Đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý GIAO đất, CHO THUÊ đất để THỰC HIỆN dự án đầu tư TRÊN địa bàn HUYỆN CHỢ đồn TỈNH bắc kạn GIAI đoạn 2010 – 2014 (Trang 33)

3.3.4. Đánh giá hiu qu công tác qun lý giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyn ChĐồn giai đon 2010- 2014

3.3.5. Tn ti, nguyên nhân và đề xut gii pháp để tăng cường công tác qun lý giao và cho thuê đất để thc hin các d án đầu tư, nâng cao hiu qu s dng đất giao và cho thuê đất để thc hin các d án đầu tư, nâng cao hiu qu s dng đất

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Thu thp s liu th cp

Các số liệu này thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Kạn.

3.4.2. Thu thp s liu sơ cp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

Cơ s chn mu điu tra:

Đề tài sẽ chọn 15 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Chợ Đồn để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.

- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp

Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

+ Nhóm thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của đơn vị. + Nhóm thông tin về tình hình quản lý, sử dụng đất.

+ Nhóm thông tin về nhu cầu sử dụng đất của đơn vị trong tình hình hiện nay. + Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi của đơn vị trong quá trình quản lý sử dụng đất đai, kinh doanh sản xuất của đơn vị, những kiến nghị đề xuất của đơn vị.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Chợ Đồn.

3.4.3. Phương pháp x lý s liu

Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn- Tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn.

4.1.1 Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.

- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Với vị trí địa lý từ 1050

25’ đến 105043’ kinh độ Đông, từ 210

57’ đến 22025’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn khoảng 46km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội, du lịch...

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:

Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt

phức tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300. Đây là nơi đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.

Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250

. Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.

Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7 và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2 (13,5oC), có năm xuống tới -2oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC. Tổng tích nhiệt cả năm bình quân đạt 6800o

C-7000oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số

suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.

4.1.2. Các ngun tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là 91.115,00 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.005,85 ha, chiếm 5,49% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 64.731,22 ha, chiếm 71,04% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có 4.890,79 ha, chiếm 5,37% tổng diện tích tự nhiên; đất ở có 483,53 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có 14.268,61 ha, chiếm 15,66% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất nông nghiệp không đáng kể, bình quân là 1.038m2/người, đất lâm nghiệp là 1,34 ha/người. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 15,66% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 12.925,78 ha. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

Về thổ nhưỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn có các loại đất như sau:

+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhưng nghèo lân tổng số. Đất này thích hợp cho các loài cây lương thực, cây công nghiệp nhưng thiếu nước, dễ bị hạn vào mùa khô.

+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất; phân bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dày trung

bình, có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%). Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp, gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày, có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương..

Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chưa sử dụng có một lượng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.

4.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt a. Nước mặt

Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều khe suối. Các khe suối có nguồn nước mặt khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi, độ dốc lớn nên vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Mặc dù nguồn nước khá phong phú nhưng do khả năng điều tiết của rừng kém, địa hình dốc, thảm thực vật bị suy giảm, thực bì nhỏ, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhiều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô thiếu nước, đất bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

b. Nước ngầm:

Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình 100m và giảm dần từ Bắc xuống Nam.

Mực nước ngầm phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.

Thời gian gần đây do canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản nên mực nước ngầm và chất lượng nước đã thay đổi. Ở huyện Chợ Đồn mực nước ngầm thấp hơn giai đoạn 1980 khoảng 2 - 3m, trong nước có Nitric và Nitrat hàm lượng thấp do bón phân vô cơ cho cây thấm xuống đất, hiện nay chưa ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm. Nếu không bảo vệ môi trường, xử lý chất thải thì nước ngầm sẽ bị ô nhiễm.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013 của huyện có 64.731,22 ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có 47.444,31 ha, chiếm 52,07 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng phòng hộ có 15.498,91 ha, chiếm 17,01% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng đặc dụng có 1.788,0 ha chiếm 1,96% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

4.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na Rì). Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn.

4.1.2.5. Tài nguyên du lịch, nhân văn

Chợ Đồn hiện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống với các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc. Các phong tục tập quán như đám ma, đám cưới…và các nhạc cụ như đàn tính, hát then…

4.1.3. Thc trng phát trin kinh tế- xã hi

4.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2010- 2014, tăng trưởng bình quân tổng giá trị gia tăng của 3 khối ngành kinh tế (công nghiệp xây dựng, Nông - lâm - thủy sản và dịch vụ), tốc độ tăng trưởng (TVA) của huyện khá cao, đạt trên 10%/năm (tỉnh 9,8%/năm). Trong đó, tăng trưởng (VA) ngành CN-XD năm 2014 đạt 97,15%/ so với năm 2013; ngành nông - lâm và thủy sản đạt 12,90% so với năm 2013; tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 12,59% so với năm 2013.

Bng 4.1. Tăng trưởng và chuyn dch cơ cu kinh tế giai đon 2010 – 2014.

Chỉ tiêu 2013 2014 Nhịp độ tăng trưởng

giai đoạn 2010- 2014 1. Tổng GDP (tỷđ, giá

2010) 388,92 426,45 37,53

+ Nông lâm nghiệp 208,91 235,87 12,90 + Công nghiệp-xây dựng 78,84 155,45 97,15

+ Dịch vụ 101,17 12,74 -88,43

2. Tổng GDP (tỷđ, giá

hh) 687,18 690,12 2,94

+ Nông lâm nghiệp 369,12 416,75 12,90 + Công nghiệp-xây dựng 139,31 250,86 97,15

+ Dịch vụ 178,75 22,51 -156,24

3. Cơ cấu GDP (%) 100 100

+ Nông lâm nghiệp 53,72 60,39 6,67

+ Công nghiệp-xây dựng 20,27 36,35 16,08

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao hơn mức bình quân của tỉnh ở 2 khu vực nông, lâm và thủy sản; công nghiệp – xây dựng. Mặc dù xuất phát điểm của quy mô kinh tế huyện khá thấp, tuy nhiên nhờ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở cả 3 khối ngành nên thu nhập bình quân đầu người năm 2014 (giá hiện hành) của huyện dự kiến đạt trên 13,8 triệu đồng/người/năm.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản a. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

+ Trồng trọt: Trong những năm qua ngành trồng trọt của huyện đã được định hướng phát triển mạnh theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, kết hợp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và luôn luôn cải tiến phương thức sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới.

+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi của huyện Chợ Đồn đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và trở thành nguồn thu nhập lớn của các hộ nông dân. Phát triển ngành chăn nuôi được coi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói, giảm nghèo của tỉnh nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng.

+ Lâm nghiệp: Là huyện miền núi nên lâm nghiệp cũng là ngành sản xuất quan trọng của huyện, tiềm năng phát triển kinh tế nông hộ từ nghề rừng của huyện còn lớn. Công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp được duy trì có hiệu quả. Công tác giao đất, giao rừng đã được quan tâm và bước đầu thực hiện hiệu quả, đem lại thu nhập và góp phần phát huy sức sản xuất của các thành phần kinh tế. Được sự quan tâm của tỉnh và huyện công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng triển khai trên địa bàn đạt kết

quả cao. Việc trồng mới rừng, giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng theo các dự án định canh định cư cho hộ gia đình, tổ chức, đơn vị trên địa bàn huyện đạt 4.368,0 ha

+ Nuôi trồng thủy sản: Là một huyện miền núi nên nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không phải là thế mạnh của huyện. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 có 227,0 ha, trong đó chủ yếu là nuôi cá, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đạt 277,0 tấn. Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều tiến bộ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, lai tạo giống mới, xây dựng mô hình và mở rộng diện tích, sản lượng thủy sản tăng góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của người sản xuất.

b. Thương mại - du lịch

Ngành thương mại - dịch vụ và du lịch Chợ Đồn là một trong những ngành giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những năm gần đây, thương mại, dịch vụ, du lịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng cao, giai đoạn 2010- 2014 bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng của ngành đạt trên 22%. Năm 2014, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 220,51 tỷ đồng.

c. Công nghiệp - xây dựng

* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: trong giai đoạn 2010- 2014, công nghiệp có tốc độ phát triển khá cao. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành CN-XD (giá hiện hành) ước đạt 250.865,0 triệu đồng, gấp 1,87 lần so với năm 2010. Sản lượng ngành công nghiệp khai thác đạt 207.712,0 tấn gấp 1,74 lần so với năm 2010

* Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác QUẢN lý GIAO đất, CHO THUÊ đất để THỰC HIỆN dự án đầu tư TRÊN địa bàn HUYỆN CHỢ đồn TỈNH bắc kạn GIAI đoạn 2010 – 2014 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)