3.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Công văn hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.4.2. Điều tra số liệu sơ cấp
-Điều tra phỏng vấn trực tiếp các 30 hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án (bằng phiếu điều tra).
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
- Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng
diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết về từng loại (cả diện tích và tiền bồi thường từng loại).
- Phương pháp so sánh: từ số liệu về tổng diện tích và tổng số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án so với thị trường với khung giá của chính phủ và quyết định bảng giá của tỉnh Thái Nguyên.
26
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Hà Thượng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Thượng là xã nằm ở phía Đông Nam huyện Đại Từ cách trung tâm huyện khoảng 6 km; cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 18 km, tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.522,01 ha, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp xã Cù Vân; - Phía Tây giáp xã Hùng Sơn; - Phía Nam giáp xã Tân Thái; - Phía Bắc giáp xã Phục Linh
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Đặc điểm về địa hình của xã phần lớn là đồi núi, địa hình dốc dần theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Trên địa bàn xã Hà Thượng có 3 con suối bắt nguồn từ dãy núi Pháo có tổng chiều dài khoảng 10 km.
4.1.1.3. Khí hậu
Là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C; tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.700-2.200mm, phân bố không đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô.
27
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.522,01 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 767,58 ha; đất phi nông nghiệp 754,43 ha
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã 405ha (chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên), trong đó: Rừng sản xuất 345ha, rừng phòng hộ 60ha. Diện tích rừng chủ yếu hiện nay là rừng trồng với cây trồng chính là keo và một số các loại cây gỗ khác.
- Toàn bộ diện tích đất rừng sản xuất 345ha đã giao cho các hộ dân quản lý, sử dụng phát triển kinh tế hộ. Diện tích đất rừng phòng hộ 60 ha hiện đang do xã quản lý.
b. Tài nguyên nước
- Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã hiện trạng là 18,1 ha, trong đó: diện tích ao, hồ, đầm 9,4 ha, diện tích đất sông suối 8,7 ha gồm 3 con suối bắt nguồn từ dãy núi Pháo chảy theo hướng Nam - Bắc và Tây Bắc.
- Toàn bộ diện tích ao, hồ, đầm hiện tại đã và đang được các hộ dân sử dụng để nuôi trồng thủy sản kết hợp việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các con suối chảy trên địa bàn xã là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
c. Về khoáng sản: Hà Thượng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nằm trải dài từ đầu xã đến cuối xã; trong đó mỏ đa kim Núi Pháo nằm tập trung ở địa bàn xóm 1, xóm 2; mỏ than mỡ ở Làng Cẩm, thiếc ở Suối Cát.
* Đánh giá chung: Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên khoáng
sản, Hà Thượng là xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như phát triển công nghiệp khai thác, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại và dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp và phát triển du lịch trong tương lai.
28
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội a. Điều kiện kinh tế. a. Điều kiện kinh tế.
Hà Thượng là xã có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông đi lại nối liền
với trung tâm Thành phố Thái Nguyên và trung tâm huyện Đại Từ; tiềm năng về tài nguyên khoáng sản để phát triển ngành công nghiệp khai thác, đồng thời đó cũng là thế mạnh cho Hà Thượng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái; có lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, tỷ lệ lao động qua đào tạo cao là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển.
Hệ thống các công trình hạ tầng như giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên xóm; trụ sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND; trường học; trạm y tế đã được xây dựng khá đồng bộ và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế xã Hà Thượng ( Đơn vị: %)
Chỉ tiêu 2014
1. Nông nghiệp-lâm nông-thủy sản 35
2. Công nghiệp-xây dựng 35
3. Dịch vụ-thương mại-du lịch 30
(Nguồn: UBND xã Hà Thượng, 2014 )[8] b. Điều kiện xã hội
- Tổng số hộ: 1.558 hộ;
29
- Lao động trong độ tuổi: 3.200 người, trong đó nữ: 1.676 người; - Trình độ văn hóa: Phổ cập THCS;
- Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo so với tổng số LĐ: 1.958/3.200 lao động = 61,18%
- Cơ cấu lao động:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp 35%; + Công nghiệp, xây dựng 35%; + Thương mại, dịch vụ 30%.
- Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: Tổng số lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương là 164 lao động, có 23 lao động làm việc ở nước ngoài. Còn lại làm việc tại địa phương và các cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường xuyên trên 90%
Bảng 4.2: Kết quả điều tra về dân số, lao động việc làm xã Hà Thượng
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Tổng số dân Người 5235
2 Tổng số hộ Hộ 1558
3 Tổng số lao động Lao động 3200
(Nguồn: UBND xã Hà Thượng, 2014) [8]
* Đánh giá sơ bộ về tình hình nhân lực của xã.
- Thuận lợi: Dân cư của xã được phân bố ở 13 xóm, các cụm dân cư tương đối tập trung, tỷ lệ lao động trong độ tuổi khá cao so với tổng dân số chiếm 61,1%; số lao động có việc làm ổn định thường xuyên trên 90%. Trình
30
độ dân trí, trình độ lao động tương đối đồng đều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 61,18% so với tổng số lao động.
- Khó khăn: Những năm gần đây do ảnh hưởng của các dự án thu hồi đất phục vụ khai thác khoáng sản nên phần lớn nhân dân không còn hoặc thiếu đất sản xuất phải chuyển đổi sang ngành nghề khác; sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún, trình độ canh tác còn hạn chế
4.2. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng của dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi Pháo xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khoáng sản núi Pháo xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Đánh giá chung
Căn cứ pháp lý thực hiện dự án dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi Pháo tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào các Quyết định, công văn sau:
- Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 3/3/2011 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên quy định về việc phê duyệt nội dung thỏa thuận kế hoạch thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi pháo , huyện Đại Từ.
- Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối và hoa màu gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bòi thường nhà và công trình kiến trúc gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
31
- Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 05/07/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về chuyển nhượng vốn đầu tư và chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
- Công văn số 1139/UBND-GPMB ngày 21/7/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi pháo huyện Đại Từ.
* Diện tích thu hồi
Vị trí, ranh giới cụ thể được xác định trong bản đồ mặt bằng hiện trạng đền bù GPMB xây dựng nhà máy chế biến và khai thác khoáng sản núi Pháo và mặt bằng xây dựng tại: xã Hà Thường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại đã GPMB xong trên địa bàn xã Hà Thương. Nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của người dân về công tác thu hồi đất nên đã đẩy nhanh được tiến độ GPMB và bàn giao cho chủ đầu tư tiến hành xây dựng.
Bảng 4.3: Kết quả thống kê diện tích đất đai của dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi Pháo tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên
STT Các loại đất thu hồi Tổng diện
tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất thu hồi 50.060 100
1 Đất nông nghiệp 46485,85 93
1.1 Đất trồng cây hàng năm 7815,01 16
1.2 Đất trồng cây lâu năm 30362,44 60
1.3 Đất trồng lúa 2787,1 6
1.4 Đất trồng rừng 4920,7 10
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 600,6 1
2 Đất phi nông nghiệp 3574,15 7
2.1 Đất ở 2137,20 4
2.2 Đất nghĩa địa 1436,95 3
32
Từ số liệu tống kê ở bảng 4.3 ta thấy tổng diện tích đất thu hồi của công trình là 50.060 m2 trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp nhà nước thu hồi đề thực hiện công trình 46485,85 m2 chiếm 93% tổng diện tích thu hồi.
Diện tích đất phi nông nghiệp nhà nước thu hồi 3574,15 m2 chiếm 7% tổng diện tích thu hồi.
Diện tích Nhà nước thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp. Mặt khác, các hộ nằm trong khu vực giải tỏa đa số là sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu nhập chính của các hộ này chủ yếu là từ nông nghiệp. Vì vậy, khi mất đất cuộc sống của họ sẽ rất khó khăn. Do đó, khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng phải có những chính sách hợp lý, đặc biệt là những hộ mất diện tích đất lớn phải tái định cư và chuyển đổi nghề nghiệp để cuộc sống của họ sớm được ổn định đời sống.
* Đối tượng và điều kiện bồi thường
Căn cứ và áp dụng vào tình hình thực tế của dự án, sau khi đã hoàn thành một số công đoạn của quy trình như: Họp dân để triển khai các Quyết định, văn bản, chế độ chính sách có liên quan đến công tác bồi thường GPMB, người bị thu hồi tự kê khai về đất và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, hội đồng bồi thường tổ chức kiểm kê thực tế...
Hội đồng bồi thường GPMB đã tổ chức một buổi họp để xem xét, đánh giá xem những trường hợp nào được bồi thường và những trường hợp nào không được bồi thường khi thu hồi đất.
Hội đồng bồi thường GPMB của dự án núi Pháo đã thực hiện tương đối tốt các điều khoản trong các Nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác bồi thường GPMB.
33
Diện tích thu hồi của dự án núi Pháo năm 2014 với tổng diện tích là 50.060m2. Kết quả về đối tượng, điều kiện và diện tích bồi thường tại dự án núi Pháo được thể hiện cụ thể qua bảng 4.4:
Bảng 4.4: Kết quả thực hiện về đối tượng và điều kiện bồi thường
STT Điều kiện bồi thường
Đối tượng bồi
thường Diện tích (m2) Số hộ Tổ chức
1 Giấy CNQSD đất 48 0 50.060
2 Đất công cộng, đất của UBND xã 0 0 0
3 Đất chưa sử dụng 0 0 0
Tổng: 50.060
( Nguồn:UBND xã Hà Thượng, 2014 ) [8]
Qua bảng 4.4 cho thấy: Trong khu vực GPMB có 48 hộ gia đình bị thu hồi đất có đủ điều kiện bồi thường do có các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật với tổng diện tích tương đối lớn là: 50.060m2. Các hộ này được bồi thường theo Công văn số 3318/UBND-NC ngày 01 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Bản Quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ thực tế của công tác xét duyệt điều kiện bồi thường cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với việc giải phóng thu hồi đất. Do quá trình quản lý vẫn còn lỏng lẻo nên hiện tượng lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra tương đối nhiều. Đồng thời còn thiếu các chứng từ pháp lý chứng minh nguồn gốc của các hộ đang còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai, hoàn chỉnh tài liệu, hồ sơ địa chính ở
34
tất cả các cấp đặc biệt là cấp xã, phường. Để từ đó biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất.
*Căn cứ xác định giá bồi thường
Nghị định 197/CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng . Cùng với Nghị định 197/NĐ-CP có Thông tư 116/TT-BTC về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 197/NĐ-CP. Căn cứ vào đó UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các quyết định:
- Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 3/3/2011 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên quy định về việc phê duyệt nội dung thỏa thuận kế hoạch thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi pháo , huyện Đại Từ.
- Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cối và hoa màu gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà và công trình kiến trúc gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 05/07/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về chuyển nhượng vốn đầu tư và chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
- Công văn số 1139/UBND-GPMB ngày 21/7/2010 của UBND Tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi pháo huyện Đại Từ.
35
Bảng 4.5: Đơn giá bồi thường đối với đất nông nghiệp