MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Chuyên đề hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường công ty cổ phần sữa quốc tế (Trang 30 - 33)

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC

Mỗi một doanh nghiệp khi ra đời đều hướng đích tới mục tiêu tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng hội nhập toàn cầu hóa vàcường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, các doanh nghiệp không chỉ theo lý thuyết “hễ đi là đến” đơn thuần mà cần có những hoạch định chiến lược rõ ràng mang tính dài hạn để có thể định hướng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Trong số đó thì chiến lược phát triển thị trường có lẽ được coi là chiến lược cần thực hiện đầu tiên và là cơ sở để các chiến lược khác hình thành và phát triển.

Một số doanh nghiệp đã thực hiên rất thành công chiến lược phát triển thị trường và để lại những bài học kinh nghiệm to lớn cho các doanh nghiệp đi sau. Đơn cử một số bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp”

1. Chiến lược phát triển đột phá của công ty thời trang Zara

Chiến lược mở rộng thị trường chú trọng vào tốc độ, sử dụng những kế hoạch ngắn hạn để tận dụng các xu hướng nhất thời và các cơ hội bất chợt là một bài học mà các doanh nghiệp có thể học ở công ty thời trang Zara.

Một trong những thứ ta nghĩ đến đầu tiên về ngành công nghiệp thời trang đó là thời gian chuẩn bị dài và kỹ lưỡng.

Tương phản với thời gian chuẩn bị dài của ngành thời trang truyền thống, Zara đã phát triển một chiến lược mở rộng thị trường chú trọng vào tốc độ, sử dụng những kế hoạch ngắn hạn để tận dụng các xu hướng nhất thời và các cơ hội bất chợt. Trong khi các đối thủ thường cần đến cả năm trời để tung ra thị trường một bộ sưu tập mới, Zara có thể làm điều tương tự chỉ trong 2 tuần. Để được như vậy họ đã thay đổi từ 100 phần trăm sản phầm dài hạn sang trộn lẫn cả sản phẩm dài hạn và ngắn hạn.

- Đầu tiên, chúng tạo ra cảm giác khan hiếm vì mọi người biết hàng sẽ được bán hết chỉ trong một hoặc hai tuần. Khách hàng sẽ luôn phải đối mặt với hai lựa chọn: hoặc mua bây giờ hoặc sẽ không bao giờ còn cơ hội nữa.

- Thứ hai là, sự khan hiếm cũng làm cho khách đến cửa hàng của Zara

nhiều hơn bởi vì họ sợ sẽ để lỡ một thứ gì đó rất hay ho. Mỗi năm, khách hàng của Zara tới cửa hàng 17 lần, so với chỉ 4 lần đối với khách hàng của The Gap.

- Thứ ba, lượng cung hạn chế của các bộ sưu tập ngắn hạn làm cho họ luôn bán hết sạch hàng và không phải lo hàng tồn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tổng lợi nhuận. Và ngay cả trong trường hợp có hàng tồn thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng lợi nhuận vì đó chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số hàng hóa.

Chiến lược của Zara ở đây đặc biệt ở chỗ đã dám mạnh bạo “thay đổi” phương thức sản xuất kinh doanh một cách táo bạo và liều lĩnh. Họ thành công chỉ có một lý do có thể giải thích đó chính là quá trình nghiên cứu cũng như phân tích logic chi tiết các tín hiệu của thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội “chớp nhoáng” trên cơ sở nắm rõ về khả năng nguồn lực phát triển của mình.

2. Bài học từ chiến lược phát triển mở rộng thị phần của Vinamilk

Đầu tư xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường là lĩnh vực hoạt động nổi bật, hiệu quả nhất của Vinamilk. Vinamilk luôn chú ý vào việc nghiên cứu từng khu vực thị trường, từng tập quán tiêu dùng, từng độ tuổi, giới tính để phát triển mạng lưới bán lẻ cho từng mặt hàng và quảng bá cho từng mặt hàng ở mỗi khu vực, địa phương khác nhau. Điểm nổi bật trong chiến lược của

Vinamilk chính là:

-Vinamilk thường xuyên áp dụng biện pháp cải tổ kinh doanh, sắp xếp

lại thị trường. Bên cạnh đó Vinamilk còn thành công ở việc thực hiện chiến lược kinh doanh phủ đều và kiểm soát được điểm bán lẻ.

-Không chỉ dừng ở thị trường trong nước, Vinamilk còn luôn tìm cách vươn thị trường nước ngoài. Gần đây nổi bật là Vinamilk đã nhanh chân chọn cho mình một “bước đệm” cho mở rộng thị trường ra quốc tế.Đó là thông tin

Vinamilk sẽ mua 19,3% cổ phần của Cty Miraka và sau này sẽ xem xét để

nâng vốn đầu tư lên. Đây có thể nói là dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của

Vinamilk ở thị trường thế giới. Và đích nhắm được xác định rất cụ thể là đầu tư cho nhà máy chế biến sữa bột tại trung tâm Đảo Bắc của New Zealand – nơi có vùng nguyên liệu chất.Đây có thể như một kế hoạch trong chiến lược phát

triển thị trường chăng? Bởi một điểm dễ nhận thấy là: Về mặt thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp, bước đầu tư nhà máy tại New Zealand đã “nâng cấp” và mở đường cho Vinamilk, từ chỗ được đánh giá là doanh nghiệp tiềm năng ở Việt Nam, đã sớm được các nhà đầu tư ngoại đánh giá cao về triển vọng để rồi liên tiếp lọt vào các bảng xếp hạng của Forbes với các thứ bậc cao dành cho doanh nghiệp và cá nhân điều hành.

Điều nổi bật ở đây củaVinamilklà khôn ngoan làm thương hiệu trước, để rồi làm thị trường sẽ là bước tiếp theo. Hiểu một cách khác, cú đầu tư quốc tế đầu tiên, ngoài có ý nghĩa khẳng định chất lượng sản phẩm tốt “ngay từ gốc”, Vinamilk còn được tiếng thơm doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào ngành công nghiệp sữa New Zealand từ đó việc mở rộng phát triển thị trường sang thị trường quốc tế cũng dễ dàng hơn.

Tổng hợp lại: Bài học chiến lược từ Vinamilk chính là ở việc thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường và biết nắm bắt nhanh cơ hội.

3. Tổng kết kinh nghiệm

Mỗi doanh nghiệp đều có một hướng đích cụ thể chính vì vậy tùy thuộc vào tiềm lực cũng như lợi thế sẵn có mà doanh nghiệp có thể chọn cho mình một chiến lược phát triển thị trường thích hợp.Qua các bài học kinh nghiệm từ các bài học kinh nghiệm chiến lược trên, một điều dễ nhận thấy trong sự thành công ở mỗi chiến lược chính là sự góp phần to lớn của công tác nghiên cứu thị trường và phân tích các môi trường tác động.Nếu các hoạt động này được triển khai tốt các nhà lãnh đạo doanh ngiệp sẽ đưa ra quyết định chiến lược dễ dàng hơn và có cơ sở vững chắc. Điều đặc biệt của ba chiến lược thành công ở trên chính là ở chỗ họ đã kết hợp các giải pháp chiến lược một cách hài hòa cụ thể với Zara là sự kết hợp chiến lược đột phá trong sản phẩm và chiến lược phân phối còn Vinamilk nổi bật là chiến lược phối hợp kết hợp việc nắm bắt nhanh cơ hội của thị trường.

Tổng kết lại: Để có thể xây dựng một chiến lược phát triển thị trường mang lại thành công lớn cho doanh nghiệp thì công tác nghiên cứu thị trường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài cũng như nội bộ doanh nghiệp để nắm bắt nhanh cơ hội phát huy lợi thế sẵn có là bước đầutiên và điều đáng quan tâm của doanh nghiệp trong chặng đường chinh phục sự thành công.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY SỮA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Chuyên đề hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường công ty cổ phần sữa quốc tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w