Thoả thuận trọng tài

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THỦ TỤC TRỌNG TÀI (Trang 27 - 29)

Như trên đã đề cập, để giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng trọng tài thì điều kiện cần là phải có tranh chấp phát sinh và điều kiện đủ là phải có một thoả thuận giữa các bên thống nhất đưa ra tranh chấp ra giải quyết ở trọng tài.

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận của các bên có liên quan đưa ra tranh chấp đã xảy ra hoặc có thể xảy ra để giải quyết thông qua thủ tục trọng tài. Thoả thuận trọng tài có giữa các bên đồng nghĩa với việc các bên đã gián tiếp thoả thuận khước từ thẩm quyền xét xử của Toà án quốc gia. Nếu không có thoả thuận sẽ không có trọng tài, hoặc nếu trọng tài không được tiến hành dựa trên cơ sở thoả thuận thì trọng tài này bị pháp luật coi là vô hiệu khi đã thoả thuận, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận này. Nếu một bên vi phạm thoả thuận trọng tài, bên kia có quyền yêu cầu Toà án can thiệp buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thoả thuận trọng tài

không dẫn đến các chế tài phạt như trong chế tài phát hợp đồng. Thay cho chế tài buộc thực hiện hợp đồng phạt hoặc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, thông thường là quy định của pháp luật đảm bảo cho thoả thuận trọng tài được thực hiện mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên liên quan.

Thoả thuận trọng tài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đó chính là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt toàn bộ hoạt động của trong tài: từ lúc đưa tranh chấp ra trọng tài nào, chọn trọng tài viên ra sao... cho đến cách thức thủ tục giải quyết tranh chấp.

Thoả thuận trọng tài tồn tại dưới hai dạng đó là Điều khoản trọng tài

trong hợp đồng và thoả thuận trong tài riêng biệt. Điều khoản trọng tài trong hợp đồng là thoả thuận giữa cá bên hợp đồng chon trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Điều khoản này nằm ở phần cuối hợp

đồng, không phải là do nó không quan trọng bằng các điều khoản khác mà là do trình tự đàm phán. Sau khi các bên đã thoả thuận xong phần lớn điều 27Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 28 khoản chủ yếu khác rồi mới thoả thuận điều khoản này. Nó còn được gọi một cách hình ảnh là "Điều khoản nửa đêm" (midnight clause). Do tranh chấp hợp đồng chưa xảy ra và có thể không bao giờ xảy ra nên Điều khoản trọng tài thường rất ngắn gọn, đôi khi quá đơn giản, ví dụ "trọng tài: theo quy tắc của ICC; Luật áp dụng; Luật Việt Nam; nơi xét xử Singapore". Tuy vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn có thể tiến hành được. Thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập khi giữa các bên đã có tranh chấp xảy ra. Do các bên đã biết rõ về loại tranh chấp nên thoả thuận trọng tài trong trường hợp này

thường được các bên soạn thảo một cách chi tiết, cụ thể và do vậy thường hiệu quả hơn. Tuy vậy, đàm phán cho thoả thuận trọng tài riêng biệt thường khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với điều khoản trọng tài vì không phải lúc nào bên vi phạp cũng có thiện ý giải quyết tranh chấp, họ thường lảng tránh hoặc cố tình kéo dài thời gian đàm phán để chiếm dụng vốn hoặc làm mất thời hiệu khởi kiện.

Theo pháp luật trọng tài của phần lớn các nước trên thế giới thì thoả

thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Văn bản có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng thoả thuận trọng tài riêng biệt hoặc thoả thuận trọng tài được lập thông qua các hình thức trao đổi thư từ, công văn, qua các phương tiện thông tin điện tử như Telex, Fax...

Trong thoả thuận trọng tài, một trong những nội dung cơ bản là các bên

phải thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết. Tên cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết, luật áp dụng cho hợp đồng, luật áp dụng cho thủ thục tố tụng, giá trị của phán quyết, chi phí trọng tài, địa điểm trọng tài, ngôn ngữ xét xử, thời hiệu khởi kiện, nội dung tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài. Chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài cũng là một vấn đề quan trọng.

thoả thuận trọng tài. Năng lực chủ thể ký kết hợp đồng được pháp luật các quốc gia quy định khác nhau. Nếu là cá nhân thì phụ thuộc vào quốc tịch hoặc nơi cá nhân này thường trú. Nếu là doanh nghiệp thì phụ thuộc vào nơi tiến 28Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 29 hành hợp đồng kinh doanh hoặc là nơi thành lập. Vì không đủ năng lực chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài, phán quyết trọng tài có thể bị từ chối công nhận và thi hành theo quy định tại Mục a, Khoản 1 Điều V Công ước NewYork 1958.

Thoả thuận trọng tài hoàn chỉnh sẽ giúp các bên hạn chế tổn thất khi xảy

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THỦ TỤC TRỌNG TÀI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w