bắt nguồn từ yếu tố thiên nhiên như: sét, bão, mưa, lũ lụt, động vật… Những sự mất điện khác có thể quy cho khiếm khuyết của thiết bị, vật liệu và hành động của con người như: xe ôtô đâm phải cột, phương tiện chạm vào dây dẫn, cây đổ, phá hoại, máy đào phải cáp ngầm. Một số sự cố nguy hiểm và lan rộng trong hệ thống phân phối do bão, lũ lụt. Trong trường hợp đó sự phục hồi cấp điện bị ngăn cản bởi những nguy hiểm, và hầu hết các đơn vị điện lực không có đủ người, phương tiện, máy móc thiết bị để phục hồi nhanh lưới điện trên một vùng địa lý rộng lớn và phức tạp.

Việc phối hợp giữa lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa với phân tích độ tin cậy có thể rất hiệu quả. Việc phân tích sự cố giúp xác định rõ những điểm yếu nhất của hệ thống phân phối và giải quyết nhanh và chính xác các điểm đó. Sự phân tích được thực hiện chỉ ở những khúc quan trọng của hệ thống. Những thông tin kết quả được sử dụng trong quyết định xây dựng hệ thống tới mức an toàn nào đó hoặc chấp nhận rủi ro mất điện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy cho lưới điện phân phối áp dụng cho bài toán quy hoạch lưới điện phân phối 22 kv xuân trường nam định (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)