Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động trọng tài

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THỦ TỤC TRỌNG TÀI (Trang 76)

Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một vẫn chưa có một văn bản

pháp luật do cơ quan lập pháp ( Quốc hội ) ban hành để quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại phi Chính phủ . Các văn bản pháp luật 71Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 72 về trọng tài phi Chính phủ do cơ quan hành pháp là Chính phủ và Thủ tướng ban hành dưới dạng Nghị định hoặc Quyết địnhvà như vậy chúng không có giá trị pháp lý cao như các văn bản pháp luật giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án ( thường là luật và pháp luật ). Vì vậy, cần nhanh chóng ban

hành Pháp lệnh về trọng tài để thống nhất các qui định về trọng tài . Xuất phát từ thực tế giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài ở Việt Nam , trong pháp lệnh trọng tài cần phải giải quyết được một số điểm nổi cộm sau:

* Thứ nhất là về thẩm quyền giải quyết của trọng tài : đây là căn cứ

pháp lý để quyết định xem liệu một tranh chấp kinh tế có được đưa ra xét xử bằng trọng tài hay không. Hiện nay cũng chưa rõ liệu các tranh chấp nào thì không được phép áp dụng thủ tục trọng tài . Như quy định hiện nay tại Nghị định 116 CP và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam thì có thể tạm hiểu là bất kỳ một tranh chấp thương mại nào cũng có thể giải quyết bằng trọng tài . Vậy là chưa hợp lý vì một số vấn đề tranh chấp cần đến sự cưỡng chế cao của pháp luật, hoặc các tranh chấp có dấu hiệu phạm tội, hoặc các tranh chấp có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và cộng đồng như: - Các vấn đề về tình trạng cá nhân.

- Các hợp đồng ký kết do lừa đảo hoặc vô đạo đức.

- Tranh chấp về phát minh, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền. - Tranh chấp về phá sản, vỡ nợ hoặc giải thể Công ty .

- Tranh chấp về cấm vân, trật tự công cộng và một số tranh chấp về quan hệ lao động.

* Về việc chỉ định và thay thế trọng tài viên : liệu các bên đương sự có

thể chọn một trọng tài viên ngoài bản danh sách trọng tài của trung tâm được không? Điều này không được đề cập đến trong Nghị định 116 CPP cũng như trong quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam . Tôn trọng quyền tự quyết của các bên đương sự, quy định về chỉ định trọng tài viên không nên chỉ trong danh sách trọng tài viên của trung tâm và cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi các trọng tài viên Việt Nam, khi mà điều kiện cho 72Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 73 phép. Về việc khước từ trọng tài viên : theo quy định về trọng tài của úc,

HongKong, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, . . . mỗi bên tham gia có thể khước từ bất kỳ một trọng tài viên nào vì lý do thiên vị. Pháp lệnh trọng tài nên cân

nhắc vấn đề này để tăng cường sự tự do lựa chọn và giám sát quá trình trọng tài cũng như đảm bảo chắc chắn về sự công bằng của trọng tài .

* Về tiêu chuẩn trọng tài viên : kinh nghiệm của các nước cho thấy

trọng tài viên thật sự hoàn toàn do các bên đương sự tự định đoạt. ở Việt Nam cũng vậy, cho dù các trọng tài viên được Bộ tư pháp cấp Thẻ trọng tài hay là Thẻ trọng tài viên có trong danh sách trọng tài viên nhưng không được các đương sự chọn để giải quyết tranh chấp thì họ sẽ chẵng trở thành trọng tài viên thực sự được. Luật pháp của nhiều quốc gia không quy định trọng tài phải đạt những tiêu chuẩn gì mả chỉ quy định rằng trọng tài viên phải nổ lức cùng với các bên đạt được một giải pháp giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả. Mỗi trung tâm trọng tài tự chọn ra những trọng tài của chính mình để chọn được những trọng tài viên giỏi bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và là người có đạo đức , trung thực và khách quan - vì phán quyết của họ là yếu tố quyết định đến uy tín của trung tâm trọng tài . Không gì đánh giá các trọng tài viên chính xác hơn là những phán quyết mà họ đưa ra và hiệu quả cuối cùng của giải quyết tranh chấp .

Trung tâm trọng tài phi Chính phủ hoạt động trong cơ chế thị trường cũng chịu sự tác động của các quy luật thị trường. Động lực thúc đẩy các Trung tâm giải quyết tranh chấp của các quy luật thị trường. Động lực để thúc đẩy các trung tâm giải quyết tranh chấp một cách hiệu qủa hơn và không ngừng nâng cao hiệu quả pháp quyết chính là sự cạnh tranh giữa các Trung tâm trọng tài. Khung pháp luật về trọng tài thống nhất, tạo nên môi trường cạnh tranh cho các Trung tâm hoạt động. Những quy định bất hợp lý như: (quy định rằng quyết định của trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có giá trị chung thẩm; trong khi đối với các trung tâm trọng tài khác lại không quy định quyết định là chung thẩm... ) cần được loại bỏ.

73Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 74 Cuối cùng là vấn đề đang gây bức xúc nhất và là sự quan tâm lớn nhất

lực quyết định của trọng tài, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng đạt được điều đó. Vì vậy cần có một cơ chế cưỡng chế thi hành các phán quyết của trọng tài để hoạt động trọng tài có hiệu quả vì trọng tài là một tổ chức hoạt động hợp pháp và đã được các bên thoả thuận chọn lựa. Trong cơ chế này cần quy định thẩm quyền của Toà án trong việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài, toà chỉ cần công nhận quyết định bản án và cho thi hành như là một bản án do toà tuyên chứ không cần ra thêm một bản án về cùng một vụ việc (nghĩa là tiến hành xét xử lài toàn bộ vụ việc).

Cũng cần phải có những quy định cụ thể những trường hợp nào khiến thoả thuận trọng tài là vô hiệu, không thể thi hành hoặc có đủ chứng cớ để huỷ quyết định trọng tài để Toà án có thể chấp nhận đơn kiện và đưa vụ kiện ra xét xử theo thủ tục toà án. Một vấn đề nữa trong cơ chế thi hành phán quyết trọng tài là quy định cơ quan nào sẽ có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài trong trường hợp không có sự thi hành tự nguyện. Nên chăng là để bộ phận thi hành án của Toà án... hay một cơ quan khác cần quy định cụ thể để tránh dây dưa, giải quyết tranh chấp không dứt điểm, hiệu quả. 3.2.2. Hỗ trợ về tài chính.

Dịch vụ trọng tài là một lĩnh vực kinh doanh còn rất mới mẻ ở nước ta, chính vì vậy trong giai đoạn này hoạt động của các Trung tâm trọng tài hết sức khó khăn do nhu cầu chưa cao. Song, trong tương lai không xa, trọng tài sẽ rất phát triển và lợi ích của nó là rất lớn kể cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nước nên có sự hỗ trợ nhất định cho hoạt động của các trung tâm trọng tài, tạo điều kiện hiện đại hoá phương tiện làm việc nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với nhiều tổ chức trọng tài quốc tế khác... hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước có thể là những tín dụng ưu đãi với lãi xuất thấp và thời gian cho vay dai. Với thời hạn cho vay khoảng 5 năm, các trung tâm có 74Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 75 thể đã đủ sức bứt phá lên. Cần đặt hoạt động trọng tài - cung cấp dịch vụ trọng tài - vào vị trí xứng đáng trong chiến lược phát triển ngành dịch vụ nói

chung. Việt Nam mới chỉ quan tâm đến dịch vụ hàng hoá mà chưa chú ý đến dịch vụ "chất xám" - vốn được nhiều nước trên thế giới coi trọng. Nguồn thu ngân sách từ các dịch vụ này thường rất lớn mà hơn nữa những lợi ích xã hội, lợi ích không phản ánh vào tiền cũng còn rất lớn hơn đó là một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đó là đem đến tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, các thương gia... qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Rõ ràng, trọng tài xứng đáng nhận được sự hỗ trợ hơn nữa về tài chính của Nhà nước. 3.2.3. Hỗ trợ đào tạo nhân lực và cung cấp thông tin.

Các Trung tâm trọng tài hiện nay là các tổ chức phi Chính phủ do đó

việc đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động trọng tài không phải là nhiệm vụ của Nhà nước song, xét về lợi ích kinh tế xã hội nói chung, trong chính sách và quỹ giáo dục đào tạo quốc gia, nên lưu ý đến đào tạo những người đủ khả năng chuyên môn để trở thành trọng tài viên am hiểm pháp luật Việt Nam và quốc tế, am hiểu các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, đầu tư, bảo hiểm... Nhà nước có thể gián tiếp hỗ trợ cho việc đào tạo nhân lực bằng cách ký kết các hiệp định song phương và đa phương hóa đề cập đến vấn đề cử người đi tư nghiệp ở nước ngoài về lĩnh vực trọng tài. Kinh phí Nhà nước cũng hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ.

Nhà nước tạo điều kiện cho phép các Trung tâm trọng tài nói chung và

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nói riêng quan hệ quốc tế nhằm trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm quốc tế có hướng phát triển phù hợp thế giới. Tóm lại, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu qủa của hoạt động trọng tài, đặc biệt là vai trò tạo ra khung pháp lý cho hoạt động trọng tài. Tuy nhiên, nhân tố chính quyết định làm nên hiệu quả của hoạt động trọng tài lại chính là sự nỗ lực của bản thân các tổ chức trọng tài nói chung và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nói riêng.

75Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 76 3.3. SỰ NỖ LỰC CỦA TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM . Nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp còn là vấn đề sống

còn của các Trung tâm trọng tài. Thật vậy, mặc du nhu cầu về giải quyết tranh chấp trọng tài ngày càng lớn, song cũng sẽ có nhiều tổ chức trọng tài mới ra đời và các bên đương sự được quyền tự do lựa chọn tổ chức nào họ cảm thấy có uy tín và đáng tin tưởng. Để đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực và uy tín của mình Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cần phải tập trung chủ yếu vào những điểm sau:

3.3.1. Luôn phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề chất lượng và số lượng trọng tài viên của Trung tâm .

Là tổ chức phi Chính phủ, Trung tâm không được Nhà nước bao cấp, sự thành công, hay thất bại cả về lợi nhuận và các giá trị lợi ích khác. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách đạo đức của trọng tài viên có vai trò quyết định đến chất lượng phán quyết trọng tài và sự phục tùng của các đương sự. Có là trọng tài viên thực sự hay không là do khách hàng của Trung tâm "bỏ phiếu". Do đó Trung tâm cần lấy tiêu thức lựa chọn trọng tài viên là các "lá phiếu" của khách hàng - lựa chọn những người có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn mà họ hoạt động, được coi trọng vì phẩm chất đạo đức - vào danh sách trọng tài viên.

Quy chế 4 năm tổ chức bầu trọng tài viên lại một lần là hợp lý, tạo điều kiện cho Trung tâm duy trì củng cố và tăng cường chất lượng trọng tài viên. Cần quan tâm hơn đến chất lượng trọng tài viên hơn là số lượng trong danh sách của Trung tâm - đảm bảo "ít mà tinh" - vì nếu không chỉ cần một sai sót nhỏ của một trọng tài viên kém cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Trung tâm ở trong nước và trên trường quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các trọng tài viên tích luỹ kinh nghiệm trao đổi thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ bằng các hình thức thích hợp...

76Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 77 Trong xu hướng trọng tài Việt Nam dần tiếp cận với trọng tài của các

quốc gia phát triển trung tâm Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng cần phải có những thay đổi trong quy chế chỉ định và chọn trọng tài viên. Trong

cơ cấu của Uỷ ban trọng tài nên cho phép có cả các trọng tài viên không nằm trong danh sách trọng tài viên, nhằm tạo cho khách hàng quyền tự quyết cao nhất, đảm bảo niềm tin của các bên vào trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của trọng tài viên mà họ lựa chọn và một khi họ đã hoàn toàn tin tưởng vào trọng tài viên mà họ chọn thì không có lý gì để phản đối, nghi ngờ về sự mẫn cán công bằng của trọng tài viên cũng như phán quyết mà họ đưa ra. Trung tâm cũng cần phải chuẩn bị cả về điều kiện vật chất và trình độ

quản lý để tiến hành mở rộng nguồn trọng tài viên trong tương lai gần, trọng tài nên lựa chọn có những chuyên gia nước ngoài - mới làm trọng tài viên hoặc tư vấn cho Trung tâm. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp Trung tâm tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài trong hoạt động giải quyết tranh chấp, nâng cao chất lượng đội ngũ trọng tài viên. Mặt khác, nó đánh dấu sự phát triển của Trung tâm nănglực vươn ra thị trường quốc tế. 3.3.2. Xây dựng quy tắc tố tụng chặt chẽ mà vẫn linh hoạt.

Việc xây dựng một quy tắc tố tụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giải quyết tranh chấp xét cả về phía Trung tâm trọng tài cũng như các bên đương sự là rất cần thiết.

Quy tắc tố tụng mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đang áp dụng được đánh giá là phù hợp với xu thế giải quyết tranh chấp trên thế giới song để hẫp dẫn hơn nữa nên có một số thay đổi nhỏ. Thứ nhất, là về việc đóng phí trọng tài - quy định là nguyên đơn phải đóng toàn bộ phí trọng tài thì hồ sơ vụ việc mới được thụ lý - là chưa hợp lý. Nên chăng là quy định một mức tạm phí - để đảm bảo cho khiếu kiện thay vì phải đóng toàn bộ. Cách thức nộp phí cũng nên uyển chuyển hơn, thay vì cứng nhắc một cách là chuyển tiền vào tài khoản của phòng thương mại và công nghệ Việt Nam Trung tâm có thể chấp 77Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 78 nhận một bên thứ ba đứng ra đảm bảo cho việc trả khoản phí này, hoặc chấp nhận cấp tín dụng ngắn hạn cho đương sự. Thứ hai, là về ngôn ngữ xét xử, Trung tâm nên có sự sẵn sàng để đưa nhiều ngôn ngữ vào sử dụng trong xét

xử, đặc biệt là những ngôn ngữ phổ biến như: Anh, Pháp, Trung Quốc... thay vì phải quy định chỉ sử dụng tiếng Việt trong xét xử như hiện nay. Thứ ba, trong trường hợp một bên đương sự đề nghị tham gia các phiên họp và xét xử thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, e - mail... Trung tâm cần nghiên cứu và đưa ra những quy định phù hợp trong trường hợp này. Như đã đề cập ở phần trên, giải quyết tranh chấp bằng hoà giải là xu hướng mà hiện nay hầu hết các Trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới đều hướng tới. Quá trình hoà giải cần phải có những quy định riêng không gộp chung vào quy tắc tố tụng trọng tài như: Cách thức chọn hoà giải viên, nhiệm vụ của hoà giải viên, thời điểm bắt đầu và kết thúc hoà giải, phí hoà giải... do

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THỦ TỤC TRỌNG TÀI (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w