nhập khẩu vàng do giá vàng trong nước vẫn cao hom giá vàng thế giới để bình ổn giá vàng trong nước. Cụ thể ngày 24/02/2010, NHNN đã cho phép công ty SJC nhập khẩu sáu tấn vàng. Đồng thời, NHNN, thực hiện điều chỉnh giá vàng quy đổi sát với giá vàng thế giới để tránh tình trạng nhập lậu vàng.
Nhìn chung, trong những tháng cuối năm 2009 đến nay, trên cơ sở bám sát các mục tiêu và giải pháp của Chính phủ, NHNN đã thực thi CSTT bước đầu thắt chặt vào những tháng cuối năm 2009 nhằm hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô do Quốc hội và Chính phủ đề ra. NHNN thực hiện kiểm soát tín dụng kiềm chế lạm phát quay lại. Sang những tháng đầu năm 2010 CSTT được giữ ở thế ổn định và cân bằng. Lãi suất cơ bản vẫn giữ mức 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm và lãi suất chiết khấu giữ mức 6%/năm; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù họp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị tiền VND. Những tháng đầu năm 2010, tình hình tài chính, tiền tệ về cơ bản ổn định, nền kinh tế có xu hướng phục hồi và tăng trưởng góp phần thực hiện các chỉ tiêu chung của đất nước là tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,5% và chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7% theo Nghị quyết số 36/NQ- QH12 ngày 6/11/2009 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2010.
3.3 Những tồn tại và giải pháp hoàn thiện cho việc điều hành CSTT của NHNN NHNN
trong thòi gian tói.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thực hiện điều hành CSTT còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Thứ nhất: trong hoạch định và thực thi CSTT quốc gia của Ngân hàng Nhà nước.
CSTT theo nghĩa chung nhất là hệ thống các chính sách điều chỉnh cung ứng tiền trong nền kinh tế, để đạt được mục tiêu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua, CSTT là một công cụ kinh tế quan trọng để Chính phủ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.
Trong hoạch định và thực thi CSTT, thẩm quyền, nhiệm vụ và tính chủ động của NHNN trong thiết lập các mục tiêu, quyết định mức lạm phát và sử dụng các công cụ điều hành CSTT để đạt được mục tiêu hoạt động còn hạn chế. Thực tế, Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm. NHNN xây dựng dự án chính sách tiền tệ, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Chính phủ xem xét để Quốc hội quyết định. Trên cơ sở này, NHNN tổ chức thực hiện
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
chính sách tiền tệ quốc gia, kiểm soát lượng tiền cung ứng bổ sung hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này, quyết định các chính sách cụ thể khác và biện pháp thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Do vậy, khi quan sát cơ chế này tác giả nhận thấy hoạt động của NHNN trong thực hiện CSTT thụ động, phụ thuộc vào chỉ đạo, quyết định của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước chủ yếu điều hành khối tiền cung ứng trong phạm vi được Chính phủ cho phép trong năm. Hàng năm, NHNN đặt ra kiểm soát lạm phát ở mức cụ thể theo quyết định của Quốc hội và quy định của Chính phủ. Điều này làm cho chỉ tiêu lạm phát của NHNN bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn, khả năng điều tiết thị trường tiền tệ còn hạn chế do NHNN đáp ứng những nhu cầu tăng trưởng kinh tế, khoản thu chi ngân sách mà Chính phủ mong muốn, NHNN phải mở rộng cung ứng tiền và hậu quả là mức lạm phát ngoài dự kiến, không thực hiện các mục tiêu tiền tệ. Điều đó phần nào hạn chế tính linh hoạt và tự chủ của NHNN trong quá trình hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
=> Để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, cần nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của NHNN trong hoạch định và thực thị CSTT. Theo đó, NHNN cần được chủ động lựa chọn các công cụ CSTT một cách tốt nhất sao cho đạt được các chỉ tiêu CSTT. Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, quyết định mục tiêu quan trọng của CSTT quốc gia là chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Chính phủ quyết định khối lượng tiền cung ứng bổ sung cho nền kinh tế hàng năm. NHNN xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm đế Chính phủ trình Quốc hội quyết định, quyết định các biện pháp điều hành CSTT quốc gia hàng năm. Nói cách khác, NHNN được chủ động điều hành các công cụ CSTT nhằm đảm bảo sự linh hoạt cần thiết trong nền kinh tế thị trường.
CSTT điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông, điều này xuất phát từ bản chất của CSTT, NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Vậy nên, các công cụ thực hiện CSTT đòi hỏi do NHNN tự hoạch định, tự quyết định sử dụng theo phương thức linh hoạt, mềm dẻo, tránh sự an thiệp không cần thiết của Chính phủ. Do đó, để có thể thực hiện yêu cầu này, theo quan điểm của người viết, định nghĩa CSTT quốc gia cần phải được nhìn nhận lại một cách chính xác và toàn diện hơn.
Theo luật NHNN Việt Nam 1997 (sửa đổi bổ sung 2003):
“Chỉnh sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chỉnh sách kinh tế - tài chỉnh của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sổng nhân
dân.”
Để phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn giữa Quốc hội, Chính phủ và NHNN cần thiết phải có cách hiểu thống nhất về chính sách tiền tệ như sau:
Trước hết, CSTT phải được quan niệm là một bộ phận gồm hai yếu tố cơ bản: mục tiêu CSTT (mức lạm phát, lượng tiền cung ứng, mức tăng trưởng kinh tế...) và công cụ biện pháp điều hành để đạt được mục tiêu CSTT đó. Trong hai yếu tố trên, mục tiêu chính sách tiền tệ cỏ ý nghĩa định hướng quyết định cho việc sử dụng các công cụ. Do đó, thẩm quyền trong quyết định mục tiêu do Quốc hội, Chính phủ quyết định để định hướng cho NHNN chủ động thực hiện điều hành các công cụ CSTT sao cho đạt được mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Tác giả xin đưa ra đề xuất thay đổi định nghĩa về thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia như sau:
“Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Chính phủ quyết định khối lượng tiền cung ứng bổ sung cho nền kinh tế hàng năm và định kỳ báo cáo cho ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định; Quyết định điều hành các công cụ chính sách tiền tệ và các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu lạm phát hàng năm”.
Thứ hai: mô hình Ngân hàng Nhà nước và mối liên hệ với CSTT
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, đồng thời giữ vai trò là một Ngân hàng Trung ương. Do là cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực tiền tệ ngân ngân hàng trực thuộc Chính phủ, trong trường họp này, Chính phủ có quyền quyết định đến mọi hoạt động của của NHNN.
Ngân hàng Nhà nước tuy giống các Bộ khác trong Chính phủ, nhưng NHNN có sự khác biệt so với các Bộ ở tính chất quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ. NHNN ít sử dụng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế trong hoạt động quản lý. Đồng thời, NHNN là một chế định đặc thù là có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, là một Ngân hàng Trung ương nhưng tính tự chủ trong hoạch định và thực thi CSTT lệ thuộc vào Chính phủ. Do đó, mô hình hiện này đã phàn nào hạn chế tính độc lập của NHNN trong việc đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương là điều hành CSTT quốc gia. Đồng thời,
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
quyền hạn của Thống đốc thể hiện mờ nhạt trong quyết định CSTT, bị chia sẻ bởi Hội đồng tư vấn CSTT tiền tệ, một số bộ ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
=> Đe tăng cường tính độc lập, tự chủ của NHNN, nhưng vẫn đảm bảo theo mô hình hiện nay là cơ quan của Chính phủ. Đe tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN với tư cách là một ngân hàng trung ương, việc nâng cao tính độc lập của NHNN không phải là tách biệt ra khỏi bộ máy của Chính phủ mà càn phải trao thêm quyền cho Thống đốc, người đứng đầu NHNN trong việc chủ động lựa chọn và điều hành các công cụ CSTT. Theo đó, Thống đốc NHNN quyết định tổ chức và chỉ đạo thực hiện các công cụ CSTT như: Lãi suất cho vay tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở... Thống đốc không bị chi phối bởi Hội đồng tư vấn CSTT. Thay vào đó, Thống đốc được thành lập các Hội đồng, ban tư vấn gồm các chuyên gia để giúp cho mình trong quá trình ra quyết định. Cơ chế này vừa bảo đảm phản ảnh đúng chế độ thủ trưởng nhưng vẫn đảm bảo để người đứng đầu có được những quyết định đúng đắn.
Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong thực hiện CSTT sẽ đảm bảo cho việc đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn khách quan, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về ngân hàng nói riêng để thực hiện CSTT hiệu quả đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ốn định kinh tế vĩ mô.
Thứ ba: Đối với các công cụ chính sách tiền tệ Đối với công cụ tái cấp vốn.
Hoạt động tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc và tách xa với lãi suất thị trường. NHNN điều tiết tiền tệ thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, căn cứ vào tín hiệu tiền tệ trong lưu thông, nếu NHNN nhận thấy cần phải giảm lượng tiền để kiềm chế lạm phát thì tăng lãi suất tái chiết khấu. Ngược lại để tăng lượng tiền cung ứng cho nhu cầu nền kinh tế thì NHNN sẽ thực hiện giảm lãi suất xuống. Điều này dẫn đến tình trạng hành chính hóa trong công cụ tái cấp vốn.
Ngân hàng Nhà nước ban hành hạn mức chiết khấu GTCG đối với từng NHTM. Tuy nhiên, khi các NHTM được vay vốn ngắn hạn bổ sung vào vốn khả dụng còn hạn chế. Ngoài ra, danh mục các loại GTCG được sử dụng tham gia tái cấp vốn còn ít nên hạn chế sự tham gia của các ngân hàng.
=> Điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ. NHNN cần theo dõi chặt chẽ nhu cầu vốn của các ngân hàng. Trong
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
suất tái cấp vốn vẫn được lựa chọn là lãi suất trần và chiết khấu là cần thiết. NHNN sẽ quy định và công bố lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Những điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu của NHNN cần phải linh hoạt hom trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường.
Ngân hàng Nhà nước không nên hạn chế hạn mức tái chiết khấu mà thay vào đó sử dụng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh nhu càu tái chiết khấu của các NHTM. Do đó, NHNN nên bỏ hạn mức chiết khấu sử dụng lãi suất tái chiết khấu. Kèm theo đó NHNN cần mở rộng đối tượng và công cụ chiết khấu để khuyến khích các NHTM thực hiện chiết khấu GTCG.
Mở rộng danh mục các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch tái cấp vốn. Có thể tiến tới chấp nhận trái phiếu công ty của một ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hoặc giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng phát hành có chất lượng cao, do một tổ chức có uy tín xếp hạng, được chiết khấu trong hình thức chiết khấu GTCG của NHNN với các ngân hàng thương mại. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với GTCG sử dụng trong công cụ tái cấp vốn.
Đối với công cụ lãi suất:
Trong năm 2008 khi tình hình diễn biến kinh tế thế giới và trong nước nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, NHNN đã áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật dân sự để ổn định thị trường. Tuy nhiên, công cụ này còn bộc lộ những mặt còn hạn chế:
+ Lãi suất cơ bản chỉ làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh, mà không phản ánh được mối quan hệ vay mượn của giữa NHNN với TCTD. Đây là một quan hệ không thể thiếu để cho việc NHNN điều hành CSTT theo hướng “thắt chặt” hay là “nới lỏng”. Thực tế, trong suốt thời gian qua, việc điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN điều thấy tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, bởi nó tác động trực tiếp đến lãi suất cho vay của TCTD. Lãi suất do NHNN công bố nhưng không bảo vệ hữu hiệu, khi thị trường có tín hiệu khan hiếm vốn, các NHTM tìm cách lách trần lãi suất (Lãi suất huy động của nhiều NHTM vượt mức trần lãi suất huy động của NHNN quy định) rất khó kiểm soát. Ngược lại, khi thị trường trong tình trạng thừa vốn, thì mức tràn lãi suất không còn tác dụng.
Hơn nữa, lãi suất cơ bản dường như tách rời không liên hệ đáng kể với hai công cụ còn lại là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn mà NHNN sử dụng làm trần lãi suất còn lãi suất chiết khấu làm lãi suất sàn để điều tiết lãi suất liên ngân hàng nằm trong biên độ trần và sàn, từ đó gián tiếp tác động đến lãi suất
Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia
cho vay của NHTM. Do đó lãi suất cơ bản không phản ánh được mối quan hệ giữa NHNN với NHTM mà do lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu quy định.
+ Tiếp tục sử dụng lãi suất cơ bản trong giai đoạn hiện nay thì việc điều hành lãi suất vẫn còn tính “hành chính hoá”, mà theo xu hướng chung là chuyển dần từ giảm sự can thiệp và điều hành bằng các công cụ hành chính trực tiếp sang thực hiện các công cụ gián tiếp đáp ứng theo tiến trình tự do hoá lãi suất cũng như tiến trình tự do hoá tài chính nói chung hoà nhập với khu vực và thế giới.
=> Lãi suất cơ bản không dùng để giải quyết mối quan hệ vay mượn thực giữa NHNN với các TCTD, không phản ánh được mối quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, không phản ánh được vai trò tín hiệu theo hướng thắt chặt hay là nới lỏng của CSTT.
Vì vậy, lãi suất cơ bản không có ý nghĩa kinh tế, không tác động mang tính thị trường mà còn mang tính hành chính thì ta nên bỏ, thay vào đó là lãi suất thực. Sử dụng lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất tràn và sử dụng lãi suất chiết khấu làm lãi suất sàn trong mối quan hệ với TCTD, để thông qua đó điều tiết thị trường, nhất là trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế nước ta tiến sâu vào cơ chế thị trường. NHNN bỏ công cụ lãi suất cơ bản. Thay vào đó, NHNN sẽ thực hiện điều hành thị trường tiền tệ bằng