xây dựng và chế biến khoáng sản núi Pháo tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Qua một thời gian tiến hành thực tập tại UBND xã Hà Thượng và trực tiếp xuống gặp người dân ở khu vực xây dựng dự án cũng như thu thập các hồ sơ có liên quan đến công tác bồi thường GPMB của dự án. Tôi nhận thấy trong dự án này còn một số thuận lợi cũng như khó khăn và tồn tại sau:
a. Thuận lợi
- Nhận thức được tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội nói chung, được sự đồng tình và ủng hộ của các cấp, các ngành nên việc triển khai GPMB và xây dựng dự án đã có nhiều thuận lợi, bám sát tiến độ đề ra.
- Cơ chế, chính sách bồi thường hỗ trợ của dự án sau khi vấp phải phản ánh của người bị thu hồi đất đã có nhiều thay đổi phù hợp với thực tế và thông thoáng hơn.
- Hội đồng bồi thường GPMB đã làm việc một cách khách quan và nhiệt tình, công tác kiểm kê, áp giá được tiến hành công khai, nhanh chóng và chính xác.
- Chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với Hội đồng bồi thường để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Nhà nước cũng như giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của người dân trong quá trình thực hiện.
51
- Công tác kiểm tra cũng được thực hiện tương đối tốt, bên cạnh đó kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình kiểm kê, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước mà đảm bảo cho sự công bằng cho người dân.
- Nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, do vậy công tác tuyên truyền, vận động người dân về việc thu hồi, bồi thường, GPMB tương đối thuận lợi, họ ngày càng có hiểu biết, kiến thức về pháp luật, và thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra để đưa đất nước phát triển.
b. Khó khăn và tồn tại
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó vẫn còn còn nhiều tồn tại và vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư :
- Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp, nhưng công tác GPMB là công việc khó khăn, phức tạp liên quan đến lợi ích kinh tế, đời sống của người dân. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ sau khi thu hồi đất để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất.
- Trên thực tế, giá đất bồi thường có sự chênh lệch tương đối lớn so với giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường nên người dân ban đầu không chấp nhận, phải mất thời gian giải thích cho họ hiểu.
- Chính sách hỗ trợ cho người dân mất đất sản xuất, mất việc làm chưa thoả đáng.
- Trong quá trình đo đạc do điều kiện thời tiết xấu gây khó khăn trong công tác thực hiện và làm chậm tiến độ dự án.
- Một số hộ dân trước khi thu hồi đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc thu hồi còn gặp một số vướng mắc.
- Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn chưa được cao, người có tuổi thì không chuyên môn chuyên ngành, chủ yếu làm việc dựa trên kinh nghiệm là chính, còn người trẻ tuổi được đào tạo chính quy nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế.
52
4.5. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm
Để công tác bồi thường GPMB thuận lợi, tạo điều kiện cho dự án sớm được triển khai đúng tiến độ thời gian, cần phải thực hiện tối đa các nội dung sau:
- Phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, các loại hồ sơ và số liệu về đất đai phải đảm bảo độ chính xác, thường xuyên cập nhật những thay đổi và hiện trạng đất đai.
- Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, lấn chiếm đất, tự ý sử dụng đất công. Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý đất đai.
- Cần thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ hợp lý, phù hợp với giá trị thực tế, giảm bớt thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Đặc biệt là việc hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi ngành nghề trong độ tuổi lao động cần phải được quan tâm hàng đầu để cuộc sống của họ nhanh đi vào ổn định.
- UBND xã cần xem xét, có hạn mức giao đất ở mới, có hệ số điều chỉnh hạng đất để người có đất thu hồi được bồi thường thoả đáng đồng thời xem xét đến các đối tượng sản xuất nông nghiệp ngoài độ tuổi lao động có nguồn sống chính từ nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất và con em các hộ nông nghiệp đang học tập tại các trường chuyên nghiệp gặp khó khăn khi gia đình bị thu hồi đất.
- Trong chỉ đạo phải thật bình tĩnh, không nôn nóng, áp đặt. Khi cần phải có thái độ kiên quyết đối với các hộ dân cố tình hiểu sai chế độ chính sách của nhà nước.
- Bố trí đội ngũ cán bộ ở các cấp, các ngành, cơ sở đủ năng lực, trách nhiệm để thực hiện công việc.
- Tổ chức công khai quy hoạch dự án, công khai chế độ, chính sách bồi thường, công khai kế hoạch di chuyển.
53
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án núi pháo năm 2014 cơ bản đã hoàn thành tương đối đúng tiến độ đề ra: tổng số đất bị thu hồi 50.060m2 với tổng số tiền là 5.261.793.121 đồng.
Trong đó:
- Bồi thường về nhà cửa và công trình kiến trúc là 1.308.238.213 đồng. - Cây cối hoa màu là 428.001.800 đồng.
- Tổng số tiền đền bù về đất đai là 2.808.416.503 đồng. - Các khoản kinh phí hỗ trợ là 508.628.418 đồng. Một số nhận xét về công tác bồi thường GPMB:
- Công tác bồi thường GPMB được thực hiện tốt, đúng theo các quy định của pháp luật, đền bù đầy đủ về mặt tài chính cho người dân.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong việc xác định các đối tượng điều kiện đền bù do trong trong thời gian trước đây việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai chưa chặt chẽ gây khó khăn cho việc xác định các đối tượng được đền bù.
- Giá đất nông nghiệp thấp là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong công tác bồi thường GPMB và bức xúc của người dân tại địa phương.
5.2. Kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, em có một số ý kiến đề xuất sau: Khi tiến hành bồi thường cần thực hiện chính sách hợp lý, phù hợp với giát trị thiệt hại của người bị thu hồi đất. Việc xác định diện tích đất phải chính xác để đảm bảo người dân không bị thiệt thòi. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cần thông thoáng hơn và linh hoạt hơn, giúp tạo điều
54
kiện cho quá trình tiến hành bồi thường được nhanh hơn và giảm bớt thủ tục, bám sát với thực tế của người dân.
- Xây dựng lại bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và nhất là đối với tiền bồi thường đất nông nghiệp cần được nâng lên để đời sống của người nông dân đỡ gặp khó khăn, cũng như giá đất bồi thường đất ở sát với giá thị trường hơn.
- Chú trọng việc đảm bảo đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất. - Số tiền hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân ở độ tuổi lao động cần được nâng cao hơn để họ có đủ kinh phí học nghề mới.
- Cần phối hợp với các ban ngành chức năng, các trung tâm đào tạo nghề tạo điều kiện cho người dân bị mất đất được đi học nghề.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ chính sách và các chế độ khi nhà nước thu hồi đất, từ đó tự giác chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước đề ra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Viện nghiên cứu địa chính (2002): Báo
cáo kết quả đề tài điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009): Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009): Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003): Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003
8. UBND xã Hà Thượng (2014): Báo cáo tổng kết năm 2014
9. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010): Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
10.UBND tỉnh Thái Nguyên (2011): Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 3/3/2011 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên quy định về việc phê duyệt nội dung thỏa thuận kế hoạch thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi pháo , huyện
Đại Từ.
11.UBND tỉnh Thái Nguyên (2010): Công văn số 1139/UBND-GPMB ngày 21/7/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi pháo huyện Đại Từ
12.UBND tỉnh Thái Nguyên (2008): Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bòi thường nhà và công trình kiến trúc gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh
13.UBND tỉnh Thái Nguyên (2014): Giá đất của tỉnh Thái Nguyên năm 2014
14.ĐỖ THỊ THẮM (2012), “Đánh giá công tác bồi thường,hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án trong năm 2011 tại phường Trung Thành – Thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”,
Luận văn tốt nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
15.Hoàng Thị Nhất Thương (2012), “Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng tại dự án đường tỉnh lộ 204 xã Lương Can - thị trấn Thông Nông - huyện Thông Nông - tỉnh Cao Bằng”, Luận văn tốt nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
I. Thông tin về hộ gia đình.
Họ tên chủ hộ Ông (Bà):……… Địa chỉ:……….. Nghề nghiệp:………. Trình độ văn hóa:………Tuổi………Dân tộc………... Tổng số nhân khẩu……… Số lao động chính:……….
Tổng diện tích đất bị thu hồi:………(m2 ) Đất nông nghiệp:………(m2 ) Đất phi nông nghiệp:………..(m2 ) II. Nhu cầu của hộ sau khi bị thu hồi đất: A. Nhu cầu của hộ vềđất đai, nhà ở. 1. Gia đình có muốn nhận thêm đất hay không? - Có: - Không: 2. Nếu có thì dùng để làm gì? - Nhà ở Cần diện tích là:…………..(m2 ) - Nhà xưởng Cần diện tích là:…………..(m2 ) - Nhà hàng Cần diện tích là:…………..(m2 ) 3. Để có diện tích đất như trên gia đình cần đồng ý theo hình thức nào sau đây: - Thuê dài hạn:
- Chuyển nhượng:
- Đấu thầu:
B. Nhu cầu của hộ về vốn. 1. Gia đình có cần vay vốn để phát triển hay không? Có: Không:
2. Nếu có thì để sản xuất kinh doanh gì?
……… ……… ………
3. Gia đình cần vay tổng số vốn là:………triệu đồng, với lãi suất ………trong thời gian………
C. Nhu cầu khác:
1. Gia đình có nguyện vọng nâng cao kiến thức hay không? Có: Không:
2. Nếu có gia đình quan tâm đến lĩnh vực nào?
Quản trị kinh doanh: Khoa học kỹ thuật: Văn hóa: Dạy nghề:
3. Gia đình có nguyện vọng vay vốn để giải quyết việc làm hay không? Có: Không:
III. Nhận thức của người dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
1. Khi Nhà nước thu hồi đất của dân thì phải có chính sách chính sách bồi thường hỗ trợ hợp lý đúng không?
Đúng: Sai: Không biết:
2. Nhà nước chỉ bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi mà không bồi thường tài sản trên đất đúng không?
Đúng: Sai: Không biết: 3. Khi kiểm kê về tài sản Nhà nước phải công khai cho người dân biết đúng không?
Đúng: Sai: Không biết: 4. Tài sản trên đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường đúng không?
Đúng: Sai: Không biết: 5. Khi Nhà nước thu hồi đất mà không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất đúng không?
6. Đơn giá để tính bồi thường là do Nhà nước quy định đúng không?
Đúng: Sai: Không biết:
7. Giá đất tính theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất đúng không? Đúng: Sai: Không biết:
8. Mức bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc gia đình thấy thỏa đáng chưa? Thỏa đáng: Chưa thỏa đáng:
9. Mức bồi thường về cây cối, hoa màu gia đình thấy thỏa đáng chưa? Thỏa đáng: Chưa thỏa đáng:
10. Ông (bà) có nhất trí với đơn giá tính bồi thường của dự án khi giải phóng mặt bằng hay không?...
………...
11. Việc áp giá của dự án theo ông (bà) có công bằng hay không?...
………...
IV. Đánh giá của hộ về mức độ ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư đến đời sống người dân trong khu vực dự án 1. Môi trường có bị ảnh hưởng sau giải phóng mặt bằng không? Có: Không:
Nếu có thì bị ảnh hưởng như thế nào? Ô nhiễm:
Không ô nhiễm:
2. Ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi như thế nào?...
………..
………..
3.Những vấn đề xã hội phát sinh? * Ảnh hưởng về mặt an ninh. Có: Không: Nếu có thì nguyên nhân……….
………...
* Ảnh hưởng về mặt trật tự xã hội. Có: Không:
Nếu có thì nguyên nhân……….
………...
* Ảnh hưởng về tệ nạn xã hội. Có: Không:
Nếu có thì nguyên nhân……….
………...
Có: Không:
Nếu có thì nguyên nhân……….
………...
4. Đời sống xã hội sau giải phóng mặt bằng so với trước khi giải phóng mặt bằng? - Tốt hơn nhiều: - Tốt hơn:
- Như cũ:
- Giảm sút:
5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến các vấn đề trên: - Không có đất sản xuất:
- Ảnh hưởng môi trường: - Không có việc làm:
- Có thêm việc làm phi nông nghiệp: - Được hỗ trợ:
- Có cơ hội được học nghề và tìm việc mới:
6. Nơi ở hiện nay diện tích còn lại sau khi thu hồi đất có đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của hộ hay không? Có: Không:
7. Gia đình gặp những khó khăn và thuận lợi gì khi Nhà nước thu hồi đất? ………..
………..
8. Trước khi thu hồi đất gia đình sống bằng nghề gì? ………
9. Hiện nay gia đình duy trì đời sống bằng nghề gì?
………
……….
10. Tình hình công việc của những hộ trong độ tuổi lao động chính của gia