Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 29 - 32)

31 Khoản 1 Điềụ 2 Thông tư số 03/2009/TT-NHNN ngày 02/03/2009 của NHNN quy đinh về việc cho vay có

đảm bảo bằng cẩm cố giấy

tờ có giá(sau đây gọi tắt

là thông tư số 03/2009)

Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ ừả nợ31. Việc NHNN cho vay cầm cố các GTCG nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng tạm thời thiếu hụt. Thời hạn tối đa mà các ngân hàng xin cầm cố là một năm, khi hết thời hạn cầm cố thì các ngân hàng phải “chuộc” lại các GTCG đó kèm theo một khoản lãi gọi là lãi suất cầm cố.

Điểm khác biệt cơ bản giữa cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các GTCG với chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG của NHNN là: trường hợp, chiết khấu, tái chiết khấu thì quyền sở hữu giấy tờ được chuyển nhượng cho NHNN (vì Ngân hàng Nhà nước mua các giấy tờ có giá này). Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các GTCG thì các GTCG chỉ là tài sản có bảo đảm cho các khoản vay và vẫn thuộc quyền sở hữu của các TCTD, khi hết thời hạn vay, TCTD trả đầy đủ cả gốc và lãi cho NHNN, NHNN phải trả lại các giấy tờ có giá đó cho các NHTM.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho vay cầm cố cho các đối tượng là ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, các TCTD không phải là ngân hàng khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Khi có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng phải đem các GTCG đến NHNN để cầm cố. Các loại GTCG mà ngân hàng dùng để cầm cố là các GTCG mà NHNN quy định trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm:

+ Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

+ trái phiếu Chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trinh trung ương, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc, Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành).

+ Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn).

+ Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Tiêu chuẩn của GTCG được cầm cố phải thuộc sở hữu hợp pháp của ngân hàng xin vay, được phép chuyển nhượng và có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian

32 Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 11/2009/TT-NHNN ngày 27/5/2009 của NHNN sửa đổi khoản 1 Điều 7 Thông tư

số 03/2009/IT-NHNN

quy định về cho vay bảo

đảm bằng cẩm cố GTCG của NHNN Việt Nam đối vói các ngân hàng

33 Điều 9 Thông tư số

03/2009.

Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

vay.32 Các GTCG mà ngân hàng đem đến NHNN xin vay cầm cố sẽ được ưu tiên theo thứ tự GTCG và tỷ lệ giữa giá trị GTCG với với số tiền được vay cầm cố, vấn đề này Thống đốc NHNN sẽ quy định cụ thể vào từng thời kỳ.

Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định cho vay cầm cố cho các ngân hàng trên khi có đủ các điều kiện sau33:

+ Không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiếm soát đặc biệt khi lâm vào các trường hợp: có nguy cơ mất khả năng thanh toán hoặc khả năng chi trả hoặc là có số lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ. Các trường hợp này Thống đốc NHNN ra quyết định đặt các ngân hàng vầo tình trạng kiểm soát đặc biệt.

+ Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn cầm cố theo quy định.

+ Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định. Khi có nhu cầu vay cầm cố tại NHNN, ngân hàng gửi tơi NHNN hồ sơ gồm: giấy đề nghị vay cầm cố tại NHNN; bảng kê các GTCG đề nghị vay cầm cố để vay vốn tại NHNN có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký; một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, tình hình giao dịch của ngân hàng với NHNN, bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ NHNN và bảng kê cân đối kế toán của ngân hàng tại thời điểm gần nhất.

+ Không có dư nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xin vay

+ Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích và trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.

Lãi suất cho vay cầm cố đối với các ngân hàng là lãi suất tái cấp vốn của NHNN áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng. Khi các ngân hàng đã được NHNN chấp nhận cho vay bằng hình thức cầm cố, thời hạn cho vay, mức cho vay (không vượt quá giá trị GTCG làm bảo đảm) và lãi suất cho vay do NHNN ấn định. Thời hạn Ngân hàng Nhà nước cho vay cầm cố đối với các ngân hàng tối đa là một năm (365 ngày), căn cứ vào mục đích vay vốn ngân hàng để quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ thể. Lãi suất vay cầm cố là lãi suất tái cấp vốn được dùng để thu lãi trên số nợ gốc thực tế khi Ngân hàng Nhà nước cho vay.

Cho vay bằng cầm cố các GTCG là một hình thức cấp tín dụng của NHNN cho các ngân hàng. Thông qua việc cho vay này NHNN thực hiện mục tiêu của CSTT quốc

Luận văn tốt nghiệp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

gia. Ngân hàng Nhà nước muốn rộng hoặc thắt chặt nguồn cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thì các điều kiện cho vay sẽ nới lỏng theo hướng dễ dàng hoặc là theo hướng khó khăn hơn.

Trường hợp muốn mở rộng cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, NHNN sẽ mở rộng cho vay đối với các ngân hàng, nới lỏng kỳ hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ và mức cho vay cầm cố (NHNN có thể xem xét gia hạn khoản vay). Đồng thời lãi cho vay cầm cố cũng sẽ giảm xuống kích thích nhu cầu vay mượn của các ngân hàng.

Trường hợp muốn thắt chặt nguồn cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, NHNN sẽ lảm ngược lại bằng cách thu hẹp thời hạn cho vay, thu nhận nợ và mức cho vay sẽ giảm xuống. Đồng thời lãi suất cho vay cầm cố sẽ cao nhằm hạn chế nhu cầu vay mượn của các ngân hàng.

Việc cho vay tái cấp vốn của NHNN cho các ngân hành luôn gắn liền với yêu cầu kinh tế và chịu sự tác động trực tiếp của quy luật cung cầu. NHNN khi quyết định tái cấp vốn cho các ngân hàng trên cơ sở xem xét các vật bảo đảm mà ngân hàng đem đến xin tái cấp vốn và chỉ tiêu cung ứng tiền cho nền kinh tế, mục tiêu của CSTT quốc gia trong giai đoạn đó. Thông qua tái cấp vốn, NHNN có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, thực hiện mục tiêu CSTT.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w